Thứ năm 19/09/2024 08:02
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Cảnh báo ATTP từ EU tăng bất thường, doanh nghiệp Việt cần kịp thời ứng phó

11/08/2024 20:21
Các doanh nghiệp xuất khẩu nên thường xuyên truy cập vào các trang thông tin để cập nhật và rà soát lại các quy định nhằm nắm bắt thông tin chính xác và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.
aa

Theo thống kê của Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng bất thường về số lượng cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm từ thị trường EU, với tổng cộng 57 cảnh báo, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự gia tăng này đã dẫn đến việc EU tăng cường tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản xuất khẩu từ Việt Nam. Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bao gồm thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%) và sầu riêng (10%).

Cảnh báo ATTP từ EU tăng bất thường
Cảnh báo ATTP từ EU tăng bất thường.

Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, nhấn mạnh rằng, với số liệu về những lô hàng bị cảnh báo trong ngành hàng gia vị, Việt Nam cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa cơ quan quản lý đầu mối, doanh nghiệp và hiệp hội để xử lý các vấn đề như lô hàng bị trả lại. Bà Liên khuyến nghị các doanh nghiệp không chỉ theo dõi và cập nhật thông tin trên các website của cơ quan quản lý Nhà nước mà còn cần quan tâm đến thông tin từ SPS của EU để nắm bắt tình hình về mọi mặt hàng, từ đó tham khảo và rút kinh nghiệm từ các lô hàng có cùng lợi thế cạnh tranh từ các nước khác.

Theo Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT, nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng cảnh báo đối với nông sản Việt Nam nhập khẩu vào EU là do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu. Một số sản xuất vẫn chưa thực hiện đúng các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh và phân bón theo hướng dẫn.

Để hạn chế các vi phạm, cả các sản xuất và doanh nghiệp cần quan tâm đến các quy định và chuẩn hóa quy trình ngay từ vùng trồng đến quy trình sản xuất và xuất khẩu. Nếu không có giải pháp kịp thời, nông sản thực phẩm và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị tăng cường kiểm tra biên giới theo quy định của EU, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và gia tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết, EU liên tục rà soát và sửa đổi các quy định. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thường xuyên truy cập vào các trang thông tin để cập nhật và rà soát lại các quy định nhằm nắm bắt thông tin chính xác và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Cựu CEO công ty quảng cáo kỹ thuật số phạm tội gian lận chứng khoán

Cựu CEO công ty quảng cáo kỹ thuật số phạm tội gian lận chứng khoán

CEO công ty công nghệ quảng cáo kỹ thuật số Kubient đã thừa nhận tội báo cáo tài chính gian lận trong giai đoạn công ty chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo an toàn khi đưa lao động Việt sang Trung Đông

Yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo an toàn khi đưa lao động Việt sang Trung Đông

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp phải thực hiện một số giải pháp để đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam khi làm việc tại Trung Đông.
Bình Thuận: Đẩy nhanh tháo dỡ công trình xây dựng trái phép tại dốc Hoàng Hôn

Bình Thuận: Đẩy nhanh tháo dỡ công trình xây dựng trái phép tại dốc Hoàng Hôn

Ngày 14/9, chủ đầu tư tại dốc Hoàng Hôn (khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết) tiếp tục khẩn trương tiến hành tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
Cảnh báo chiêu lừa đảo: Phái cử người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo chiêu lừa đảo: Phái cử người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc

Từ nay đến cuối năm 2024, sẽ không có kỳ thi tiếng Hàn mới, do đó người lao động muốn sang làm việc tại Hàn Quốc cần thận trọng với các đơn vị không uy tín.
Kem đánh răng, dầu gội của Unilever bị gắn vào nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam

Kem đánh răng, dầu gội của Unilever bị gắn vào nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam

Quảng cáo của một số nhãn hàng kem đánh răng, dầu gội thuộc Unilever Việt Nam đã bị đặt vào nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng xuyên biên giới.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son