Thứ bảy 05/04/2025 02:27
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Toàn cảnh thị trường ngày 12/9 sau tin CPI và tranh luận Tổng thống Mỹ

12/09/2024 14:36
Hai sự kiện quan trọng có tác động lớn tới các thị trường tài chính và hàng hóa thế giới đã diễn ra trong ngày 11/9 (theo giờ Việt Nam), bao gồm cuộc tranh luận của hai ứng viên Tổng thống Mỹ cùng với dữ liệu về lạm phát tháng 8 của Hoa Kỳ. Theo đó, các thị trường tài chính và hàng hóa đã có những phản ứng sau những diễn biến trên.
Bài liên quan
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng viên Tổng thống nói gì về kinh tế Mỹ trong buổi tranh luận đầu tiên
Tỷ lệ lạm phát của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021
Giá xăng dầu hôm nay 12/9/2024: Dự kiến giảm mạnh theo xu hướng thế giới
Giá vàng hôm nay 12/9: Xu hướng giảm nhẹ
Tỷ giá USD hôm nay 12/9/2024: Chỉ số Dollar Index dừng ở mức 101,73 điểm

Thị trường tài chính phản ứng thế nào sau những dữ liệu quan trọng?

Thị trường phố Wall đã đảo ngược xu hướng bán tháo vào đầu phiên để đóng cửa cao hơn vào thứ Tư (11/9). Đồng thời, giá dầu Brent phục hồi từ mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi khi báo cáo tỷ lệ lạm phát quan trọng mới được công bố đã củng cố kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tuần tới. Các nhà đầu tư cũng phân tích cuộc tranh luận tổng thống Mỹ vào tối thứ Ba để đánh giá những thay đổi chính sách có thể xảy ra sau cuộc bầu cử vào tháng 11.

Toàn cảnh thị trường ngày 12/9 sau tin CPI và tranh luận Tổng thống Mỹ
Toàn cảnh thị trường ngày 12/9 sau tin CPI và tranh luận Tổng thống Mỹ (Ảnh: Bloomberg).

Cụ thể, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều quay đầu, chuyển từ bán tháo sang tăng giá vào giữa phiên buổi chiều. Cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là cổ phiếu chip, tăng vượt trội giúp chỉ số Nasdaq hồi phục dẫn đầu thị trường.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Bộ Lao động cho thấy, tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm 0,4 điểm phần trăm xuống còn 2,5%, thấp hơn kỳ vọng của các chuyên gia. Tuy nhiên, chỉ số lõi (loại bỏ biến động của giá thực phẩm và năng lượng) lại ghi nhận mức tăng hàng tháng cao hơn kỳ vọng là 0,3% và tăng lên mức 3,2% hàng năm.

Ông Chuck Carlson, Giám đốc điều hành của Horizon Investment Services ở Hammond, Indiana cho biết: "Toàn thị trường có lẽ đã cảm nhận được rằng một đợt cắt giảm lãi suất tới 50 điểm cơ bản sẽ không xảy ra. Có thể các nhà đầu tư hiện đã bắt đầu tin rằng đây không hẳn là một điều xấu”.

Theo Công cụ FedWatch của CME, các thị trường tài chính đã dự đoán rằng có 85% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất chính sách 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tuần tới, và chỉ còn 15% cơ hội cho một đợt cắt giảm 50 điểm.

Toàn cảnh thị trường ngày 12/9 sau tin CPI và tranh luận Tổng thống Mỹ
Các chỉ số lạm phát của Mỹ (Ảnh: Reuters).

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng rất chú ý về cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ diễn ra vào tối thứ Ba (10/9) theo giờ Mỹ, lắng nghe kỹ các chính sách tiềm năng từ Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Hai ứng viên tổng thống đã tranh luận căng thẳng về các vấn đề phá thai, kinh tế, nhập cư và các vấn đề pháp lý của ông Trump trong cuộc tranh luận đầu tiên đầy kịch tính này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 124,75 điểm, tương đương 0,31%, lên mốc 40.861,71 điểm; S&P 500 tăng 58,6 điểm, tương đương 1,07%, lên 5.554,12 điểm và Nasdaq Composite tăng 369,65 điểm, tương đương 2,17%, lên 17.395,53 điểm.

Chứng khoán châu Âu kết thúc phiên giao dịch hầu như không thay đổi khi các nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang Ngân hàng Trung ương châu Âu và quyết định lãi suất dự kiến vào hôm nay (12/9). Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,01% và chỉ số MSCI của chứng khoán toàn cầu tăng 0,62%.

Ngoài ra, chứng khoán các thị trường mới nổi đã giảm 0,37%. Chỉ số toàn châu Á-Thái Bình Dương của MSCI (trừ Nhật Bản) giảm 0,24%, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 1,49%.

Chỉ số đồng đô la (DXY) tăng nhẹ so với rổ tiền tệ thế giới sau khi dữ liệu lạm phát củng cố khả năng cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản của Fed. Theo đó, DXY tăng 0,08%, với đồng euro giảm 0,04% xuống còn 1,1015 USD. Đồng yên Nhật tăng 0,04% so với đồng đô la ở mức 142,40 yên đổi 1 USD, trong khi đồng bảng Anh giao dịch ở mức 1,3042 USD, giảm 0,28% trong ngày.

Bên cạnh đó, giá dầu đã ổn định sau đợt bán tháo vào hôm thứ Ba, khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ bão Francine bù đắp lại lo ngại về nhu cầu toàn cầu đang giảm. Cụ thể, dầu thô Mỹ tăng 2,37% và đạt mức 67,31 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng 2,05% lên mức 70,61 USD/thùng.

Toàn cảnh thị trường ngày 12/9 sau tin CPI và tranh luận Tổng thống Mỹ
"Toàn thị trường có lẽ đã cảm nhận được rằng một đợt cắt giảm lãi suất tới 50 điểm cơ bản sẽ không xảy ra..." (Ảnh: Bloomberg).

Giá vàng giảm khi hy vọng về đợt thay đổi mạnh lãi suất của Mỹ mờ nhạt dần

Hiện tại, giá vàng đã ổn định sau khi giảm nhẹ do thông tin về lạm phát mới đây làm suy yếu kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn từ Fed vào tuần tới.

Cụ thể, giá vàng giao ngay dao động quanh mức 2.512 USD/ounce, sau khi giảm 0,2% khi dữ liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng lõi tăng 0,3% so với tháng 7 và ở mức 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, giá vàng đã tăng hơn 20% trong năm nay, được hỗ trợ bởi kỳ vọng ngày càng tăng rằng Fed sẽ sớm bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất. Hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương và nhu cầu vững chắc trên thị trường phi tập trung cũng góp phần đẩy giá kim loại quý này tăng cao.

Vào lúc 7 giờ 53 sáng tại Singapore, giá vàng giao ngay ghi nhận không đổi ở mức 2.512,40 USD, sau khi đạt đỉnh kỷ lục 2.531,75 USD vào tháng 8. Giá bạc hầu như không thay đổi, trong khi giá bạch kim và palladium tăng nhẹ.

Bài liên quan
Tin bài khác
Thuế đối ứng của Mỹ “thổi bay” 2.500 tỷ USD trên thị trường Phố Wall

Thuế đối ứng của Mỹ “thổi bay” 2.500 tỷ USD trên thị trường Phố Wall

Chỉ trong 1 ngày, động thái thuế đối ứng mới của Mỹ đã “thổi bay” gần 2.500 tỷ USD vốn hóa trên Phố Wall. Thị trường toàn cầu chao đảo, S&P 500 mất 4.8% giá trị.
Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Việc mở cửa thị trường Singapore đối với sản phẩm gia cầm Việt Nam là một cột mốc quan trọng, thể hiện khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của ngành chăn nuôi trong nước.
Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ, trong khi vàng vọt lên đỉnh kỷ lục 3.148 USD/ounce trước thời điểm Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng toàn diện. Nỗi lo suy thoái kinh tế đang bao trùm thị trường.
Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên tăng giá, vàng cũng liên tiếp lập đỉnh kỷ lục khi bất ổn thuế quan của Mỹ đẩy dòng tiền đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo rủi ro đình lạm toàn cầu.
Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Do tăng đột biến các vụ việc phòng vệ thương mại mà Ủy ban Thương mại Hàn Quốc phải xử lý nên đơn vị này gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam.
Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Phố Wall chứng kiến đà sụt giảm mạnh khi niềm tin tiêu dùng Mỹ suy yếu và lạm phát dai dẳng. Các chỉ số S&P 500, Nasdaq đồng loạt giảm điểm, dấy lên lo ngại về nguy cơ đình lạm 2025.
Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Do nguồn cung trong nước cải thiện, nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I.
Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Những bất định vì chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn đang đè nặng lên Phố Wall, với chỉ số S&P 500 lao dốc. Giới đầu tư lo ngại cú sốc kinh tế trước ngày 2/4.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể tổ chức một phiên điều trần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng với với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam, dự kiến vào ngày 5/8/2025, trừ trường hợp có gia hạn.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hợp tác quốc tế, sẽ là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển một thị trường thương mại điện tử bền vững và đáng tin cậy.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vượt qua thách thức, tiếp tục tận dụng cơ hội tăng trưởng và mở rộng thị phần trên toàn cầu.
Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật sụt giảm mạnh sau lệnh thuế 25% của Mỹ: Toyota, Nissan, Honda đồng loạt 'bốc hơi' 3%, Thủ tướng Nhật cảnh báo hệ lụy toàn cầu.
Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Nguyên đơn đã chính thức rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá vào ngày 6/3/2025 với xi măng Việt Nam, với lý do tập trung nguồn lực cho vụ điều tra tự vệ xi măng đang diễn ra tại Philippines.
Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Hiện nay, có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, con số này dự kiến sẽ tăng lên 500 do nhu cầu từ các thị trường tiếp nhận ngày càng cao.
Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường tôm toàn cầu đang có sự phân hóa rõ rệt khi bước vào năm 2025. Trong bối cảnh ngành tôm quốc tế điều chỉnh sau năm 2024 nhiều biến động, các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang vận động theo những quy luật riêng, đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.