Thứ ba 01/07/2025 08:58
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Nhóm thương nhân phân phối xăng dầu và thương nhân bán lẻ xăng dầu phản ứng mạnh trước những quy định chưa mang tính thị trường của dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu. Chuyên gia nói gì?
Bài liên quan
Bộ Công Thương lấy ý kiến sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?
Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong

Chia sẻ xung quanh vấn đề này với phóng viên tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng cần điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước bởi: Xăng dầu là mặt hàng nằm trong diện bình ổn giá theo Luật giá (sửa đổi) đã Quốc hội đã thông qua chiều ngày 19/6/2023, với tỷ lệ 92,91% đại biểu có mặt tán thành.

Cụ thể, tại Điều 17, Chương IV của Luật giá 2023 đã quy định hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá của Luật Giá (sửa đổi) gồm 9 mặt hàng: Xăng, dầu thành phẩm; Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; Thóc tẻ, gạo tẻ; Phân đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; Vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Thuốc bảo vệ thực vật; Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm hàng đầu trên thế giới và của mỗi quốc gia trong kỷ nguyên văn minh dầu mỏ hiện nay. Trong xu hướng toàn cầu hoá, giá xăng dầu thế giới chịu ảnh huởng tổng hợp và trực tiếp của rất nhiều yếu tố phức tạp, nhất là chi phí sản xuất-lưu thông, quan hệ cung-cầu trên thị truờng xăng dầu, đặc biệt là tình hình phát triển kinh tế, những căng thẳng trong quan hệ chính trị và quân sự quốc tế; Đồng thời, giá xăng dầu trong mỗi nước ngày càng lệ thuộc vào giá cả thế giới, cũng như vào các yếu tố văn hoá và địa lý cụ thế ở mỗi khu vực, quốc gia. Trong bối cảnh đó, là một nước có quy mô nhập khẩu xăng dầu lớn và đang chuyển mạnh sang cơ chế thị truờng, giá xăng dầu ở Việt Nam cũng ngày càng tuỳ thuộc vào sự lên xuống của giá cả xăng dầu thế giới.

“Bởi vậy, hiện tại, cần điều hành giá xăng dầu theo giá thị trường vì Việt Nam phụ thuộc vào nguồn cung xăng dầu thế giới và Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy đủ; Đồng thời, cần có sự quản lý nhả nước, không thể thả nổi hoàn toàn giá xăng dầu vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện và cơ bản Nhà nước vẫn đang độc quyền, mặt hàng xăng dầu là thiết yếu và có ảnh hưởng nhạy cảm lớn đến nền kinh tế, nên cần kiểm soát giá tránh biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, vì lợi ích nhóm, hài hoà lợi ích trong kinh doanh xăng dầu”, ông Phong nhấn mạnh.

Về những hạn chế và hệ luỵ trong cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay, TS.Nguyễn Minh Phong cho biết: “Có lẽ ít nơi nào trên thế giới mà giá xăng dầu lại đã và đang có nhiều “ẩn số” và chứa đựng nhiều thông điệp như ở Việt Nam”.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, thực tế cho thấy, việc quản lý giá xăng dầu có liên quan tới sự minh bạch của môi trường đầu tư và triển vọng lạm phát, cũng như ảnh hưỏng mạnh tới lòng tin của xã hội vào uy tín, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước…

Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy, người tiêu dùng ít hoặc không bức xúc về số lượng và mức những khoản thu thuế qua giá xăng dầu cho ngân sách nhà nước để chi dùng vì lợi ích chung của quốc gia. Những khoản thu này là cần thiết để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, khuyến khích tiết kiệm tiêu dùng xăng dầu trong xã hội với tư cách một tài nguyên không tái sinh và là nguồn phát thải ô nhiêm môi truờng lớn; đặc biệt, người dân cũng hiểu rằng khó cắt giảm những khoản thu thuế xăng dầu trong bối cảnh có sự sụt giảm các nguồn thu khác do các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, trong khi nhu cầu chi tiêu công cho ổn định vĩ mô, hỗ trợ doanhn ghiệp và bảo đảm an sinh xã hội, cũng như xây dựng và bảo vệ tổ quốc đang chịu nhiều áp lực như hiện nay.

Người dân cũng không đòi hỏi nhà nước phải bao cấp và luôn giữ ổn định giá xăng dầu bất chấp giá cả thế giới nhiều biến động.

Người dân chỉ băn khoăn: Tại sao mà lúc nào doanh nghiệp và đại lý kinh doanh xăng dầu cũng kêu lỗ trong khi nắm độc quyền kinh doanh một thị truờng hết sức hấp dẫn về tiềm năng lợi nhuận và giá bán lẻ xăng dầu trong nước hiếm khi nào thấp hơn giá bán lẻ trung bình khu vực và thế giới? Tại sao giá xăng dầu tăng giảm không cùng chiều và cùng tốc độ với giá xăng dầu thế giới, mà thuờng tăng thì nhanh và mạnh, còn khi giảm thì chậm và nhỏ giọt ít hơn so với thời điểm và mức giá thế giới? Liệu lợi ích của độc quyền kinh doanh xăng bán với giá cao đó có vào túi ngân sách nhà nước để chi tiêu hiệu quả cho lợi ích công cộng? Thậm chí, nhiều chuyên gia còn lo ngại rằng, duờng như cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay đang có lỗ hổng lớn và tạo sự lạm dụng, có thể tạo nguy cơ biến lợi nhuận và độc quyền kinh doanh nhà nước thành độc quyền và lợi nhuận kinh doanh cuả doanh nghiệp, vì lợi ích nhóm, cục bộ,…?

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?
Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?/ Nguồn ảnh TNO

Đặc biệt, điều ngộ nhận nguy hiểm là giãn cách mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu đã được “hiểu mù mờ” vô tình hay cố ý theo nghĩa rằng cứ sau mỗi chu kỳ là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lại đuợc toàn quyền điều chỉnh-tăng giá bất chấp giá cả thế giới lên hay ổn định?! Điều này đã kéo theo một loạt hệ luỵ tiêu cực, như sự gia tăng các hiện tuợng găm giữ chờ giá cao, tạo khan hiếm xăng dầu giả tạo trên thị truờng, thậm chí xuất hiện dạng tội phạm mới như “mua-bán khống” xăng dầu với khối lượng lớn truớc đợt tăng giá xăng kế tiếp, gây hiện tuợng đầu cơ, “đục nước béo cò’, hiện tuợng tăng giá “té nước theo mưa” và tâm lý bất ổn thị truờng, phá hoại chính sách và mục tiêu quản lý nhà nước nói chung, trong lĩnh vực quản lý xăng dầu nói riêng…

“Điều cần nhấn mạnh rằng, sự thiếu minh bạch thị truờng và quản lý giá xăng dầu theo hướng không thể dự báo được khiến cho mỗi khi giá xăng dầu tăng sẽ trực tiếp và gián tiếp khởi động một vòng xoáy lạm phát đan xen phức tạp và bị nhân bội bởi các chiêu tung tin đồn thất thiệt và đầu cơ ở Việt Nam. Điều này khiến cho mức ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu đến lạm phát thực tế sẽ luôn lớn vượt hơn bất cứ sự tính toán nào. Đồng thời, điều đó cũng có nghĩa là uy tín và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với giá xăng dầu nói riêng, giá cả thị trường và nền kinh tế vĩ mô nói chung chưa đạt đựoc yêu cầu đề ra”, ông Phong phân tích.

Trước câu hỏi định hướng điều chỉnh cơ chế quản lý giá xăng dầu thời gian tới nên như thế nào? TS.Nguyễn Minh Phong chỉ rõ: Thực tế cho thấy, cần tiếp tục chấn chỉnh lại quản lý giá xăng dầu theo hướng minh bạch và có tính thị trường, lành mạnh, phù hợp cam kết và thông lệ thế giới hơn; cho phép và buộc doanh nghiệp điều chỉnh tăng-giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước phải phù hợp với xu hướng, thời điểm và mức tăng - giảm của thị truờng xăng dầu thế giới; tăng cường giám sát, kiểm toán và công khai các khoản chi phí, lãi định mức phù hợp thực tế, xử phạt nghiêm và kịp thời các sai phạm, như các hiện tuợng găm giữ hàng chờ giá cao, “mua-bán khống” xăng dầu, tạo khan hiếm xăng dầu giả tạo trên thị truờng và các hiện tuợng đầu cơ, “đục nước béo cò’, cũng như các hiện tuợng tăng giá “té nước theo mưa” và tâm lý bất ổn thị truờng truớc các đợt tăng giá; đồng thời, đảm bảo trách nhiệm giải trình và đề cao trách nhiệm xã hội của ngành, đơn vị kinh doanh xăng dầu; nhất là bảo đảm không biến độc quyền và lợi nhuận kinh doanh nhà nước thành độc quyền và lợi nhuận kinh doanh cuả doanh nghiệp, thậm chí vì lợi ích nhóm, cục bộ.

Hơn nữa, nên cho phép các doanh nghiệp phân phối mua hàng của nhau để tạo cơ chế điều hoà nguồn cung trong nước, tránh nơi thừa nơi thiếu phải đóng của quầy bán như vừa qua; Đồng thời, còn giúp tạo sức cạnh tranh về giá và phát triển thị trường xăng dầu trong nước giữa các đầu mối nhập khẩu và nhà cung cấp, phân phối xăng dầu…

Tóm lại, nên cho phép mua bán xăng dầu tự do trong nước, từng bước tiến tới tự do nhập khẩu cạnh tranh xăng dầu để tạo cạnh tranh và phát triển thị trường xăng dầu trong nước.

Ông Phong thông tin thêm: Mới đây, việc Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã khẳng định sẽ trình 2 phương án giá lên Chính phủ (trong đó có phương án doanh nghiệp tự định giá); sẽ báo cáo Chính phủ về việc doanh nghiệp phân phối có ý kiến đề xuất muốn được mua hàng của nhau là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, thể hiện sự cầu thị và khách quan trong quản lý Nhà nước của ngành Công Thương đối với mặt hàng xăng dầu. Đây cũng là minh chứng mới và thuyết phục về những nỗ lực ngày càng nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quản quản lý nhà nước của BCT nói chung, đối với xăng dầu nói riêng. Còn về việc cho phép doanh nghiệp tự định giá xăng dầu, trước mắt, Nhà nước chỉ cho phép tự định giá bán trong khung giá Nhà nước quy định, chứ không thả nổi hoàn toàn. Việc thả nổi giá xăng dầu trong nước chỉ thực hiện sau khi độc quyền kinh doanh xăng dầu của Nhà nước được dỡ bỏ hoàn toàn, tức quy trình tự do hoá giá cả cần đi sau quy trình tự do hoá cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu.

Ngoài ra, nên loại bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu và nghiên cứu đổi mới căn bản cơ chế hoạt động và quản lý Quỹ này theo hướng lập Quỹ an ninh năng lượng Quốc gia tập trung bằng vật chất, nằm trong hệ thống dự trữ chiến lược quốc gia, độc lập và tách khỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu.

Những việc làm đó là cần thiết để quản lý giá xăng dầu trở nên minh bạch hơn, tạo đồng thuận xã hội cao, góp phần tích cực kiềm chế vững chắc lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hoàn thiện thể chế của một Nhà nước pháp quyền mà Việt Nam đang hướng đến trong quá trình đổi mới và hội nhập toàn diện…, theo TS. Nguyễn Minh Phong.

Tin bài khác
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.
TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

Theo TS. Trần Xuân Lượng quản lý tốt đất công nghiệp, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo môi trường minh bạch, doanh nghiệp tiếp cận đất đai hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá cho rằng, muốn nâng tầm thương hiệu quốc gia, Việt Nam phải đổi mới tư duy, nâng chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh và đào tạo nguồn nhân lực.