Thứ năm 19/09/2024 18:11
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

18/09/2024 11:16
Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế năng động, là động lực tăng trưởng, là hạt nhân phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
aa

Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành một nền kinh tế năng động - là động lực tăng trưởng, hạt nhân phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cần thiết, phấn đấu để trở thành TP trực thuộc Trung ương giai đoạn 2030-2035.

Theo đó, tỉnh đề xuất 4 trụ cột phát triển, bao gồm: TP sân bay; Trung tâm công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ công nghiệp hiện đại; Trung tâm đô thị - dịch vụ đẳng cấp và Nông nghiệp hiệu quả cao và bền vững.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh, KCN Công nghệ cao Long Thành, KCN Lộc An Bình Sơn, huyện Long Thành,
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh thăm, làm việc với chủ đầu tư KCN Công nghệ cao Long Thành và KCN Lộc An - Bình Sơn thuộc huyện Long Thành.

Năm 2024 phấn đấu GRDP Đồng Nai tăng trưởng 7%

Theo Cục trưởng Cục Thống kê Đồng Nai Trần Quốc Tuấn, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 (theo giá so sánh 2010) ước đạt hơn 122,9 ngàn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ, đạt mục tiêu đề ra (mục tiêu cả năm 2024 từ 6,5-7%).

Mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2023 (4,01%). Trong đó, khu vực công nghiệp tăng hơn 6,1%, khu vực dịch vụ tăng hơn 8,1% so với cùng kỳ.

Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 11,3 tỷ USD, tăng hơn 9% và nhập khẩu đạt gần 8,3 tỷ USD, tăng hơn 7,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện hơn 57,1 ngàn tỷ đồng, tăng gần 11,3% so với cùng kỳ.

Đến ngày 20/6, Đồng Nai thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt khoảng gần 926,2 triệu USD, có 47 dự án với tổng vốn đăng ký 565,17 triệu USD và 54 dự án tăng vốn thêm gần 361 triệu USD. Toàn tỉnh cũng có hơn 2.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 15.000 tỷ đồng.

Cục trưởng Cục thống kê Đồng Nai Trần Quốc Tuấn nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh có sự phục hồi khá rõ, đặc biệt là đầu quý II.

Nhiều doanh nghiệp đã ký được các đơn hàng sản xuất mới với khối lượng lớn, một số ký được hợp đồng sản xuất đến hết năm và sang năm sau; do nhu cầu lao động cho sản xuất nên nhiều doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động với số lượng khá lớn.

Hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2024 có chuyển biến tích cực, do sự phục hồi của thị trường thế giới, trong đó đơn hàng xuất khẩu tăng. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnh liên kết tại các thị trường xuất khẩu chủ lực, các doanh nghiệp đã chú trọng khai thác thị trường nội địa, cũng như tận dụng lợi thế các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) nhằm tìm kiếm, tiếp cận đa dạng các thị trường để phát triển.

Ước tính, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 11.343,7 triệu USD, tăng 9,05% so cùng kỳ và đạt mục tiêu đề ra (mục tiêu tăng trên 8%). Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu 6 tháng ước đạt 8.277,04 triệu USD, tăng 7,13% so cùng kỳ. Cán cân thương mại 6 tháng trên địa bàn đạt mức xuất siêu 3.066,7 triệu USD. Tính bình quân, mỗi tháng Đồng Nai xuất siêu khoảng 511 triệu USD và là địa phương duy trì cán cân xuất siêu liên tục trong 10 năm nay. Thị trường xuất khẩu của Đồng Nai tập trung chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Tuy nhiên, để có thể tiếp tục xu thế hồi phục, ông Tuấn cho rằng cần phải tập trung hỗ trợ, triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết. Cần gia tăng hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Việc hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất, đáp ứng nhanh các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu cũng là điều vô cùng cần thiết.

Thay đổi mô hình phát triển kinh tế

Báo cáo lập Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua. Trong đó, nêu rõ quan điểm: (1) Lấy người dân làm trung tâm; (2) Phát triển có chọn lọc; (3) Phát huy thế mạnh, tiềm năng; (4) Hướng tới tương lai; (5) Phát triển bền vững. Với tư duy đột phá, phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế, Đồng Nai xác định đến 2050 sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao; là đầu mối giao thương quốc tế và đô thị đẳng cấp, đáng sống; nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, thúc đẩy thực hiện hiệu quả, hướng tới mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Đồng Nai được nâng cấp, phát triển đồng bộ, chất lượng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Trong đó, Đồng Nai đã hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn 1 cho Tổng Công ty cảng Hàng không Việt Nam để triển khai dự án sân bay Long Thành với tổng diện tích 2.532ha, đạt tỷ lệ 100%; cơ bản hoàn thành việc thu hồi đất giai đoạn hai 2.400ha; khởi công xây dựng hai gói thầu Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Đồng thời, phối hợp triển khai nhiều công trình, dự án quan trọng như Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã đưa vào sử dụng; Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, cầu Phước An, đường T1, T2 kết nối sân bay Long Thành...

Đồng Nai, phát triển có chọn lọc, phát triển kinh tế, GRDP, công nghiệp, nông nghiệp
Dự án khu đô thị Aqua City nằm dọc sông Đồng Nai được triển khai “đón đầu” dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, có đường kết nối với TP HCM. Ảnh: TTXVN

"Sắp tới Đồng Nai sẽ thay đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ tốt hơn, không thâm dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động… Đây là thử thách mà lãnh đạo tỉnh và những nhà đầu tư mới phải nỗ lực" - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh chia sẻ với báo chí.

Nhà ga, sân bay Long Thành,Đồng Nai, phát triển có chọn lọc, phát triển kinh tế, GRDP, công nghiệp, nông nghiệp
Nhà ga hành khách sân bay Long Thành đang hình thành. Ảnh: TTXVN

“Đặc biệt, chúng tôi sẽ thay đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ tốt hơn, không thâm dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây là thử thách mà lãnh đạo tỉnh và những nhà đầu tư mới phải nỗ lực hơn nữa - ông Lĩnh thông tin.

Đồng Nai là một trong 3 trung tâm có ngành công nghiệp hỗ trợ lớn nhất của Việt Nam, được đánh giá là nơi cung ứng nguyên liệu đầu vào lớn và hiện đại hàng đầu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt đã trở thành đối tác cung ứng cho những tập đoàn lớn như Samsung, Kenda, Vision, Mitsubishi, LG, Bosch...

Đây là tỉnh có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ với chiến lược bài bản, đưa địa phương này dần trở thành “thủ phủ” của ngành này ở nước ta. Hiện, Đồng Nai đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển xứng với kỳ vọng.

Là địa phương có số lượng công nhân cao, tỉnh đã ban hành nghị quyết về xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, với mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 phấn đấu xây dựng khoảng 10.000 căn nhà ở xã hội, từng bước đưa công nhân rời các khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội.

Đồng Nai đã dành nhiều quỹ đất thu hút nhà đầu tư để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân. Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2030 xây dựng ít nhất 50.000 căn, đến 2030 đáp ứng 28% nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân. Riêng trong năm 2021, đã xây dựng 273 căn; năm 2022: 200 căn; năm 2023: 472 căn và đang chuẩn bị các dự án mới cho năm 2024.

"Chúng tôi sẽ xây dựng chính quyền Đồng Nai là một chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ. Xây dựng tỉnh Đồng Nai là đô thị đẳng cấp, đáng sống!"- ông Lĩnh cho biết.

Đồng Nai đang hướng đến chất lượng tăng trưởng, phát triển theo hướng bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu, đồng bộ các ngành và lĩnh vực, trong đó tập trung các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, thúc đẩy gia tăng năng suất các nhân tố tổng hợp TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp, phản ánh chiều sâu quá trình tăng trưởng).

Tái cơ cấu, đa dạng các loại hình sản xuất ngành nông nghiệp

Về nông nghiệp, cuối năm 2019, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu là đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai theo hướng đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị kết hợp nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ.

Có 7 địa phương tham gia đề án này, gồm: TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất và Vĩnh Cửu. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, giá trị sản xuất bình quân/ha đất nông nghiệp trong vùng đạt 290 - 300 triệu đồng/ha, GRDP bình quân đầu người trong vùng đạt 200 - 210 triệu đồng/người/năm.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn như: trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa, truy xuất nguồn gốc nông sản...

Đồng Nai là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất vùng Đông Nam Bộ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn quả không ngừng tăng lên. Nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả bên cạnh hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, đã và đang phát triển du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp. Việc đầu tư khai thác du lịch miệt vườn có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với chỉ phát triển canh tác thuần túy.

Đồng Nai hiện đang đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ về số lượng sản phẩm OCOP với 150 sản phẩm được công nhận. Sự đa dạng về chủng loại với nhiều sản vật mang đặc trưng của các địa phương đã được chứng nhận an toàn là thế mạnh cần được khai thác thành sản phẩm phục vụ nhu cầu ẩm thực, tiêu dùng của khách du lịch như: khô cá kìm, hạt sen, bưởi, gà thảo mộc, sản phẩm chế biến từ quả ca cao, trái cây chế biến…

Nhờ đó, 6 tháng năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng hơn 8,9% GRDP, đạt gần 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,42% so với cùng kỳ, góp phần vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Riêng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 22,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,34%. Các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ đều đạt tăng trưởng tốt.

Đồng Nai đang phát triển đúng hướng. Với sự tăng trưởng kinh tế liên tục, đời sống nhân dân tỉnh Đồng Nai không ngừng được cải thiện. Chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của Đồng Nai đạt gần 140 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành và xong chạy thử trước 31/8/2026. Đến ngày 2/9/2026, sân bay Long Thành sẽ đón chuyến bay thương mại đầu tiên, sẽ là một động lực quan trọng đưa Đồng Nai phát triển đúng hướng và bền vững.

Hướng tới xây dựng đô thị hiện đại

Trong Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, Đồng Nai xác định sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đến năm 2030 trở thành địa phương có quy mô kinh tế thứ 3 cả nước và là một trong 10 thành phố đáng sống nhất châu Á.

Mục tiêu đến năm 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu của cả nước. Kinh tế phát triển năng động và đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế.

Đến năm 2050, Đồng Nai phấn đấu trở thành TP trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại.

Xây dựng các khu công nghiệp xanh, thực hiện chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu theo lộ trình thực hiện mục tiêu giảm phát thải các-bon. Tập trung thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao, công nghệ mới, thân thiện môi trường, gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.

Xây dựng khu trung tâm đổi mới sáng tạo, khu công nghệ thông tin tập trung, các dự án chuyển đổi số, phát triển các tổ hợp giáo dục, đào tạo chuyên sâu cho Vùng Đông Nam Bộ.

Đồng Nai phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 10%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 14.650 USD.

Bài liên quan
Tin bài khác
Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp bền vững cho phát triển kinh tế.
Những yếu tố làm khuấy đảo nền kinh tế toàn cầu

Những yếu tố làm khuấy đảo nền kinh tế toàn cầu

Ngay trước khi Fed đưa ra công bố về quyết định hạ lãi suất, tỷ phú Ray Dalio đã chỉ ra 4 yếu tố chính đang tác động đến nền kinh tế toàn cầu.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo Lễ Công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển lãm điện, năng lượng.
TP.HCM: 200 doanh nghiệp FDI đối thoại đề xuất cách vận hành thông minh nhất

TP.HCM: 200 doanh nghiệp FDI đối thoại đề xuất cách vận hành thông minh nhất

Nhằm taọ điều kiện kinh doanh một cách thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài (FDI), UBND TP.HCM và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã tổ chức cuộc đối thoại cho 200 doanh nghiệp FDI và các lãnh đạo khu vực phía Nam.
Người nuôi trồng thuỷ sản Hà Tĩnh chủ động gia cố lồng bè, ao hồ ứng phó mưa bão

Người nuôi trồng thuỷ sản Hà Tĩnh chủ động gia cố lồng bè, ao hồ ứng phó mưa bão

Trước diễn biến mới của tình hình mưa bão, người nuôi trồng thuỷ sản tại Hà Tĩnh đang khẩn trương thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ nuôi, gia cố lồng bè trên sông nhằm ứng phó với mưa bão.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son