Thứ bảy 19/04/2025 11:24
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

10/09/2024 08:15
Giá cà phê hiện chạm ngưỡng 5.000 USD/tấn, mức cao nhất trong 20 năm qua. Câu hỏi lớn nhất hiện nay là liệu giá cao này có thể duy trì ổn định hay sẽ giảm mạnh trong 1 - 2 năm tới.
Giá cà phê giảm mạnh, nguồn cung trong nước thiếu hụt Giá cà phê 6/8: Trong nước, thế giới cùng giảm Giá cà phê hôm nay 10/8/2024: Xu hướng tiếp tục giảm

Để trả lời câu hỏi này, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc phỏng vấn ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi.

Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

- Xin ông cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến giá cà phê đạt mức kỷ lục như hiện nay?

- Ông Lương Tuấn Vũ: Một trong những yếu tố dẫn đến giá cà phê đạt ngưỡng như hiện tại là Brazil - nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ hai thế giới, đang phải đối mặt với hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê của quốc gia này, khiến nguồn cung trên toàn cầu sụt giảm đáng kể, đẩy giá Robusta lên cao.

Trong khi đó, tại Việt Nam, dự báo về thời tiết nắng nóng tại các vùng trồng cà phê trọng điểm cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung cho vụ mùa mới. Điều này càng khiến các nhà nhập khẩu đẩy mạnh hoạt động mua vào để dự trữ, tạo thêm áp lực tăng giá.

Bên cạnh đó, những bất ổn địa chính trị cũng góp phần làm gia tăng giá cà phê. Cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho các tuyến vận tải kết nối các nước Đông Nam Á với châu Âu, đẩy chi phí logistics tăng cao.

Không chỉ vậy, ngay cả cà phê Arabica, vốn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Robusta, cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. Điều này làm giảm triển vọng nguồn cung Arabica trong tương lai, gián tiếp thúc đẩy nhu cầu đối với Robusta, khiến giá loại cà phê này càng thêm tăng cao.

- Liệu giá cà phê lên cao có là tin vui với doanh nghiệp cà phê hay không, thưa ông?

- Ông Lương Tuấn Vũ: Có lẽ là một cái gì đó không thể gọi là tin vui được. Bởi đã từ nhiều năm nay, hễ cứ khi nào giá cà phê biến động lớn là doanh nghiệp Tây Nguyên lại bể nợ hàng loạt.

Nhiều năm nay ở Tây Nguyên, người dân thu hoạch cà phê xong thì đem về nhà lưu trữ nhưng với tình hình trộm cắp, giá cà phê lưu kho bị ẩm mốc do kho không bảo đảm tiêu chuẩn. Người dân không dám ra đồng mà phải có người ở nhà trông cà phê. Vậy nên đa số người dân sẽ ký gửi lượng cà phê thu hoạch được cho các doanh nghiệp cà phê lớn trên Tây Nguyên.

Nhiều doanh nghiệp nhận ký gửi của người dân thì phải đau dầu về bài toán kho bãi, vận chuyển, trông coi, chất lượng cà phê hao hụt, giảm sút. Để lưu kho lâu thì lỗ do nhiều chi phí. Mà đem bán đi thì giá lên cao không có tiền để bù lỗ cho người nông dân. Vậy nên nhiều doanh nghiệp cũng đi làm nhà đầu cơ, ví dụ canh giá lên cao 70 - 80 ngàn đồng/kg bán, chờ giá về 40 ngàn người dân tới cắt cà phê sẽ ăn khoản lợi nhuận này. Nhưng nếu bán xong mà giá lên 120 ngàn như hiện tại thì doanh nghiệp lấy tiền đâu bù 40 - 50 ngàn chênh lệch cho người nông dân.

Vậy nên để tìm cách giải bài toán này nhiều doanh nghiệp đã phải rất đau đầu. Không nhận cà phê của người dân thì không có mối làm ăn. Nhận xong thì các loại chi phí phải chịu rồi vẫn phải canh bán giá nào cho tốt để có lợi nhuận. Vậy doanh nghiệp đâu khác gì một nhà dầu tư là mấy, đều lại đem rất nhiều tiền người dân ký gửi cho mình đi đầu tư. Nếu doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả thì người thiệt hại cuối cùng vẫn là người nông dân.

Cần nói thêm là nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh đã sử dụng đòn bẩy tài chính lớn rồi vay mượn gia đình người thân. Họ chỉ muốn muốn bán ổn định ăn chênh lệch giá ví dụ mua cà phê của người dân 70 bán lại cho thương lái 71, 72 để kiếm chênh lệch giá mua bán để mong phát triển một cách bền vững. Nhưng giá cả cà phê lại biến động hàng ngày. Khi doanh nghịêp còn sử dụng thêm đòn bẩy bằng việc mượn cà phê của nông dân đi mua bán ăn chênh lệch giá thì rủi ro là cực lớn. Gần như 60 - 70 % doanh nghiệp sẽ không tồn tại được.

- Chẳng lẽ chúng ta không có một công cụ hay giải pháp hữu hiệu nào hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tận dụng cơ hội giá lên của thị trường cà phê để có thể “mở mày, mở mặt”?

- Ông Lương Tuấn Vũ: Đây là một câu hỏi khó, lớn nhưng rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần làm quen với khái niệm về thị trường giao dịch hàng hoá, vốn đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay trên thế giới.

Với thị trường giao dịch hàng hóa thì người nông dân những nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản… đã biết sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn bán trước, định trước lợi nhuận rồi mới đi vào sản xuất, không như ở ta thấy giá cao đổ xô đi sản xuất đến khi thu hoạch giá rẻ lại đi chặt rồi trồng các loại cây trồng khác khiến nền nông nghiệp phát triển không bền vững.

Ở Việt Nam, Sở Giao dịch Hàng hóa được thành lập tháng 4/2018 theo Nghị định 51 của Chính phủ đã cho phép Sở Giao dịch Hàng hóa được liên thông với các sở hàng hóa trên thế giới. Điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với kênh đầu tư hàng hóa với thế giới để doanh nghiệp có cơ hội phòng vệ giá trên sàn giao dịch. Để từ đó, doanh nghiệp luôn có được sự ổn định và thịnh vượng, không còn bị lệ thuộc vào sự may rủi của thị trường.

Để giúp doanh nghiệp tiếp cận với phương pháp này một cách dễ dàng và an toàn, Gia Cát Lợi - thành viên kinh doanh dẫn đầu của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, bằng kinh nghiệm và uy tín của mình cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội, phát triển bền vững.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

Tin bài khác
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

Theo TS. Hoàng Việt Hà công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo sẽ là hai trụ cột đưa Việt Nam bứt phá. Việt Nam có cơ hội lớn nhờ dân số trẻ và dòng vốn đầu tư ngoại.
Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đề xuất loạt cơ chế đặc thù giúp Phú Quốc bứt phá, sẵn sàng cho APEC 2027, hướng đến trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á và toàn cầu.
GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

Tại Tọa đàm "Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia", GS.TS Trần Thanh Hải đề xuất, việc thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu là cấp thiết để bảo đảm an ninh nguyên liệu và chiến lược quốc gia.
GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

Tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Anh Tuấn- Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã có những chia sẻ sâu sắc về những nhóm công nghệ nền tảng mà Việt Nam cần ưu tiên đầu tư, phát triển trong thời gian tới.
"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

Đây cũng là đề xuất của GS.TS Trần Xuân Tú - Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Tọa đàm khoa học “Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia” diễn ra sáng ngày 17/4.
GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

Theo GS. TS Nguyễn Đình Đức, vai trò của đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và cơ chế pháp lý trong việc đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong cách mạng công nghiệp mới và xã hội thông minh.
GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo nhấn mạnh vai trò của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, kêu gọi Việt Nam thay đổi tư duy phát triển khoa học công nghệ theo hướng gắn với sản xuất và chiến lược quốc gia.
Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – khẳng định trên TPO, nghệ sĩ không thể vô can khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo có dấu hiệu sai phạm. Một khi sản phẩm xảy ra vấn đề, việc biện minh là “chỉ đọc kịch bản” là không thể chấp nhận.
TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh cần định nghĩa rõ "người trẻ" và đề xuất giải pháp phát triển nhà ở xã hội hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa chi phí vận hành khách sạn: Bắt đầu từ “vạch xuất phát” chiến lược

Tối ưu hóa chi phí vận hành khách sạn: Bắt đầu từ “vạch xuất phát” chiến lược

Việc liên tục tìm kiếm giải pháp, ứng dụng công nghệ và thích nghi linh hoạt với thay đổi thị trường chính là “chìa khóa sống còn” giúp khách sạn vừa tối ưu chi phí, vừa kiến tạo giá trị bền vững trong dài hạn.
PGS.TS Phạm Thế Anh: Rất khó để quay lại mức thuế cũ, Việt Nam phải thay đổi chiến lược

PGS.TS Phạm Thế Anh: Rất khó để quay lại mức thuế cũ, Việt Nam phải thay đổi chiến lược

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh – giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc chính quyền Mỹ quyết định tạm hoãn áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam và một số quốc gia trong vòng 90 ngày là cơ hội để Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc thương lượng sắp tới.
TS. Đinh Thế Hiển: Tỷ giá tăng, nông sản Việt Nam hưởng lợi

TS. Đinh Thế Hiển: Tỷ giá tăng, nông sản Việt Nam hưởng lợi

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, tỷ giá USD tăng đang mở ra cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam, đặc biệt là cà phê, trong khi cũng đặt ra nhiều thách thức về thị trường và tâm lý kinh tế vĩ mô.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Xuất khẩu nông sản cần vượt khỏi “vòng tròn quen thuộc”

TS. Lê Xuân Nghĩa: Xuất khẩu nông sản cần vượt khỏi “vòng tròn quen thuộc”

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, doanh nghiệp nông sản Việt không nên phụ thuộc thị trường truyền thống và kêu gọi mở rộng sang các khu vực mới như Trung Á, Đông Âu.
Cần giải pháp nguồn vốn ngoài khuôn khổ tín dụng cho doanh nghiệp SME

Cần giải pháp nguồn vốn ngoài khuôn khổ tín dụng cho doanh nghiệp SME

Trong trao đổi trên TTO, ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch FiinGroup – cho rằng, để khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phát triển mạnh mẽ, cần triển khai các giải pháp tiếp cận vốn đột phá, vượt ra khỏi sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.