Thứ tư 16/10/2024 02:17
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế

06/09/2024 21:15
Dù Việt Nam được mệnh danh là thủ phủ sản xuất mới khi các doanh nghiệp đa quốc gia triển khai chiến lược “Trung Quốc+1”, rất ít thương hiệu nội được người tiêu dùng ngoại biết đến.
aa

Đây là nhận định các giảng viên ngành Kinh doanh quốc tế Đại học RMIT chia sẻ trong Diễn đàn Kinh doanh toàn cầu 2024 do Khoa Kinh doanh của trường tổ chức.

Khách mời đến từ nhiều doanh nghiệp đã tham gia Diễn đàn Kinh doanh toàn cầu 2024 và chia sẻ nhiều ví dụ kinh doanh thực tế.
Khách mời đến từ nhiều doanh nghiệp đã tham gia Diễn đàn Kinh doanh toàn cầu 2024 và chia sẻ nhiều ví dụ kinh doanh thực tế.

Tiến sĩ Đặng Thảo Quyên, Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh quốc tế tại RMIT, cho biết, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nằm ở phân khúc có giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, hầu hết trong số này được xuất khẩu dưới dạng hạt thô.

Tương tự, ngành dệt may Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng nhiều công ty chỉ tập trung vào gia công. “Kết quả là, chỉ còn doanh thu khiêm tốn ở lại Việt Nam”, bà nói.

Trong khi đó, Thụy Sĩ là một ví dụ hoàn toàn ngược lại.

“Mặc dù nước này không thể trồng hạt ca cao thô do khí hậu, nhưng Thụy Sĩ nổi tiếng thế giới với nhiều thương hiệu sô-cô-la cao cấp như Lindt và Toblerone”, Tiến sĩ Quyên cho biết.

Bà Quên tin rằng, để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam và cải thiện GDP bình quân đầu người, doanh nghiệp trong nước nên áp dụng những hướng tiếp cận sáng tạo bằng cách tập trung vào việc xây dựng năng lực dài hạn ngay từ những bước đầu tiên, nâng cao lợi thế cạnh tranh và mở rộng ra thị trường toàn cầu.

Nhiều người giữ quan điểm truyền thống rằng doanh nghiệp nên có vị thế vững chắc trên sân nhà trước khi "đem chuông đi đánh xứ người”. Tuy nhiên, Tiến sĩ Quyên lại đưa ra một cách nhìn khác: “Tại sao không làm cả hai cùng lúc hoặc xem xét mở rộng ra nước ngoài ngay sau khi có chỗ đứng trên thị trường nội địa?”.

Bà nhấn mạnh: “Việc các thương hiệu Việt có mặt trên thị trường toàn cầu có thể không quá xa vời nếu chúng ta thay đổi tư duy và hành động phù hợp”.

Bà Natalie Thuận Ngô đến từ Amazon Global Selling Vietnam cũng đồng quan điểm với chia sẻ trên: “Những thương hiệu này không nhất thiết phải đến từ các ông lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể tạo nên những sản phẩm cây nhà lá vườn hấp dẫn người tiêu dùng toàn cầu”.

Thương hiệu thời trang của nhà thiết kế Lê Thanh Hòa, một trong những khách mời tại Diễn đàn Kinh doanh toàn cầu của RMIT có thể là một ví dụ diển hình. Tuy chỉ mới lấn sân sang thị trường quốc tế chưa lâu, các thiết kế của Lê Thanh Hòa đã được rất nhiều ngôi sao quốc tế trưng diện tại những sự kiện tầm cỡ như lễ trao giải Oscar và Grammy hay liên hoan phim Cannes.

“Bằng cách tập trung vào sự kết hợp giữa các giá trị, câu chuyện văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam với sự sáng tạo hiện đại, khả năng linh hoạt trong quá trình làm sản phẩm, giá cả cạnh tranh, tay nghề thủ công cao, Lê Thanh Hòa cũng như các thương hiệu thời trang Việt có nhiều cơ hội ở thị trường thời trang quốc tế”, bà Quyên nhận định.

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Quyên, Phó Giáo sư Abel D. Alonso, giảng viên cấp cao ngành Kinh doanh quốc tế tại RMIT, cho biết: “Nhiều công ty Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc gia tăng giá trị như một công cụ để tiếp cận thị trường quốc tế. Họ tạo được chỗ đứng trong một môi trường kinh doanh cực kỳ cạnh tranh”.

Phó Giáo sư Alonso chia sẻ ví dụ về DACE Việt Nam, một công ty hợp tác với hàng nghìn bà con nông dân trong nước nhằm đạt được khả năng kiểm soát chất lượng cao hơn, giúp cải tiến đáng kể các sản phẩm cuối cùng. Cách tiếp cận này đã đưa sản phẩm hữu cơ của DACE ra thế giới.

Chỉ hai năm sau khi thành lập vào năm 2013, DACE bắt đầu xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2018, công ty đã đạt được nhiều chứng nhận quan trọng (JAS Organic, EU Organic và USDA) giúp mở ra cánh cửa đến các thị trường tiêu dùng khắt khe hơn và nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Phó Giáo sư Alonso cho biết: “Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệu suất xuất khẩu trong các hoạt động gia tăng giá trị như phát triển sản phẩm, nắm bắt thị trường, kỹ năng thương lượng, đàm phán, phân phối và quảng bá”.

“Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là dịch vụ hậu mãi lại chưa được xem là một yếu tố quan trọng”.

Theo Phó Giáo sư Alonso, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều đang đầu tư ngày càng nhiều vào công nghệ chế biến hiện đại để đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế mới và nghiêm ngặt hơn.

Ví dụ, Công ty Organic Viet Food, một khách mời tại Diễn đàn Kinh doanh toàn cầu 2024, đã gia tăng giá trị cho hạt điều bằng cách tạo ra những hương vị hấp dẫn và đóng gói tiện lợi cho người tiêu dùng để xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử Amazon. Các sản phẩm của công ty nhanh chóng được ưa chuộng bởi người tiêu dùng Mỹ.

Mặc dù Việt Nam có nhiều cơ hội để củng cố vị thế trong các chuỗi giá trị trên toàn cầu, chúng ta cũng phải giải quyết không ít thách thức.

Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh, giảng viên ngành Kinh doanh quốc tế tại RMIT, chỉ ra rằng, việc thiếu hụt cả lao động có tay nghề và lao động phổ thông có thể cản trở nỗ lực nâng tầm các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển đổi xanh, nhu cầu sản xuất năng lượng quy mô lớn do sự phát triển kinh tế nhanh chóng, hay những điểm nghẽn trong cơ sở hạ tầng cũng là những thách thức không nhỏ.

Từ trái sang: Phó giáo sư Abel D. Alonso, Tiến sĩ Đặng Thảo Quyên, Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh
Từ trái sang: Phó Giáo sư Abel D. Alonso, Tiến sĩ Đặng Thảo Quyên, Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh.

Bà cho biết: “Các tổ chức tài chính, đồng minh quan trọng của doanh nghiệp trong việc giúp họ phân bổ nguồn lực rất cần thiết, cũng đối mặt với khó khăn”.

Tiến sĩ Oanh lấy ví dụ: “Trong trường hợp thiếu nguồn lực, họ cần phải nuôi dưỡng những thế hệ mới trên nhiều phương diện, bao gồm năng lực số, phát triển sản phẩm hoặc quan hệ đối tác”.

Điều này tương đồng với trải nghiệm thực tế của Artemis Digital, một công ty khởi nghiệp của Australia do ông Samuel Walter sáng lập. Đó cũng là một trong những lý do chính vì sao ông chọn Việt Nam làm điểm đến quốc tế đầu tiên cho doanh nghiệp mình.

Đối với ngành cà phê, các cuộc phỏng vấn và quan sát cho thấy những thách thức về tài chính ngăn cản hoặc hạn chế doanh nghiệp mua sắm thiết bị hoặc công nghệ mới, cũng như những trở ngại liên quan đến luật pháp, với thủ tục giấy tờ tốn thời gian và chậm phê duyệt.

“Hơn nữa, bằng chứng về khả năng truy xuất nguồn gốc hoặc sản xuất hữu cơ, cũng như các thủ tục chứng nhận nhằm tuân thủ các giao thức thị trường, có thể gặp phải nhiều rào cản và chi phí hành chính”, Tiến sĩ Oanh cho biết.

Tuy nhiên, việc đạt được những chứng nhận quan trọng như FDA là đáng giá bởi chúng mang lại lợi thế to lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Đây là nhận định của ông Dương Minh Tâm, một nhà khoa học, đồng thời là CEO của Công ty công nghệ sinh học Dương Gia K&T.

Sự kiện thu hút hơn 250 người tham gia trực tiếp và trực tuyến.
Sự kiện thu hút hơn 250 người tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Với chủ đề “Nâng cao giá trị gia tăng để mở rộng và cạnh tranh toàn cầu – Nói đi đôi với làm”, Diễn đàn Kinh doanh toàn cầu 2024 chào đón diễn giả đến từ nhiều doanh nghiệp như Amazon Global Selling Việt Nam, Artemis Digital, Công ty công nghệ sinh học Dương Gia K&T, Công ty Lê Thanh Hòa và Công ty Organic Viet Food.

Các ví dụ kinh doanh thực tế được chia sẻ tại sự kiện đem lại kinh nghiệm cho những doanh nghiệp Việt khác muốn vươn tầm quốc tế.

“Thế hệ chủ doanh nghiệp tiếp theo không nên tự giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam mà nên dám nghĩ lớn và có sự chuẩn bị phù hợp”, Tiến sĩ Quyên đúc kết.

Ngọc Hoàng (RMIT)

Tin bài khác
Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng gia tăng và các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để tối ưu hóa năng lượng.
Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xung quanh vấn đề về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được doanh nghiệp quan tâm.
Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam ước tính 5G sẽ chiếm khoảng 50% thuê bao di động vào năm 2029. Hiện nay, hơn 25% lưu lượng dữ liệu được truyền tải qua 5G.
Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Hiện nay vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai đang được đưa ra bàn thảo nhiều. Việc đề xuất của Bộ Xây dựng cũng như sự lên tiếng của Thứ trưởng Bộ Tài Chính về việc đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai.
Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Trong bối cảnh bất ổn năng lượng, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nên đầu tư vào năng lượng tái tạo và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững.
Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Giá cà phê Robusta đang có xu hướng tăng rất mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ không kéo dài.
Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Để tăng cường hiệu quả thu nợ, việc kết hợp nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại, sẽ là yếu tố quyết định thành công trong quản lý thuế của Việt Nam.
"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

Xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng thịnh hành, mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 với nhiều điểm mới, cơ bản hoàn thiện khung pháp lý cho việc lựa chọn nhà đầu tư trong các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang mở rộng nhờ vào xu hướng toàn cầu và cam kết quốc tế.
iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

Quý I/2025, sản lượng iPhone 16 có thể tiếp tục giảm mạnh, từ 53-55% so với quý trước, do nhu cầu thay đổi theo mùa và ảnh hưởng của iPhone SE thế hệ thứ 4.
Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Giá cà phê hiện chạm ngưỡng 5.000 USD/tấn, mức cao nhất trong 20 năm qua.
Luật nhà ở 2023 - Nhiều thay đổi trong công tác quản lý vận hành và quyền lợi của cư dân

Luật nhà ở 2023 - Nhiều thay đổi trong công tác quản lý vận hành và quyền lợi của cư dân

Ông Trần Ngọc Duy, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, cho biết, Luật Nhà ở 2023 cải thiện quản lý và bảo vệ quyền lợi cư dân làm rõ sở hữu chung và riêng, phân tách phí dịch vụ, bảo hiểm, và chuyển thu từ sở hữu chung vào quỹ bảo trì.