Thứ tư 02/04/2025 01:11
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

12/09/2024 18:21
Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
Hoạch định chiến lược hợp tác phát triển thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc Xem xét thành lập Sở Giao dịch hàng hóa nếu vốn điều lệ thực góp từ 1.000 tỷ đồng Chuyên gia Lê Đức Thiện: Nhiều nhà đầu tư tài chính đang đánh bạc!
Ông Lương Tuấn Vũ - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi
Ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi.

- Lâu nay người trồng cà phê vẫn trong vòng luẩn quẩn được giá thì đổ xô trồng, rớt giá thì chặt bỏ cà phê để trồng cây khác. Ông có thể cho biết vấn đề này cụ thể hơn không?

- Ông Lương Tuấn Vũ: Người nông dân Việt Nam phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong suốt quá trình sản xuất. Thiên tai, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt... luôn rình rập đe dọa mùa màng, gây thiệt hại nặng nề. Chưa dừng lại ở đó, ngay cả khi đã có sản phẩm trong tay, họ còn phải lo lắng về giá cả, đầu ra thất thường. Vào thời điểm thu hoạch, giá nông sản thường bị ép xuống thấp, khiến người nông dân rơi vào tình cảnh "được mùa mất giá". Áp lực từ chi phí đầu tư như phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công... khiến họ buộc phải bán sản phẩm ngay cả khi giá thấp, chấp nhận thua lỗ để trang trải cuộc sống.

Hơn nữa, do thiếu thông tin và kiến thức về thị trường, người nông dân thường dựa vào kinh nghiệm và tập quán canh tác truyền thống. Điều này dẫn đến tình trạng "trồng theo phong trào", ồ ạt xuống giống khi giá một loại nông sản nào đó tăng cao, để rồi "khóc ròng" khi đến vụ thu hoạch, giá giảm sâu. Vòng luẩn quẩn "trồng - chặt" này không chỉ gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho nông dân mà còn gây bất ổn cho cả nền nông nghiệp.

Câu chuyện này của người nông dân nói chung lại càng đúng với người trồng cà phê. Họ không chỉ “trông trời, trông đất, trông mưa”, đến khi có sản phẩm còn trông giá. Mà giá cả thì thất thường, đến khi thu hoạch đa số giá bị ép xuống rất thấp, nhưng vì nhu cầu trang trải chi phí nhân công, phân bón nên dù giá thấp người dân vẫn phải bán. Do vậy, người trồng cà phê hầu như không có cơ hội chờ được giá cà phê lên cao.

- Chẳng lẽ chúng ta không có một công cụ hay giải pháp hữu hiệu nào hỗ trợ người trồng cà phê giảm bớt khó khăn, tận dụng cơ hội giá lên của thị trường cà phê?

- Ông Lương Tuấn Vũ: Đây là một câu hỏi khó nhưng rất có ý nghĩa. Tuy nhiên để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần làm quen với khái niệm về thị trường giao dịch hàng hóa, vốn đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay trên thế giới.

Với thị trường giao dịch hàng hóa thì người nông dân những nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản… đã biết sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn bán trước, định trước lợi nhuận rồi mới đi vào sản xuất, không như ở nước ta thấy giá cao đổ xô đi sản xuất, đến khi thu hoạch giá rẻ lại chặt đi rồi trồng các loại cây trồng khác khiến nền nông nghiệp phát triển không bền vững.

Ở những nước phát triển, người ta sẽ phân tích đất, khí hậu, thổ nhưỡng, một vùng đất sẽ phù hợp để trồng loại cây gì rồi mới đi trồng cây để được năng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất. Những cái chưa lường được hoặc khó lường, trong đó có giá cả thì người nông dân thế giới sẽ “căn” những năm giá cà phê có giá cao nhất rồi họ sử dụng các hợp đồng phái sinh ở trên sàn để mượn hàng mà họ sẽ sản xuất ra với giá cao cho 2 - 3 năm tới. Tức là, trong 2 - 3 năm tiếp theo họ chỉ tập trung sản xuất, đầu tư làm sao cho năng suất cao để được lợi nhuận cao nhất. Còn người nông dân Việt Nam thấy trồng rẻ thì đầu tư, đến khi lỗ thì bỏ mặc, không đầu tư nữa hoặc cực đoan hơn là chặt đi trồng cây khác, nên cứ mãi quanh vòng luẩn quẩn.

- Nhiều chuyên gia cho rằng, vẫn đang tồn tại sự thiếu gặp nhau về lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh cà phê và người trồng. Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này?

- Ông Lương Tuấn Vũ: Lâu nay phía sau câu chuyện này tồn tại hai bài toán khiến cho lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh cà phê và người trồng cà phê không thể gặp nhau, mà có thể nói là mang tính đối nghịch nhau.

Để dễ hiểu có thể lấy một ví dụ như sau: Bài toán thứ nhất là thời điểm hiện nay (tháng 9/2024) giá cà phê tăng cao. Việt Nam - nước dẫn đầu thế giới về cà phê Robusta- sẽ thu hoạch rộ vào tháng 11 và 12. Nếu các nhà đầu cơ thế giới nắm được nguồn cung sẽ tăng đột biến dẫn đến việc trước kỳ thu hoạch thường ép giá xuống rất mạnh.

Nếu như hiện tại người nông dân muốn “chốt” giá ở mức 120 ngàn đồng/kg để chắc lợi nhuận cho sản xuất thì sẽ lên sàn giao dịch mượn hàng bán. Đến khi thu hoạch giá xuống còn 80 ngàn đồng/kg thì đã lãi 40 ngàn đồng, cộng với giá 80 ngàn đồng giá bán thật. Về tổng thể vẫn lãi như khi bán với giá 120 ngàn đồng/kg. Rõ ràng là với công cụ sàn giao dịch lợi nhuận sẽ ổn định hơn.

Bài toán thứ hai, ví dụ người nông dân có thể thu về 10 tấn cà phê song do một số lý do, cà phê để ở kho gia đình thì không yên tâm mà gửi doanh nghiệp lại lo doanh nghiệp phá sản. Một ví dụ nữa, doanh nghiệp mua cà phê giá 80 ngàn đồng/kg trong khi nông dân kỳ vọng giá lên 120 ngàn đồng/kg. Người nông dân vẫn bán 10 tấn cà phê hàng thật và thu về 800 triệu đồng. Trong đó để ra 600 triệu đồng gửi ngân hàng, còn 200 triệu đồng đem lên sàn mua lại 10 tấn với giá 80 ngàn đồng/kg. Khi giá lên 120 ngàn đồng thì riêng hàng trên sàn đã lãi 40 ngàn đồng/kg, cộng với giá thực 80 ngàn đồng/kg đã bán, như vậy vẫn chốt lãi ở mức giá 120 ngàn đồng/kg - đúng như kỳ vọng.

Trong khi đó, nếu người dân gửi cà phê cho doanh nghiệp thì ứng lại 70% cà phê và chịu lãi suất 1%/tháng. Còn doanh nghiệp biết tận dụng vốn cà phê gửi của người nông dân để cho vay thì sẽ nhận được số tiền này.

Vây nên lợi ích của nông dân trồng cà phê và doanh nghiệp kinh doanh cà phê đang đối nghịch nhau. Nhưng nếu nông dân hay doanh nghiệp biết tận dụng công cụ tài chính này thì đều kiếm được lợi nhuận an toàn và giảm thiểu tối đa rủi ro.

. -Việt Nam hiện đã có Sở Giao dịch hàng hóa, liệu đây có phải là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp và người trồng cà phê tìm ra “điểm hẹn” khi giá cà phê lên cao hay không?

- Ông Lương Tuấn Vũ: Ở Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa đươc thành lập tháng 4/2006. Nghị định số 51/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã cho phép Sở Giao dịch hàng hóa được liên thông với các Sở hàng hóa trên thế giới. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với kênh đầu tư hàng hóa với thế giới - để người nông dân có cơ hội để phòng vệ giá trên sàn giao dịch.

Câu chuyện về hai bài toán giá cả ở trên chính là minh họa cho phương cách mà nông dân ở các nước phát triển đã áp dụng từ lâu, họ "định trước lợi nhuận" trên sàn giao dịch, rồi mới yên tâm sản xuất. Nhờ đó, họ luôn có được sự ổn định và thịnh vượng, không còn bị lệ thuộc vào sự may rủi của thị trường.

Đồng thời đây cũng còn là công cụ hiệu quả có thể giúp người nông dân Việt Nam làm chủ thị trường, biến những rủi ro thành cơ hội, từ đó xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng và bền vững. Đồng thời doanh nghiệp cũng được chia sẻ lợi ích mà không còn phải đối nghịch với nông dân trồng cà phê.

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam bắt đầu hoạt động mạnh vào tháng 4/2018, sau khi có Nghị định số 51/2018/NĐ-CP (ngày 9/4/2018) của Chính phủ.

Xin cảm ơn ông!

Tin bài khác
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng cần đóng vai trò dẫn dắt trong việc hợp tác và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, như TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh trên KTSG Online, sự phát triển này không thể thiếu tư duy kinh tế thị trường. Nếu thiếu tư duy kinh tế thị trường đúng đắn, kinh tế tư nhân không chỉ bị kìm hãm mà còn có thể gây ra những bất ổn kéo dài.
TS. Võ Trí Thành: Ngành xây dựng tiếp thu công nghệ tốt nhưng cần tiến xa hơn

TS. Võ Trí Thành: Ngành xây dựng tiếp thu công nghệ tốt nhưng cần tiến xa hơn

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, ngành xây dựng Việt Nam đã tiếp thu công nghệ rất tốt, nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển công trình số và công trình xanh.