Thứ tư 02/04/2025 20:15
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Người dân Mỹ bắt đầu siết chặt chi tiêu mua sắm

13/08/2024 17:28
Một số công ty lớn nhất của Mỹ, trong đó có Amazon, Disney hay Yum Brands, cho biết, khách hàng của họ ngày càng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ thay thế với giá thành phải chăng và có tính chọn lọc hơn khi mua hàng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Mặc dù đà tăng giá do đại dịch COVID-19 đã chậm lại đáng kể, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và xăng dầu, nhưng người Mỹ vẫn lo lắng về tổng chi phí tiếp tục tăng kể từ khi bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, theo tờ USA Today.

Dữ liệu mới cho thấy người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm với giá cả hơn trong thời gian gần đây mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, một phần là do tiết kiệm của họ trong thời kỳ COVID-19 đã cạn kiệt.

Hai năm gần đây, số người cần tới sự hỗ trợ của ngân hàng thực phẩm cũng tăng gần gấp đôi mỗi ngày, trong đó có cả những người thuộc tầng lớp trung lưu.

Ông J. Marc Rittle - Giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận New Bethany cho biết: "Có nhiều người đến sử dụng kho thực phẩm miễn phí của chúng tôi. Trong đó có cả những người có nhà, có gia đình, có thu nhập, nhưng không đủ khả năng tới các cửa hàng tạp hoá nhiều lần như trước đây. Họ bổ sung bằng cách tìm đến kho thực phẩm của chúng tôi".

Tại Allentown, người dân được coi là tầng lớp trung lưu nếu hộ gia đình có thu nhập từ hơn 37.000 đến 112.000 USD mỗi năm. Chi phí thuê nhà tăng cao trong vài năm gần đây khiến một số người phải lựa chọn giữa việc trả tiền thuê nhà hoặc mua thực phẩm. Nhiều thói quen tiêu dùng cũng bắt đầu thay đổi.

Bà Tamy Ferry - người dân Allentown, bang Pennsylvania, Mỹ chia sẻ: "Thỉnh thoảng tôi phải tránh xa một số hàng hoá nhất định để hạn chế chi tiêu, hoặc đợi tới khi chúng được giảm giá. Bây giờ tôi cũng thường mua sắm ở nhiều cửa hàng khác nhau để lựa chọn được những mặt hàng có giá rẻ hơn".

"Chúng tôi không ra ngoài thường xuyên nữa và chọn ăn ở nhà nhiều hơn. Tuy nhiên điều này cũng không làm thay đổi thói quen hàng ngày của chúng tôi là tới các cửa hàng tạp hoá, nhưng giá cả cũng làm chúng tôi bị sốc", bà Karol Milot - người dân Allentown, bang Pennsylvania, Mỹ cho hay.

Một số công ty lớn nhất của Mỹ, trong đó có Amazon, Disney hay Yum Brands, cho biết, khách hàng của họ ngày càng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ thay thế với giá thành phải chăng và có tính chọn lọc hơn khi mua hàng. Chính sự thay đổi trong thói quen chi tiêu này buộc các công ty phải điều chỉnh hoặc thậm chí cắt giảm mức tăng giá, góp phần làm giảm lạm phát.

Theo các nhà nghiên cứu, việc cắt giảm chi tiêu này không đủ để gây ra suy thoái kinh tế. Thay vào đó, thị trường dường như đang quay trở lại các chuẩn mực trước đại dịch, khi hầu hết các công ty cảm thấy không thể vừa tăng giá nhiều mà vẫn giữ được chân khách hàng.

Người tiêu dùng nhạy cảm hơn với giá cả giúp giải thích lý do tại sao lạm phát dường như đang giảm dần về mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), chấm dứt giai đoạn giá cao làm lu mờ triển vọng của về nền kinh tế.

Các yếu tố khác cũng đã góp phần kiềm chế lạm phát, trong đó có việc phục hồi chuỗi cung ứng, điều đã giúp cải thiện và thúc đẩy tính khả dụng của nhiều loại hàng hóa như xe cộ và đồ gia dụng. Ngoài ra, lãi suất cao do Fed áp dụng cũng đã làm giảm nhu cầu mua các mặt hàng như nhà hay ôtô.

Mặc dù lạm phát có xu hướng tích cực, vẫn có những lo ngại về tác động tiềm tàng của việc giảm chi tiêu của người tiêu dùng đối với nền kinh tế. Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm gần 70% hoạt động kinh tế, do đó, việc thị trường “hạ nhiệt” đáng kể có thể gây ra rủi ro cho sự ổn định, thậm chí làm chệch hướng kinh tế. Sự biến động gần đây của thị trường chứng khoán đã phản ánh những lo ngại này, mặc dù thị trường đã phục hồi kể từ đó.

Tuần này, Chính phủ Mỹ sẽ cập nhật thông tin về lạm phát và xu hướng tiêu dùng. Cụ thể, ngày 14/8, Chính phủ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng cho tháng 7. Dự kiến giá cả - không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng biến động, chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 3,3% của tháng 6 và sẽ là mức lạm phát theo năm thấp nhất kể từ tháng 4/2021.

Ngày 15/8, Chính phủ cũng sẽ công bố báo cáo doanh số bán lẻ của tháng trước, dự kiến sẽ tăng 0,3% so với tháng 6, cho thấy dù người Mỹ vẫn sẵn sàng chi tiêu dù có thận trọng hơn. Các doanh nghiệp cũng đang điều chỉnh theo các xu hướng tiêu dùng này bằng cách cung cấp nhiều chiết khấu hơn và chú ý tới khả năng chi trả của khách hàng.

Lạm phát đã giảm từ mức cao kỷ lục trong 40 năm là 9,1% vào giữa năm 2022 xuống còn 3% vào tháng 6/2024, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ.

"Mặc dù người tiêu dùng vẫn tương đối lạc quan về thị trường lao động nhưng họ vẫn tỏ ra lo ngại về giá cả và lãi suất cao", nhà kinh tế hàng đầu Dana Peterson của Conference Board cho biết.

Tú Anh (T/h)

Tin bài khác
Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Việc mở cửa thị trường Singapore đối với sản phẩm gia cầm Việt Nam là một cột mốc quan trọng, thể hiện khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của ngành chăn nuôi trong nước.
Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ, trong khi vàng vọt lên đỉnh kỷ lục 3.148 USD/ounce trước thời điểm Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng toàn diện. Nỗi lo suy thoái kinh tế đang bao trùm thị trường.
Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên tăng giá, vàng cũng liên tiếp lập đỉnh kỷ lục khi bất ổn thuế quan của Mỹ đẩy dòng tiền đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo rủi ro đình lạm toàn cầu.
Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Do tăng đột biến các vụ việc phòng vệ thương mại mà Ủy ban Thương mại Hàn Quốc phải xử lý nên đơn vị này gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam.
Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Phố Wall chứng kiến đà sụt giảm mạnh khi niềm tin tiêu dùng Mỹ suy yếu và lạm phát dai dẳng. Các chỉ số S&P 500, Nasdaq đồng loạt giảm điểm, dấy lên lo ngại về nguy cơ đình lạm 2025.
Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Do nguồn cung trong nước cải thiện, nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I.
Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Những bất định vì chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn đang đè nặng lên Phố Wall, với chỉ số S&P 500 lao dốc. Giới đầu tư lo ngại cú sốc kinh tế trước ngày 2/4.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể tổ chức một phiên điều trần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng với với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam, dự kiến vào ngày 5/8/2025, trừ trường hợp có gia hạn.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hợp tác quốc tế, sẽ là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển một thị trường thương mại điện tử bền vững và đáng tin cậy.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vượt qua thách thức, tiếp tục tận dụng cơ hội tăng trưởng và mở rộng thị phần trên toàn cầu.
Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật sụt giảm mạnh sau lệnh thuế 25% của Mỹ: Toyota, Nissan, Honda đồng loạt 'bốc hơi' 3%, Thủ tướng Nhật cảnh báo hệ lụy toàn cầu.
Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Nguyên đơn đã chính thức rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá vào ngày 6/3/2025 với xi măng Việt Nam, với lý do tập trung nguồn lực cho vụ điều tra tự vệ xi măng đang diễn ra tại Philippines.
Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Hiện nay, có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, con số này dự kiến sẽ tăng lên 500 do nhu cầu từ các thị trường tiếp nhận ngày càng cao.
Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường tôm toàn cầu đang có sự phân hóa rõ rệt khi bước vào năm 2025. Trong bối cảnh ngành tôm quốc tế điều chỉnh sau năm 2024 nhiều biến động, các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang vận động theo những quy luật riêng, đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Trong 2 tháng, châu Âu đã gửi 16 cảnh báo với nông sản Việt Nam

Trong 2 tháng, châu Âu đã gửi 16 cảnh báo với nông sản Việt Nam

Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, châu Âu đã phát đi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu và nông sản Việt Nam.
Tham khảo Đầu tư thông minh Thanh Lý Đồ cũ Hà Nội Uy Tín