Thứ sáu 27/09/2024 16:34
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

27/09/2024 11:35
Giá cà phê Robusta đang có xu hướng tăng rất mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ không kéo dài.
aa
Giá cà phê hôm nay 24/9/2024: Cà phê nhân xô tăng cùng chiều với cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 25/9/2024: Cà phê trong nước và thế giới bật tăng mạnh mẽ Giá cà phê hôm nay 27/9/2024: Thị trường trong nước quay đầu tăng

Giá cà phê Robusta đang có xu hướng tăng rất mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ không kéo dài.Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, giá cà phê nhân Robusta xuất khẩu thời gian gần đây cao hơn giá cà phê nhân Abarica tới gần 1.000 USD/tấn, điều này chưa từng xảy ra từ trước đến nay. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự - nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN- đã chia sẻ như vậy với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập.
Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự - nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta đừng đầu thế giới. Trong những năm vừa qua, chất lượng cà phê Việt Nam đã được chú ý và được nâng cấp lên rất nhiều, chính vì thế các nhà rang xay họ dùng cà phê Robusta để chế biến ngày càng nhiều.

Người tiêu dùng biết đến cà phê Robusta có hương vị thơm, thơm nhẹ nhưng ngọt, khác với cà phê Robusta của các nước khác do khí hậu và thời tiết, thổ nhưỡng ở Việt Nam mới tạo ra được chất lượng cà phê đó.

Vừa qua, giá cà phê Robusta tăng lên cao hơn Arabica. Tình trạng tăng đột biến như vậy vì kho dự dữ của Robusta trên thế giới giảm đáng kể. Tiếp đến, do mùa vụ cà phê ở Việt Nam bị mất mùa và các nước khác cũng không được mùa nên giá cà phê Robusta bị đẩy tăng vọt lên so với trước kia do nguyên nhân nhau:

Thứ nhất là dự trữ cà phê Robusta giảm. Thứ hai là chế biến và tiêu thụ cà phê Robusta trên thế giới tăng do chất lượng cà phê của Việt Nam tốt hơn trước rất nhiều là những yếu tố để thúc đẩy giá cà phê tăng. Đây cũng là tình hình chung của thế giới, khiến giá cà phê cao vượt cả đỉnh của giá cà phê năm 1990 của thế kỷ trước.

Tình hình thời tiết không thuận lợi khiến giá cà phê được dự báo tiếp tục tăng cao. Là chuyên gia lâu năm trong ngành cà phê, ông có nhận định gì về biến động giá cà phê trong thời gian tới?

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Hiện nay xu hướng của thế giới là thế hệ trẻ thích uống cà phê hơn uống trà. Ngay như ở Việt Nam cũng có thể thấy, chưa có một thời gian nào mà lượng quán cà phê Việt Nam phát triển nhanh đến như thế, hầu như chỗ nào cũng có quán cà phê, thế hệ trẻ thế giới thích uống cà phê hơn uống trà, nhu cầu tiêu thụ mỗi một năm đều tăng lên cao.

Chất lượng cà phê Việt Nam ngày càng được nâng cao. Ảnh: CD
Chất lượng cà phê Việt Nam ngày càng được nâng cao. Ảnh: CD.

Thông thường, Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) dự báo tăng tùy năm, thường từ 2- 4%/năm nhu cầu tiêu thụ tăng. Trong khi đó, tác động biến động thời tiết, biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường của cà phê, ví dụ thời tiết nóng lên, có những vùng trước trồng được cà phê thì bây giờ không trồng được nữa. Riêng Việt Nam có yếu tố khác với các nước trên thế giới là có các cây khác trồng có hiệu quả hơn, nên Tây Nguyên họ chuyển sang trồng các loại cây trồng khác như sen, tiêu, bơ, sầu riêng… Điều này khiến diện tích không thay đổi nhưng mật độ cây thì giảm, dẫn đến sản lượng cà phê ở Việt Nam giảm khoảng trên 10%.

Trong xu hướng thời tiết cực đoan, lúc mưa lúc nắng thất thường nên ảnh hưởng đến cà phê ở Việt Nam rất nhiều. Đồng thời, việc chuyển đổi cây trồng cũng tác động đến cây cà phê, làm cho sản lượng cà phê Việt Nam giảm. Cà phê không chỉ dùng làm đồ uống, mà còn chiết lấy cafein để phục vụ cho ngành dược và các lĩnh vực khác, chính lý do đó cũng thúc đẩy tiêu thụ cà phê Robusta tăng lên.

Theo tôi, thời gian tới, xu hướng giá vẫn tốt, nhưng không phải tăng cao mãi vì cà phê phụ thuộc vào thời tiết nhiều hơn. Nếu thời tiết thuận lợi sẽ lại làm cho giá cà phê dịu xuống.

Thời điểm cao nhất, Robusta có giá trên 5.000 USD/tấn, Aribica cũng trên 5.000 USD/tấn, xu hướng trong thời gian tới, giao hàng tháng 1, 2, 3, 4, 5 trong năm 2025 giá không còn ở mức hiện tại mà dự đoán còn 4.800 – 4.900 USD/tấn. Như vậy, chúng ta thấy giá biến động theo nhiều yếu tố, thời tiết, cung cầu là những yếu tố tác động đến cà phê thế giới cũng như ở Việt Nam.

Thời điểm hiện nay tại Việt Nam, cà phê đang chuẩn bị bước vào niên vụ thu hoạch mới, ông có lời khuyên gì để người dân có thể có được lợi ích lớn nhất trong vụ cà phê này?

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Khi đang được giá, người nông dân đừng hái cà phê ương hoặc xanh, nên thu hoạch cà phê chín đẫy thì trọng lượng cà phê sẽ tăng, hương vị sẽ thơm hơn. Trong bối cảnh thời tiết thế này, người nông dân thì khi thu hoạch xong phải chú ý khâu chế biến, đừng để hạt cà phê đen.

Bên cạnh đó, người nông dân cũng cần theo sát biến động thị trường cà phê để quyết định thời điểm bán. Không nên vội vã bán, mà thu hoạch cà phê một vụ nhưng bán quanh năm, chọn thời điểm bán cho thuận lợi.

Đồng thời, người nông dân đừng bán theo kiểu cà phê Future (giao tương lai), tốt nhất bán theo kiểu tiền trao - cháo múc. Cà phê Future giá lúc lên xuống bấp bênh, được ứng một ít tiền mình chưa giao hàng đến khi giao hàng thì giá cà phê biến động nhiều quá dẫn đến người nông dân thua thiệt. Chúng ta đang bị chuyện bán Future, bán xa là bị tổn thất rất nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam nhiều năm bị trường hợp như vậy. Bây giờ họ rút kinh nghiệm rồi, họ mua được hàng mới bán chứ không bán khống như ngày xưa nữa.

Đối với các doanh nghiệp, để hướng đến xuất khẩu cà phê bền vững, cần các giải pháp ra sao, thưa ông?

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Doanh nghiệp cần điều chính học câu các cụ dạy từ xưa là hàng trao – cháo múc. Trong các loại giao dịch, cà phê có giao dịch Future – là bán khống từ trước, ví dụ bán trước 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm thì bây giờ hạn chế việc bán xa mà nên bán gần.

Đừng “mua quạ - bán quạ”, là nhìn vào đàn quạ rất đông trên trời nhưng chỉ bắt được vài con mà bán hết cả đàn thì kiểu gì cũng thua lỗ, mà như vậy không bền vững. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải liên kết với người nông dân, cùng hội cùng thuyền, tức là giúp người nông dân giải quyết vấn đề vốn, phân bón, chế biến, thị trường. Đồng thời, người nông dân phải trung thành với doanh nghiệp xuất khẩu, vì đã nhận tiền ứng thì phải giao hàng, phải có sự liên kết tự nguyện hay theo hợp đồng giữa nhà sản xuất với người nông dân, để đảm bảo người bán hàng có hàng để giao. Đừng để xảy ra trường hợp bán hàng rồi cuối cùng người nông dân lại không giao hàng, như vậy không thể phát triển bền vững được. Những chuyện phạt hợp đồng, mua bán hoặc mất uy tín không phải mỗi doanh nghiệp đó chịu mà mất uy tín với cả thị trường Việt Nam nữa.

Muốn phát triển bền vững phải giữ được chữ tín. Đồng thời phải liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu với người nông dân. Tiếp nữa là phải có vốn liếng để có lượng cà phê mua vào rồi mới bán ra, chứ đừng bán hàng quá xa khi không có hàng sẽ gặp rủi ro.

Doanh nghiệp cũng phải nắm vững thông tin dự báo sát về thị trường giá cà phê. Đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh chuyên nghiệp. Tăng cường đầu tư chế biến và xuất khẩu cà phê chế biến như rang xay, hòa tan, 3/1, 2/1… với giá trị cao.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin bài khác
Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Để tăng cường hiệu quả thu nợ, việc kết hợp nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại, sẽ là yếu tố quyết định thành công trong quản lý thuế của Việt Nam.
"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

Xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng thịnh hành, mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 với nhiều điểm mới, cơ bản hoàn thiện khung pháp lý cho việc lựa chọn nhà đầu tư trong các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.