Thay đổi thói quen
Theo khảo sát mới nhất của Nielsen Việt Nam về ảnh hưởng của Covid-19 đến hành vi người tiêu dùng, hơn 50% người dân giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu, trong khi đó 52% người được hỏi nói rằng họ gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà và 82% người tiêu dùng giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài. Do phải ở nhà lâu, người tiêu dùng gia tăng dự trữ hàng hóa và ăn uống tại nhà, khiến các ngành hàng như: Mì ăn liền, sản phẩm chăm sóc nhà cửa, thực phẩm bổ sung, sản phẩm vệ sinh cá nhân, thực phẩm thiết yếu, rau quả tươi, sữa và các chế phẩm từ sữa, thực phẩm đông lạnh… được tiêu thụ khá mạnh.
Cũng theo nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đối với sự bùng phát của dịch Covid-19, sự thay đổi trong lối sống và chi tiêu cho các ngành hàng tiêu dùng nhanh, Nielsen đánh giá, Việt Nam thuộc Top 3 các quốc gia theo xu hướng ăn tại nhà, với 62% người tiêu dùng lựa chọn. Lý giải điều này, đại diện Nielsen cho rằng, sự chuyển hướng từ thói quen ăn uống bên ngoài sang thói quen ăn tại nhà do dịch Covid -19 bị ảnh hưởng cục bộ không chỉ bởi thói quen tiêu dùng truyền thống mà còn do các biện pháp cách ly hoặc đóng cửa hoạt động kinh doanh.
|
Nhiều người tiêu dùng đặt hàng qua điện thoại |
Cơ hội lớn cho nhà bán lẻ
Theo Nielsen, sự thay đổi thói quen ảnh hưởng rõ rệt đối với các nhà hàng, doanh nghiệp ăn uống bên ngoài, nhưng, với các doanh nghiệp bán lẻ và nhà sản xuất trong ngành hàng thiết yếu lại là cơ hội rất lớn. Ngay sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây. Điều này buộc các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà hàng và các công ty giao thực phẩm có “quyết sách” mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Riêng với các nhà bán lẻ, theo bà Louise Hawley - Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, cần lưu ý đến việc khai thác sâu các kênh trực tuyến, suy nghĩ lại về việc giao hàng, phát triển hơn các dịch vụ từ trực tiếp sang trực tuyến và thúc đẩy tích hợp đa kênh.
Trong vài năm gần đây, kênh cửa hàng tiện lợi chứng kiến sự tăng trưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với mô hình này, khi không thể cung cấp đầy đủ các sản phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm để dự trữ hoặc nấu ăn tại nhà. “Àêy cuäng seä laâ cú höåi cho các cửa hàng tiện lợi mở rộng danh mục sản phẩm liên quan đến thực phẩm thiết yếu”- baâ Louise Hawley nhêën maånh.
Thực tế, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã nhanh chóng “bắt sóng” kịp với số hóa. Nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ như VinMart, Saigon Coop, Big C, Lotte, AEON, MM Mega Market… cũng đưa các sản phẩm bán tại siêu thị “lên mạng” hoặc đặt hàng qua điện thoại. Theo ghi nhận, các đơn hàng online tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Bên cạnh việc thích ứng với phương thức kinh doanh online, các nhà bán lẻ cũng chú trọng đến chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo bà Trần Kim Nga - Giám đốc Đối ngoại Công ty MM Mega Market, nhu cầu về chất lượng và tiện dụng là xu hướng phát triển tất yếu của thị trường.