Thứ bảy 05/10/2024 15:10
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Nhật Bản đứng trước thách thức lớn về lực lượng lao động nước ngoài

05/07/2024 09:48
Đồng yen yếu đã làm giảm sức hấp dẫn của thị trường Nhật Bản đối với lao động nước ngoài, điều này làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt nguồn nhân lực.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Hôm 4/7, bộ phận nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ước tính với tốc độ hiện tại, năm 2040 sẽ có 5,91 triệu người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Con số này thiếu gần 1 triệu người so với lượng lao động cần thiết để duy trì mục tiêu tăng trưởng 1,24% hàng năm.

Khoảng cách cung - cầu này lớn gấp đôi ước tính trước đó của JICA năm 2022. Nguyên nhân là các nhà kinh tế điều chỉnh dữ liệu, khi tăng trưởng của các quốc gia cung cấp nhiều lao động cho Nhật Bản được dự báo chậm lại.

Họ giải thích kinh tế tăng trưởng đến một mức độ nhất định sẽ làm gia tăng lao động di cư đến các nước phát triển. Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Á hiện tăng chậm hơn so với 2022, khiến ít lao động muốn ra nước ngoài làm việc.

Một rào cản khác là đồng yen yếu đã làm giảm sức hấp dẫn của thị trường Nhật Bản đối với lao động nước ngoài, điều này làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt nguồn nhân lực.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số lượng lao động nước ngoài đã tăng 226.000 người trong 12 tháng tính đến tháng 10/2023, đạt mức kỷ lục 2,05 triệu người. Các quốc gia gửi lao động sang Nhật Bản ngày càng đa dạng, ngoài Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia xuất khẩu lao động chính.

Nghiên cứu của JICA ước tính sẽ có 225.000 lao động Việt Nam sang Nhật Bản vào năm 2030, tương đương 80% so với trước đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại sau đó, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động nước ngoài ngay cả khi dòng lao động từ Myanmar và các nước khác tăng lên.

Theo nghiên cứu của JICA, 62,3% lao động nước ngoài sẽ rời Nhật Bản trong vòng 3 năm, dựa trên dữ liệu từ Cơ quan dịch vụ di trú. Để lấp đầy khoảng trống này, Nhật Bản sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc thu hút lao động nước ngoài. Một phần của chiến lược này là việc Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ triển khai chương trình thực tập sinh nước ngoài mới, cho phép lao động có tay nghề thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi sang chương trình dài hạn. Chính phủ Nhật cũng đã mở rộng visa công việc sang nhiều lĩnh vực, đồng thời tuyên truyền để người dân chấp nhận lao động nhập cư dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Hàn Quốc và Đài Loan, những quốc gia cũng đang tìm cách thu hút lao động để bù đắp cho lực lượng lao động giảm sút. Giữ chân nhân tài cũng là một thách thức không nhỏ.

Tú Anh (t/h)

TAGS:

Tin bài khác
Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam

Doanh nghiệp liên quan phải gửi văn bản yêu cầu gửi câu hỏi điều tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng điều tra trên Công báo Hoàng gia Thái Lan.
VASEP: Quay lại quỹ đạo tăng trưởng, ngành thủy sản đang bứt tốc

VASEP: Quay lại quỹ đạo tăng trưởng, ngành thủy sản đang bứt tốc

VASEP dự báo rằng, nhu cầu từ các thị trường sẽ tiếp tục hồi phục, cùng với sự gia tăng về giá xuất khẩu, tạo động lực để ngành thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu.
Dự báo kém tích cực với xuất khẩu gỗ và lâm sản cuối năm

Dự báo kém tích cực với xuất khẩu gỗ và lâm sản cuối năm

Mặc dù xuất khẩu gỗ và lâm sản đang có những bước tiến vững chắc, nhưng quý 4/2024 được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn do ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có rớt giá?

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có rớt giá?

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ.
Đài Loan (Trung Quốc) sẽ kiểm tra từng lô hàng sầu riêng tươi và cải thảo Việt Nam

Đài Loan (Trung Quốc) sẽ kiểm tra từng lô hàng sầu riêng tươi và cải thảo Việt Nam

Sau bão Gaemi, khi nhu cầu rau quả tại Đài Loan gia tăng đột biến, buộc nước này phải nhập khẩu nhiều hơn sầu riêng Việt Nam để ổn định giá cả trong nước.