Đó là ước mong của tôi, là tôi muốn đào tạo ra những đứa trẻ phát triển toàn diện, cả đức lẫn tài. Đặc biệt tôi chú trọng chữ Đức. Và hình ảnh dễ hiểu về Tâm trí lực là nuôi dậy một đứa trẻ giống như trồng một cây lâu năm. Cây thì phải bắt đầu từ gốc rễ. Điều đấy tại nhà trường và môi trường gia đình thì các thầy cô cha mẹ cũng có dạy nhiều về lí thuyết nhưng ở Group Tâm trí lực chú trọng vào thực hành mới ra kết quả. Vậy nên Tâm trí lực với mục tiêu là xây dựng cho các con phát triển từ gốc rễ, tức là từ chữ đức đi lên. Bằng hệ thống bài tập, ngày nào các con cũng làm những bài tập đó rồi sau đó mới tạo ra kết quả là một đứa bé mà nó khoẻ mạnh và biết ơn cha mẹ, có phương pháp học tập.
Ví dụ như ngày nào học trò của mình cũng đi từ 5000 bước chân trở lên, ngày nào cũng làm tối thiểu một việc nhà cùng với cha mẹ, ngày nào cũng phải làm tối thiểu một việc tốt cho ai đó xung quanh, đấy là những bài tập và theo từng giai đoạn đào tạo. Còn phẩm chất của các con trong hệ thống rèn luyện là mỗi tháng các con rèn một đức tính. Ví dụ như rèn đức tính cân bằng thì tháng đó các con sẽ ăn uống chừng mực không được ăn đến mức thở không nổi, như vậy sẽ hình thành thói quen sau này đi kiếm tiền thấy tiền cần thiết quá rồi lao đi kiếm mãi không dừng, sài không hết vẫn lao đi thì điều này sẽ mất đi sự cân bằng.
Một trong những đức tính làm con người ta có cuộc sống khoẻ mạnh an vui là đức tính chừng mực. Thầy rèn cho con gốc rễ. Thầy rèn cho con cái thân và thầy rèn cho con cái tài. Cái tài là thứ mà người ta nhìn thấy nhưng nó chỉ là cành lá thôi còn cuộc đời con người thầy phải rèn cho con cái đức rất là kỹ thì con sẽ ra được những quả ngọt. Mình hướng đến con phải là đứa trẻ khoẻ mạnh về thể xác, tinh thần an vui, tiền bạc sung túc. Con phải có trái tim nhân ái yêu thương mọi người xung quanh và biết ơn họ. Đó là những giá trị kết tinh của Tâm trí lực. Nhờ vậy mà mình đã tạo ra nhiều đứa trẻ mà phụ huynh rất hài lòng và ủng hộ chia sẻ nên Tâm trí lực phát triển.
Như tôi vừa nói chữ Tài là thứ người ta nhìn thấy được. Vừa rồi học trò của Tâm trí lực là Phương Trinh vừa mới xác lập kỷ lục thế giới của người Pháp nắm giữ mấy năm nay. Phương Trinh đã phá được kỷ lục của họ về siêu trí tuệ và được truyền thông Pháp đưa tin, đó là chữ Tài. Phương pháp trí nhớ thì tôi gọi đó là chữ Tài nhưng trong hệ thống đào tạo của Tâm trí lực thì tôi gọi đó là cành lá. Còn những việc như con cái hiếu thảo với cha mẹ đâu có đưa lên truyền thông đâu. Đối với tôi, những thành tích mà truyền thông đưa lên về siêu trí nhớ đó chỉ là một phần thôi, còn muốn đứa trẻ tỏa sáng được là do mình cùng cha mẹ dạy các con cách sống cân bằng nên khi con tham gia đấu trường mới có thể đạt thành tích xuất sắc như vậy. Những đứa trẻ này được tôi dạy rất kỹ từ gốc lên đến thân nên tài của từng con mình biết, chỉ khi con được phát triển toàn diện thì trí tuệ của con mới toả sáng được. Chính vì thế, có đứa trẻ đến giờ rất kiệt xuất nhưng thực ra điểm xuất phát lại là những đứa bé rất bình thường.
Chúng tôi ngoài việc dạy các tuyển thủ đi thi thế giới thì cái mà tôi tâm đắc và dồn nhiều công sức nhất chính là chương trình trường online tại Việt Nam. Tôi đã đem toàn bộ sách giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12 của Bộ Giáo dục yêu cầu dạy trên đất nước là 3 bộ sách Cánh Diều, Chân Trời Sáng Tạo và Kết Nối Tri Thức. Tôi đã đem toàn bộ 3 giáo trình lên một phần mềm có tên là 5 phút thuộc bài. Chương trình này giúp các con học toán, lý, hóa, văn, sử, địa. Tôi chuyển thành ứng dụng 5 phút thuộc bài song ngữ bao gồm cả tiếng anh và tiếng việt rất hay. Các con học rất nhẹ nhàng. Hiện nay chúng tôi có khoảng 300 ngàn gia đình đang cho con học mỗi ngày bằng chương trình này. Đó chính là ứng dụng thực tế để rèn về siêu trí nhớ. Còn việc rèn luyện trí nhớ để lấy huy chương thì Tâm trí lực chỉ có một đội nhóm nhỏ mười mấy bạn. Tâm huyết nhất, giá trị lớn nhất của Tâm trí lực đào tạo về phần rèn trí nhớ mà cộng đồng nhìn thấy đó là phương pháp học làm chủ trí nhớ của mình, đó chính là chìa khóa.
Vâng đúng vậy, từ năm 2014 lúc đó tôi thấy con mình mỗi ngày đi học nó mang cái cặp rất nặng và trông rất tội nghiệp. Tôi tự thấy sao hồi xưa mình đi học mình đâu có vậy đâu, đi học rất ít và mình có tuổi thơ rất vui sao con mình giờ học khổ quá. Vậy có cách nào hay không? Lúc đó, tôi bắt đầu tìm hiểu thì được biết các trường quốc tế người ta cũng dạy lớp trẻ lớp 1, 2 nhưng người ta không dạy cực như vậy. Sau đó tôi bắt đầu tham gia các chương trình của các trường quốc tế tuyển sinh và tìm hiểu về các phương pháp mà họ dạy cho trẻ. Và tình cờ tôi được giới thiệu đến một lớp, có ông thầy người Ấn Độ qua dạy cho mình cách siêu trí nhớ học gì cũng chỉ cần búng tay là thuộc. Tôi tới lớp đó học, thấy ông ấy ghi 50 con số xong ông nhớ luôn trong khi mình 10 số đầu còn chưa nhớ. Lúc ấy, tôi mới nghĩ không lẽ trên đời có người khủng khiếp vậy. Ông ấy nói là cái này ai cũng làm được hết và tôi mong muốn ở đất nước các bạn cũng được học phương pháp này. Ngay lập tức, tôi nhanh chóng đăng ký học. Và sau khi học, thì ông có phân tích cho tôi hiểu về bộ não con người, nó có cấu trúc thế nào, vận hành ra sao. Tôi càng nghe càng mong muốn con mình thành tài.
Sau khi học xong, tôi bắt tay vào luyện trong 6 tháng và năm 2015 tôi lập kỷ lục Việt Nam về nhớ 500 số. Và khi tôi lập kỷ lục như vậy thì mọi người biết tới tôi. Từ đó, tôi bắt đầu có hành trình dạy nhiều lớp hơn rồi các tập đoàn công ty mời. Có nhiều người nói rằng tôi bị làm sao thì mới giỏi như vậy chứ người bình thường sao giỏi vậy được. Lúc đó, tôi quyết tâm sẽ dạy học trò của mình để cũng có thể giỏi như vậy. Tôi tập hợp mấy đứa nhỏ lại và gọi là lớp đệ tử ruột, coi chúng như con ruột. Hằng ngày, ngày nào cũng ăn và chơi với nó. Giống như Phương Trinh vừa rồi phá kỉ lục về siêu trí nhớ và chương trình về siêu trí tuệ của Việt Nam mời học trò của tôi tham gia cuộc thi. Từ ấy, phụ huynh cũng biết tới tôi nhiều hơn.
`Tôi cũng nghĩ nếu mình cứ mãi rèn luyện về siêu trí nhớ như vậy thì rất bình thường. Nên đến năm 2019, tôi quyết tâm làm gì đó mà ứng dụng vào trường học. Lúc đó, hội bạn tôi mới kéo tôi ra Phú Quốc, lên kế hoạch cho bộ giáo trình từ lớp 1 đến lớp 12 của Bộ Giáo dục. Tôi có gọi một số thầy cô tới và nói họ giảng một bài không được quá 15 phút. Lúc ấy họ mới bảo 45 phút còn chưa xong sao 15 phút xong được. Nhưng tôi nói là có phương pháp. Tôi đã đi rất nhiều quốc gia và lĩnh hội được nhiều thứ. Tôi sẽ truyền lại cho các thầy cô. Lúc ý thầy cô một số người vẫn không tin. Và thực chất bây giờ bài giảng của Tâm trí lực chỉ có 5-7 phút, bài dài nhất là 15 phút. Tôi cũng đưa một số game vào cho các con học. Bạn bè tôi cũng khuyên răn cẩn thận người nước ngoài họ quen rồi mới học được chứ người Việt Nam chưa quen. Có người không ủng hộ về chuyên môn, có người không ủng hộ về kinh doanh nhưng tôi vẫn kiên trì làm. Tôi tin rằng người nước ngoài làm được thì người Việt Nam cũng làm được. Nhất định một ngày nào đó, người Việt Nam cũng như mọi người trên thế giới đều thích những cái nhẹ nhàng tiện lợi hiện đại, kể cả việc học. Và bây giờ cũng đã có khoảng 300 ngàn gia đình đang sử dụng ứng dụng 5 phút thuộc bài, vừa qua đã kỉ niệm sinh nhật 3 tuổi của phần mềm này. Tôi cũng đặt mục tiêu 2024 sẽ có 1 triệu học sinh sử dụng phần mềm này, đã có 53/63 Sở Giáo dục trên cả nước mời chúng tôi về tập huấn cho giáo viên. Ban đầu họ cũng không chịu, mình nói họ cũng nghe nhưng họ không cần. Tôi vẫn kiên trì và đến thời điểm này tôi đã làm được. Kết quả hiện nay, tôi xem như đây là một công việc mà Tâm trí lực được đóng góp cho công trình chuyển đổi số quốc gia và đóng góp cho xã hội.
Tôi ủng hộ quan điểm là mọi thứ thay đổi phải bắt đầu từ tư duy, rồi từ đó mới có thể thay đổi hành động. Hiện nay, tôi liên tục có các chương trình trò chuyện kết nối cùng thầy cô để đâu đó mình cũng có thể chia sẻ thêm với thầy cô. Tại sao có những đứa trẻ có kết quả học không tốt, hay đang học lại nhìn ra cửa sổ? Khi chứng kiến điều đó, nhiều thầy cô cho rằng những đứa trẻ này không yêu việc học, không biết thương cha mẹ, không biết quý trọng những gì thầy cô dạy. Nhưng khi hiểu hết sự vận hành của não bộ, tôi biết được rằng những đứa bé đó nơ ron của nó nằm ở khu vực sáng tạo quá cao, dẫn tới xu hướng dễ mất tập trung. Vì vậy, muốn bé học giỏi thì mình phải dành ra từ 5-10 phút, phải làm một hoạt động gì đó gọi chúng về. Ví dụ thấy chúng ngồi mơ màng, mình phải gọi và hỏi lại xem chúng có đang nghe mình nói gì không. Nếu thấy chúng chưa nghe tức là chúng đang bị mất tập trung, những đứa trẻ đó bản chất rất thông minh nhưng có điều là dễ dàng mất tập trung thì người làm sư phạm phải lôi được sự tập trung của chúng bằng cách nhấn mạnh “tập trung nào con” hay “phần này quan trọng này con cần tập trung vào” thì lúc ấy chúng sẽ cảm thấy được yêu, cảm thấy được giúp đỡ, chứ không nên phê bình đứa bé sẽ cảm thấy bị tổn thương bởi thực chất nó chỉ bị mất tập trung thôi. Hoặc có những đứa trẻ nơron nằm nhiều ở thủy đỉnh phải thì sẽ là đứa trẻ rất năng động và nó khó ngồi im được mà thích chạy nhảy liên tục. Vậy thì lúc ấy nếu mình cứ để đứa trẻ ngồi yên 45 phút mà không có hoạt động gì vận động cho đứa bé đó thì nó chắc chắn sẽ bị áp lực trong việc học, cảm thấy việc học rất mệt mỏi. Nó sẽ cảm thấy như thiếu đi oxi. Khi thầy cô không cho chúng vận động thì não chúng sẽ tìm cách vận động bằng việc nghịch đồ dùng học tập hoặc trêu các bạn. Nếu thầy cô hiểu được bản chất của những đứa trẻ đó thì sẽ không chỉ trích đứa trẻ đó nữa mà sẽ biết là phải dạy theo một cách khác. Hoặc thậm chí có những đứa trẻ khi về nhà phải vừa nghe nhạc mới cảm nhận được niềm vui trong học tập. Cha mẹ không có xu hướng cảm thụ âm nhạc nhưng con mình khi sinh ra não bộ phát triển theo hướng nghệ thuật, dẫn tới nó thích ngồi nghe nhịp điệu gì đó vui mới có thể dễ học. Vậy con mình mở nhạc mà vẫn có thể học thuộc vẫn học bài đúng giờ thì mình nên để con được làm theo cách nó muốn chứ không nên cấm cản....
Muốn con người được tự do thì cần hiểu về sự khác biệt của bộ não con người. Thực ra không ai giống ai hết, chúng ta có những điểm giống nhau và cũng có những điểm khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần phải có sự phối hợp, cần phải có sự giúp đỡ lẫn nhau. Khi thấy một đứa bé chỉ được 6 điểm toán thì phải thấy là hết sức bình thường vì có thể đứa bé này sinh ra không phải để học giỏi toán, đứa này có thể sinh ra để học giỏi âm nhạc, hay ngôn ngữ,… Mình cần tôn trọng việc tạo ra sự khác biệt và mục tiêu cuối cùng là tạo ra những đứa trẻ khỏe mạnh, sống cuộc đời an vui, có trái tim nhân ái, đó cũng là triết lí giáo dục của Tâm trí lực. Điều quan trọng mà tôi muốn nói là cần hiểu được sự khác biệt và tôn trọng nó, đó chính là sự tự do. Đừng bắt đứa trẻ phải giỏi một môn học trong khi có thể đó không phải sở trường của nó. Nó chưa giỏi ở môn nào đó, thì chắc chắn sẽ giỏi môn khác. Trong sự nghiệp dậy học của tôi, tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào là bất tài hết mà chỉ có cha mẹ lại bắt con cái giỏi thứ mà nó không muốn.
Có những đứa trẻ, khi về nhà học toán chỉ được 5,6 điểm nhưng khi đứng trước 500 người lại chia sẻ kiến thức rất hào hứng. Lúc đó phụ huynh lại chia sẻ rằng “thầy ơi nó chỉ được cái miệng thôi”. Điều này khiến tôi phải thốt ra rằng: “Trời ơi, cái miệng cũng là tài năng mà”. Đây là tài năng của trẻ mà cha mẹ thường xuyên không đánh giá đúng. Khi cha mẹ không thể nhận ra giá trị của tài năng của con, đứa trẻ khó có cơ hội phát triển đầy đủ. Tài năng thường được hình thành và phát triển thông qua sự nhận thức và công nhận của người khác. Những bậc cha mẹ hiểu rõ điều này sẽ giúp con phát triển tốt hơn. Khi được công nhận, đứa trẻ sẽ trở nên hào hứng và có động lực cao, từ đó sống một cuộc sống tự do và tự chủ. Quan trọng là sự tự do này vẫn phải tồn tại trong một khuôn khổ và sự cân bằng, giúp đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người.
Khi tôi nghiên cứu về não bộ, thì các thầy của tôi có chia sẻ với tôi là có những người sinh ra nơ ron họ rất mạnh bên bán cầu não trái nên họ sẽ thuộc giới chuyên gia, có những người nơ ron nằm bên phải nên họ thuộc về nhóm thương gia. Nên ngoài việc dạy cho các con về học thuật để có những phương pháp, nền tảng để khi học gì thì việc học cũng sẽ rất nhẹ nhàng để con có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà con lựa chọn. Ví dụ với những người học piano cả tuần mới nhớ đc một bài nhưng có những người chỉ cần học một buổi đã có thể nhớ dễ dàng thì tôi sẽ cung cấp cho các con phương pháp nhớ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này dành cho những người thích làm chuyên gia trong các lĩnh vực đa dạng. Thế nhưng tôi biết rằng, cũng có những đứa trẻ nếu nơ ron nằm nhiều về bên phải sẽ có tố chất trở thành thương gia hơn, nó giỏi trong việc kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên cũng có những người não bộ cả 2 bên cân bằng. Cũng giống như việc trên trái đất này chỉ có 3 tụ nhóm công việc: nhóm chuyên gia, nhóm thương gia và nhóm cân bằng (tức là chuyên gia cũng chơi được mà thương gia, kinh doanh cũng tham gia được). Vì vậy, hiện nay tôi mới đang có chương trình ươm mầm thương gia. Sau rất nhiều thăng trầm, khó khăn thì tôi đã đúc kết ra để dạy các con là làm doanh nghiệp thì con phải biết cái gì, con cần làm gì mới có thể nhẹ nhàng và cân bằng được, sống an vui khỏe mạnh và tiền bạc con sung túc. Trong cộng đồng của tôi có sự góp mặt của các thương gia, những người đang làm chủ doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực để giúp sức. Tôi sẽ là người định hướng còn sẽ có những người dạy riêng cho các con ở từng lĩnh vực. Người thì dạy cho các con về tài chính, người thì dạy các con việc xây dựng đội nhóm, người thì dạy về phương pháp xử lý tình huống...Và các con cần hiểu khi kinh doanh, người có trí tuệ là người phải biết đứng trên vấn đề của họ. Một người nếu đứng được trên tảng đá thì đó là người có trí tuệ, còn người mà bị tảng đá đè lên thì đó là trí tệ.
Ước mơ của tôi cũng giống như mọi công dân trong đất nước của mình. Tôi muốn đất nước được tốt đẹp hơn trong khả năng của tôi, đó cũng là trách nhiệm của tôi dưới góc độ công dân. Tôi kêu gọi cộng sự của tôi và những người làm việc cùng ngành là làm sao mỗi ngày đào tạo ra những đứa trẻ có đức, có tài. Muốn có đức thì phải làm tròn đạo, đạo làm con, đạo làm trò, hoặc tròn đạo làm chồng làm vợ, tròn đạo trong làm việc, dù ở bất cứ vị trí nào cũng cần nhận thức rõ vai trò của mình để làm tròn đạo, từ đó có những cống hiến cho quốc gia, dân tộc.
Tôi nghĩ rằng con người giống một cái cây, khi có gốc rễ vững chắc rồi thì cách suy nghĩ cũng quyết định rất nhiều. Khát vọng của tôi là đào tạo ra những con người có đức, có tài, điều này không chỉ dừng ở lý thuyết mà bằng các bài thực hành, giúp đứa trẻ khắc cốt ghi tâm, từ đó tạo nên những công dân tốt đẹp cho đất nước.