Thứ bảy 14/09/2024 18:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Luật Điện lực (Sửa đổi): Bài toán xóa bỏ độc quyền và xã hội hóa thị trường điện

30/08/2024 11:32
Sửa luật Điện lực có chống được độc quyền trong lĩnh vực điện hay không? Đó là vấn đề được đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đặt ra khi thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
aa
Ảnh minh họa
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Đinh Ngọc Minh

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 6 diễn ra ngày 29/8 tại Nhà Quốc hội (Hà Nội), đại biểu Đinh Ngọc Minh nhận xét rằng trước đây, ngành bưu chính viễn thông đã trải qua quá trình đổi mới và đạt được kết quả rất ấn tượng. "Ngày xưa, gọi một cuộc điện thoại tốn vài nghìn đồng, tiền lương chỉ đủ trả tiền điện thoại. Nhưng giờ đây, dịch vụ đã được cải thiện, sử dụng thoải mái hơn," ông Minh chia sẻ. Từ câu chuyện thành công của ngành viễn thông, ông Minh đặt câu hỏi liệu lần sửa đổi Luật Điện lực này có thể giải quyết vấn đề độc quyền trong ngành điện hay không, cũng như Nhà nước sẽ độc quyền đến đâu và trao quyền cho các thành phần kinh tế khác như thế nào?

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đinh Ngọc Minh cho biết, trong dự thảo Luật Điện lực lần này có đề cập đến vấn đề độc quyền trong việc truyền tải điện, nhưng chưa nêu rõ mức độ độc quyền. Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cho rằng, Nhà nước chỉ nên độc quyền ở cấp truyền tải cao áp và siêu cao áp, còn ở các cấp khác nên đẩy mạnh xã hội hóa.

Với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) này, đại biểu Đinh Ngọc Minh tiếp tục đặt câu hỏi về thời điểm chấm dứt độc quyền, khi nào người dân và các thành phần kinh tế có thể tham gia vào thị trường điện một cách dễ dàng hơn, công khai và minh bạch hơn.

Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài tham gia giải trình và cho biết, Điều 5 của dự thảo Luật đã nêu rõ, Nhà nước sẽ độc quyền trong một số hoạt động nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có việc điều độ hệ thống điện quốc gia.

Thêm vào đó, Nhà nước sẽ độc quyền đầu tư một số công trình điện quan trọng, các nguồn điện đa mục tiêu và những nguồn điện có vai trò đảm bảo vận hành ổn định hệ thống. Đối với lưới truyền tải, Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào các lưới điện cao áp từ 220 kV trở lên, còn các đường dây mang tính liên kết sẽ được xã hội hóa. Về cơ chế xã hội hóa trong đầu tư truyền tải điện, ông Hoài cho biết, pháp luật hiện hành đã có quy định cho phép thực hiện.

Trả lời câu hỏi về thời điểm xóa bỏ độc quyền, Thứ trưởng Hoài cho rằng cần xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi nhu cầu sử dụng năng lượng luôn ở mức cao. "Chúng ta sẽ cố gắng thiết kế thị trường điện theo hướng công khai và minh bạch. Đồng thời, phải đảm bảo an ninh năng lượng theo Nghị quyết số 55 ngày 11-2-2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một số lĩnh vực trọng yếu vẫn sẽ thuộc độc quyền của Nhà nước, còn các phần khác sẽ được đẩy mạnh xã hội hóa," ông Hoài nhấn mạnh.

Hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ chiếm 38% trong hệ thống điện quốc gia. Theo ông Hoài, Việt Nam đang từng bước xây dựng thị trường điện cạnh tranh, nhằm đảm bảo tính công khai và minh bạch cho các chủ thể tham gia thị trường.

Trong quá trình này, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đã được tách ra khỏi EVN và trực thuộc Bộ Công Thương. Như vậy, EVN cùng các tập đoàn nhà nước khác trong lĩnh vực điện năng sẽ tham gia thị trường điện như những chủ thể tư nhân thông thường. "Điều này sẽ giúp đảm bảo công khai, minh bạch trong tương lai, giảm thiểu độc quyền nhưng vẫn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia," Thứ trưởng Hoài kết luận.

Anh Nguyên

Bài liên quan
Tin bài khác
iPhone 16 Pro Max bị lùi thời gian giao do liên tục "cháy hàng"

iPhone 16 Pro Max bị lùi thời gian giao do liên tục "cháy hàng"

IPhone 16 Pro Max nhanh chóng cháy hàng ở Singapore vài phút sau khi mở đặt trước trên trang web. Hiện tại, người mua phải đợi đến 25-30/9 để nhận được máy.
Vì sao lãi suất điều hành chưa thể giảm thêm ?

Vì sao lãi suất điều hành chưa thể giảm thêm ?

Lãi suất điều hành khó giảm thêm do nền kinh tế đang phục hồi chậm, cầu tiêu dùng yếu, thiên tai ảnh hưởng nặng nề, và nguy cơ lạm phát gia tăng.
Bà Rịa- Vũng Tàu: 51 tỷ đồng ủng hộ về đồng bào miền Bắc thân thương

Bà Rịa- Vũng Tàu: 51 tỷ đồng ủng hộ về đồng bào miền Bắc thân thương

UBMTTQ Việt Nam, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ phát động chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Đánh thuế bất động sản thứ hai có ngăn chặn được "sốt đất" và đầu cơ?

Đánh thuế bất động sản thứ hai có ngăn chặn được "sốt đất" và đầu cơ?

Khi giá bất động sản trên cả nước, đặc biệt là chung cư, liên tục tăng, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai.
XSMN 14/9, kết quả xổ số miền Nam thứ 7 ngày 14/9, xổ số hôm nay miền Nam ngày 14/9/2024

XSMN 14/9, kết quả xổ số miền Nam thứ 7 ngày 14/9, xổ số hôm nay miền Nam ngày 14/9/2024

XSMN 14/9, Kết quả Xổ số miền Nam ngày 14 tháng 9, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 14/9/2024, KQXSMN 14/9, Xổ số hôm nay 14/9, Kết quả XSMN thứ Bảy, XSMN t7.
lp-bank
tms-group
dic-vu-minh-tuan
sanghai-fair