Thứ tư 16/07/2025 09:10
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về việc sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, TS. Chử Đức Hoàng - Chánh Văn Phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp hoạt động đổi mới sáng tạo.

Phóng viên: Thưa ông, trong bối cảnh Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đang được sửa đổi, đâu là những điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi này, qua đó có thể trực tiếp tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay?

TS. Chử Đức Hoàng: Việc sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và Quốc hội nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý thực sự đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ sinh thái này.

Trong dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi), gọi tắt là Luật sửa đổi, những điểm mới có thể trực tiếp tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Bao gồm: Chuyển đổi mạnh mẽ từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" và chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu; tạo cơ chế đặc biệt trong giải mã công nghệ và thu hút nguồn lực. Đặc biệt, dự thảo luật có ưu đãi vượt trội cho nhân tài và chuyên gia cũng như có chính sách ưu đãi tài chính và đất đai toàn diện.

Đó là bổ sung các chính sách đãi ngộ đặc biệt, thu hút chuyên gia, nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Tạo các ưu đãi về visa, cư trú, điều kiện làm việc thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khả năng nghiên cứu và phát triển nội tại.

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp
TS. Chử Đức Hoàng - Chánh Văn Phòng Quỹ NATIF cho rằng, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) sẽ tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Dự thảo Luật sửa đổi đã bổ sung quy định miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công khi thực hiện nhiệm vụ đổi mới sáng tạo sử dụng ngân sách Nhà nước, các khoản thu nhập từ quyền tác giả khi kết quả được thương mại hóa và thu nhập của nhà đầu tư cá nhân, chuyên gia công nghệ làm việc cho dự án khởi nghiệp sáng tạo, góp vốn vào quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là một động lực tài chính rất lớn cho cá nhân và nhà đầu tư.

Dự thảo Luật sửa đổi cũng miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê để xây dựng cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở ươm tạo. Điều này giúp giảm đáng kể gánh nặng chi phí đầu tư hạ tầng cho doanh nghiệp.

Về phát triển thị trường vốn cho khởi nghiệp sáng tạo, dự thảo Luật sửa đổi đã đề xuất việc tích hợp sàn giao dịch chứng khoán cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vào Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thông qua một phân bảng chuyên biệt. Điều này mở ra kênh huy động vốn chính thức, minh bạch và hiệu quả hơn cho các startup và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp họ tiếp cận nguồn vốn lớn từ thị trường

Những thay đổi này, nếu được thông qua, sẽ tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, cởi mở và khuyến khích hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dấn thân vào con đường đổi mới sáng tạo. Đây là nền tảng vững chắc để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đưa Việt Nam tiến lên trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phóng viên: Một vấn đề kéo dài nhiều năm là doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới công nghệ. Với luật sửa đổi lần này, ông kỳ vọng cơ chế phân bổ và sử dụng vốn nhà nước cho doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?

TS. Chử Đức Hoàng: Trong dự thảo Luật sửa đổi, chúng tôi kỳ vọng cơ chế phân bổ và sử dụng vốn Nhà nước cho doanh nghiệp sẽ có những thay đổi mang tính đột phá theo các hướng sau: Chuyển đổi tư duy quản lý từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" và chấp nhận rủi ro; phát huy vai trò của các Quỹ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; đa dạng hóa và tối ưu hóa nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp.

Đồng thời, phát huy vai trò của các Quỹ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; minh bạch hóa và tăng cường trách nhiệm giải trình.

Những thay đổi này thể hiện một cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp trở thành động lực chính của đổi mới sáng tạo. Mục tiêu là tạo ra một môi trường mà doanh nghiệp có thể tự tin đầu tư, thử nghiệm và thương mại hóa các kết quả R&D, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Chúng tôi tin rằng, với những điều chỉnh này, rào cản về vốn sẽ được tháo gỡ đáng kể, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Phóng viên: Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF) thời gian qua đã tài trợ và cho vay ưu đãi nhiều dự án doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Ông có thể chia sẻ vài ví dụ cụ thể để thấy được hiệu quả và bài học kinh nghiệm?

TS. Chử Đức Hoàng: Quỹ NATIF được thành lập theo Luật Chuyển giao công nghệ, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các dự án đổi mới công nghệ, làm chủ công nghệ, và phát triển sản phẩm mới. Mục tiêu xuyên suốt là thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng, và nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.

Trong những năm qua, NATIF đã tài trợ và cho vay ưu đãi hàng trăm dự án, góp phần đưa nhiều kết quả nghiên cứu, công nghệ mới từ phòng thí nghiệm ra thị trường, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh. Qua đó, thúc đẩy làm chủ công nghệ và tạo sản phẩm mới; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường.

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp
Quỹ NATIF có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các dự án đổi mới công nghệ.

Quỹ cũng góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; đóng góp vào các mục tiêu quốc gia. Các dự án được NATIF hỗ trợ thường gắn với các mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, hoặc đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Quá trình vận hành NATIF đã cung cấp những bài học quý giá, giúp chúng tôi nhận diện rõ hơn những rào cản và cơ hội để đề xuất các điều chỉnh trong dự thảo Luật sửa đổi lần này. Cụ thể là cần có cơ chế "quản lý hậu kiểm" và "chấp nhận rủi ro có kiểm soát" rõ ràng trong Luật; các quỹ sẽ phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, chấp nhận rủi ro có kiểm soát.

Dự thảo Luật sửa đổi đã nâng mức trích Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ từ thu nhập tính thuế của doanh nghiệp lên tối đa 20%. Điều này là một bước tiến lớn, khuyến khích doanh nghiệp tự tạo nguồn lực cho đổi mới. Bên cạnh đó, các chính sách thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp với viện nghiên cứu, trường đại học cũng được làm rõ hơn để tạo ra một hệ sinh thái gắn kết và hiệu quả.

Nhìn chung, những bài học từ hoạt động của NATIF trong thời gian qua đã được tích hợp và thể hiện rõ nét trong các điều khoản của dự thảo Luật. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ, khuyến khích tối đa doanh nghiệp tham gia và dẫn dắt quá trình đổi mới sáng tạo, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Tôi tin rằng với những điều chỉnh này, việc tiếp cận vốn và triển khai các hoạt động R&D của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.

Phóng viên: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, startup công nghệ vẫn gặp khó khi làm hồ sơ tiếp cận quỹ, do rào cản về năng lực hoặc thủ tục. NATIF có giải pháp gì để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh luật mới chuẩn bị ban hành?

TS. Chử Đức Hoàng: Quỹ NATIF nói riêng và các quỹ phát triển KHCN khác nói chung đã và đang nỗ lực điều chỉnh để thích ứng với bối cảnh thực tiễn và tinh thần của luật mới. Với dự thảo Luật sửa đổi lần này, chúng tôi kỳ vọng NATIF sẽ có những giải pháp cụ thể hơn để hỗ trợ hiệu quả nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, startup công nghệ.

Đó là đơn giản hóa quy trình, thủ tục và tăng cường minh bạch; nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận và quản lý vốn; hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và tư vấn chuyên sâu và đồng hành, cố vấn cho doanh nghiệp. Đối với các dự án tiềm năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa và startup, Quỹ có thể xây dựng các chương trình đồng hành, cung cấp cố vấn là các chuyên gia, nhà quản lý giàu kinh nghiệm để giúp doanh nghiệp hoàn thiện kế hoạch, quản lý dự án hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã đa dạng hóa hình thức hỗ trợ tài chính linh hoạt hơn. Quỹ NATIF sẽ không chỉ giới hạn ở việc cho vay với yêu cầu bảo toàn vốn quá cứng nhắc, đồng thời, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh cho vay.

Kết nối với các trung tâm ươm tạo, tăng tốc, Quỹ NATIF sẽ tăng cường hợp tác chặt chẽ với các trung tâm ươm tạo công nghệ, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, và các cơ sở giáo dục đại học. Đây là những mắt xích quan trọng để sàng lọc, hỗ trợ kỹ thuật, và giúp DNNVV, startup "trưởng thành" hơn trước khi tiếp cận các nguồn vốn lớn.

Tin bài khác
TS. Đặng Xuân Thành: Việt Nam trước nguy cơ mắc kẹt bẫy thu nhập trung bình

TS. Đặng Xuân Thành: Việt Nam trước nguy cơ mắc kẹt bẫy thu nhập trung bình

Theo TS. Đặng Xuân Thành, mặc dù đạt được nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng, mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam đang bộc lộ những giới hạn, và nếu không có chiến lược đột phá, đất nước sẽ đối mặt với nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
Gỡ rối pháp lý đất đai: Doanh nghiệp “vướng" đủ đường

Gỡ rối pháp lý đất đai: Doanh nghiệp “vướng" đủ đường

Hệ thống pháp luật chồng chéo đang gây tắc nghẽn hàng loạt dự án bất động sản. Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã kiến nghị sửa luật để gỡ vướng pháp lý đất đai cho doanh nghiệp.
Vì sao Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực?

Vì sao Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực?

Ngành vàng Việt Nam đối mặt rào cản pháp lý, nhưng tiềm năng vươn tầm chế tác khu vực là rất lớn. Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách cởi mở hơn để bứt phá.
TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực nhận định, TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị “lớn nhưng còn nghèo” và cần một chiến lược đặc thù, không thể rập khuôn các mô hình như Bangkok hay Jakarta.
Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, pháp chế doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư X, Chủ tịch Học viện Đào tạo Pháp chế ICA – đã chia sẻ với với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về thực trạng và các giải pháp pháp lý dành cho cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

Chia sẻ với báo chí, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện tinh thần của các quy định mới, hướng tới một xã hội mà trong đó “mỗi người – mỗi lựa chọn – mỗi tương lai” đều được tôn trọng, bảo vệ.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Theo ông nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, niềm tin tiêu dùng giảm, thể chế thay đổi và hậu sáp nhập tạo áp lực mới, buộc ngành bán lẻ Việt Nam phải cấu trúc.
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.