Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) ngày 3/10 đã thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại, việc điều tra này nhằm vào các sản phẩm thép được phân loại theo mã HS: 7219.32.00.020, 7219.32.00.030, 7219.32.00.040, 7219.32.00.080, 7219.32.00.090, 7219.33.00.020, 7219.33.00.030, 7219.33.00.040, 7219.33.00.080, 7219.33.00.090, 7219.34.00.020, 7219.34.00.030, 7219.34.00.040, 7219.34.00.080, 7219.34.00.090, 7219.35.00.020, 7219.35.00.030, 7219.35.00.040, 7219.35.00.080, 7219.35.00.090, 7219.90.00.000, 7220.20.10.020, 7220.20.10.030, 7220.20.10.040, 7220.20.10.080, 7220.20.10.090, 7220.20.90.020, 7220.20.90.030, 7220.20.90.040, 7220.20.90.080, 7220.20.90.090, 7220.90.10.000 và 7220.90.90.000.
Thời gian điều tra dự kiến từ 01/7/2023 đến 30/6/2024 và thời kỳ tiền khởi xướng từ 01/7/2022 đến 30/6/2023. Các doanh nghiệp liên quan không được gửi bản câu hỏi điều tra trực tiếp mà phải gửi văn bản tới Cục Ngoại Thương Thái Lan để đăng ký tham gia và yêu cầu cơ quan này gửi bản câu hỏi điều tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng trên Công báo Hoàng gia Thái Lan, tức là từ ngày 26/09/2024.
Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam. |
Các bên liên quan có thể gửi ý kiến bình luận bằng văn bản hoặc thông báo ý định gửi văn bản bình luận. Hoặc cũng có thể yêu cầu gặp trực tiếp để trình bày ý kiến về điều tra bán phá giá và thiệt hại bằng cách gửi văn bản đề nghị tới Cục Ngoại Thương Thái Lan trong vòng 30 ngày kể từ ngày 26/09/2024.
Để đáp ứng kịp thời và hiệu quả cho vụ việc này, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến khích Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cùng các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu liên quan nhanh chóng đăng ký tham gia. Đồng thời, họ nên nghiên cứu kỹ thông báo khởi xướng, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan để chuẩn bị sẵn sàng và đảm bảo tuân thủ các quy định của cơ quan điều tra. Hợp tác chặt chẽ và toàn diện với cơ quan điều tra là điều cần thiết để tránh các hậu quả tiêu cực có thể phát sinh do không hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra, nhất là việc áp đặt các biện pháp bảo vệ thương mại cao đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần chú trọng và tận dụng tốt các tiềm năng, cơ hội như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp cần nắm bắt được thị hiếu, sở thích, thói quen tiêu dùng của người Thái Lan nên khâu chế biến, bao gói cần đáp ứng được nhu cầu, sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đóng gói, chế biến sẵn với nhiều kích thước, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh, hữu cơ, thân thiện với môi trường tại Thái Lan trong lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng... Thứ hai, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng; nhất là các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình và các điều kiện để xin giấy chứng nhận nhập khẩu từ các cơ quan chức năng đồng thời cần ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì chất lượng trong quá trình vận chuyển. Thứ ba, doanh nghiệp tiếp tục tham dự các hội chợ triển lãm, chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương tổ chức nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác phù hợp, quảng bá thương hiệu trên cơ sở niềm tin sẵn có của người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu hàng hoá với chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh. |