Thứ bảy 12/04/2025 19:21
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng viên Tổng thống nói gì về kinh tế Mỹ trong buổi tranh luận đầu tiên

11/09/2024 13:33
Các vấn đề về kinh tế được chọn là chủ đề mở màn cho phiên tranh luận ngày thứ Ba (10/9). Giá cả leo thang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của rất nhiều người Mỹ.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ 2024 đang đến gần, vào 21h ngày 10/9 giờ địa phương (8h sáng 11/9 giờ Việt Nam), bà Harris và ông Trump đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, thu hút sự chú ý của công chúng. Đặc biệt, các vấn đề về kinh tế được chọn là chủ đề mở màn cho phiên tranh luận này. Giá cả leo thang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của rất nhiều người Mỹ, khi họ đang phải vật lộn để có thể trang trải cho chi phí sinh hoạt sau một thời gian dài lạm phát ở mức cao.

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng viên Tổng thống nói gì về kinh tế Mỹ trong buổi tranh luận đầu tiên
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris tại cuộc tranh luận Tổng thống do Đài ABC tổ chức tại TP. Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ ngày 10-9 (Ảnh: REUTERS).

Theo đó, trong cuộc thăm dò mới của CNN tại sáu tiểu bang dao động, các vấn đề kinh tế vẫn là chủ đề được cử tri lựa chọn nhiều nhất khi được hỏi điều gì quan trọng trong lựa chọn Tổng thống của họ. Các tuyên bố và phát ngôn của hai ứng viên Tổng thống về nền kinh tế Mỹ sẽ được tổng hợp và làm rõ trong bài viết dưới đây.

Ông Trump nhấn mạnh về chương trình thuế, trong khi bà Harris cho biết, bà có kế hoạch giúp người dân Mỹ lo lắng về nền kinh tế.

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng viên Tổng thống nói gì về kinh tế Mỹ trong buổi tranh luận đầu tiên
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu trong cuộc tranh luận hôm thứ Ba tại Philadelphia (Ảnh: AFP).

Phó Tổng thống Kamala Harris nhấn mạnh rằng, bà có một kế hoạch để hỗ trợ các gia đình Mỹ đang lo lắng về nền kinh tế và chi phí sinh hoạt. "Tôi tin tưởng vào tham vọng, khát vọng và giấc mơ của người dân Mỹ", bà nói.

Bà Harris đã giới thiệu kế hoạch xây dựng một "nền kinh tế cơ hội", bao gồm các đề xuất của bà nhằm giúp cho nhà ở trở nên dễ tiếp cận hơn và mở rộng tín dụng thuế cho trẻ em. Đồng thời, bà cũng chỉ trích các đề xuất của cựu Tổng thống Donald Trump, chẳng hạn như việc cắt giảm thuế cho các tập đoàn lớn và lập luận rằng những chính sách này sẽ gây thiệt hại cho các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ.

Về phía ông Trump, ông này đã hứa sẽ gia hạn các điều khoản cắt giảm thuế từ Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm (TCJA) năm 2017, đặc biệt là các khoản giảm thuế thu nhập cá nhân và giảm thuế cho các tập đoàn. Ông cũng đáp trả bằng cách lặp lại tuyên bố rằng, ông sẽ áp đặt thuế quan lên các quốc gia khác, như Trung Quốc. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, Tổng thống Joe Biden đã duy trì những mức thuế tương tự.

Vị cựu Tổng thống còn nhấn mạnh tỷ lệ lạm phát của Mỹ đạt mức cao nhất dưới thời chính quyền Biden-Harris, nói rằng, điều này đã là một “thảm họa đối với người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, nhưng thực tế là với mọi tầng lớp”.

Thực tế, tuyên bố phía trên của ông Trump rằng lạm phát đạt mức cao nhất dưới thời chính quyền Biden-Harris là sai. Theo Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI), lạm phát đã đạt mức 9,1% vào tháng 6 năm 2022, nhưng đây không phải là mức cao nhất từng được ghi nhận. Thay vào đó, đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong gần 40 năm. Ví dụ, vào năm 1980, lạm phát đã gần chạm ngưỡng 15%, theo dữ liệu CPI từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ.

Một số dữ liệu lạm phát từ những năm đầu do Cục Thống kê Lao động duy trì cho thấy, lạm phát thậm chí còn cao hơn vào năm 1917, khi xu hướng này đạt gần 18%.

Bà Harris cho biết, các nhà kinh tế học chính thống ủng hộ kế hoạch kinh tế của bà hơn so với đối thủ Trump.

Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết, các nhà kinh tế học chính thống tin rằng kế hoạch kinh tế của bà sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng, trong khi kế hoạch của ông Donald Trump có thể sẽ làm thu hẹp nền kinh tế.

Goldman Sachs, trong một báo cáo phân tích vào tuần trước, đã nói chính xác điều này: các chính sách kinh tế của ông Trump, đặc biệt là về thương mại, sẽ khiến nền kinh tế Mỹ suy giảm vào năm 2025. Ngược lại, Goldman Sachs dự đoán rằng, các đề xuất chính sách kinh tế của bà Harris sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng ở mức khiêm tốn trong năm tới.

Cụ thể, ông Trump đã đề xuất áp thuế 10% đến 20% lên hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, ngoại trừ hàng hóa Trung Quốc vốn sẽ bị áp thuế 60%. Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, điều này sẽ khiến người dân Mỹ tốn thêm 2.600 USD mỗi năm.

Ngoài ra, đề xuất của cựu Tổng thống Trump về việc trục xuất 10 đến 20 triệu người nhập cư sẽ gây ra một “cú sốc lạm phát”. Theo nghiên cứu được trình bày tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson bởi nhà kinh tế học người Úc Warwick McKibbin, ngay cả khi chỉ thực hiện một phần của đề xuất này, lạm phát cũng sẽ tăng thêm 1,3 điểm phần trăm sau ba năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thước đo toàn diện nhất của nền kinh tế Mỹ, sẽ giảm 2,1 điểm phần trăm với số lượng trục xuất lớn như vậy.

Ngược lại, các đề xuất của bà Harris mang tính tiêu chuẩn hơn và sẽ giúp nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng, theo ý kiến của hầu hết các nhà kinh tế học chính thống.

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng viên Tổng thống nói gì về kinh tế Mỹ trong buổi tranh luận đầu tiên
Phó Tổng thống Kamala Harris tại buổi tranh luận (Ảnh: AFP).

Bà Harris cho biết chính quyền Biden phải "dọn dẹp mớ hỗn độn của ông Donald Trump".

Trump và Harris lần đầu tiên tranh luận trong chiến dịch tranh cử Tổng thống tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia vào ngày 10 tháng 9 ở Philadelphia. Win McNamee/Getty Images.

Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết, chính quyền Biden đã phải "dọn dẹp mớ hỗn độn của Donald Trump" sau bốn năm ông này tại vị ở Nhà Trắng.

Bà cáo buộc ông Trump để lại cho Mỹ "tình trạng thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái", "cuộc tấn công nghiêm trọng nhất vào nền dân chủ kể từ cuộc Nội chiến", và "dịch bệnh y tế công cộng nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ".

Qua kiểm chứng, tuyên bố của bà Harris không chính xác. Vào tháng 1 năm 2021, khi ông Trump rời nhiệm sở, tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 6,4%, theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ.

Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng vọt lên 14,8% vào tháng 4 năm 2020, khi đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Mỹ, bị đình trệ. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1939, theo dữ liệu lịch sử của Cục Thống kê Lao động.

Gần 22 triệu việc làm đã bị mất trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020 dưới thời chính quyền Trump khi nền kinh tế toàn cầu suy sụp do đại dịch. Tuy nhiên, đến khi ông Trump rời nhiệm sở, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ qua các giai đoạn
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ qua các giai đoạn (Ảnh CNN).

Bà Harris cho biết, kế hoạch thuế quan của ông Trump là "một loại thuế đánh vào các mặt hàng thiết yếu" và người dân Mỹ hiện đang phải trả nó.

Phó Tổng thống Kamala Harris cho rằng, đề xuất của cựu Tổng thống Donald Trump về việc áp đặt thuế quan lên đến 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu là "một loại thuế đánh vào các mặt hàng thiết yếu mà bạn cần để duy trì cuộc sống".

Tuy nhiên, điều mà bà không đề cập là dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden, các mức thuế quan nặng, chủ yếu lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng đã được áp dụng.

Vào tháng 5, chính quyền Biden đã áp dụng các mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và dự kiến triển khai trong hai năm tới. Cụ thể, mức thuế sẽ từ 100% đối với xe điện đến 50% đối với các linh kiện năng lượng mặt trời và 25% đối với các ngành hàng khác.

Tuyên bố của bà Harris có cơ sở hợp lý. Theo Quỹ Hành động Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ, tổng cộng, mức thuế 20% trên tất cả hàng nhập khẩu và thuế 60% đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ tăng khoảng 3.900 USD thuế hàng năm cho một gia đình thu nhập trung bình.

Nếu mức thuế 20% chỉ là 10%, tổng tác động đối với các gia đình trung lưu có thể là 2.500 USD mỗi năm.

Các nghiên cứu khác cũng ước tính tác động của thuế quan mà ông Trump đề xuất sẽ làm tăng giá cả cho các gia đình, nhưng với mức thấp hơn. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính các mức thuế mới sẽ khiến hộ gia đình trung lưu mất thêm khoảng 1.700 USD hàng năm, trong khi Trung tâm Chính sách Thuế cho rằng, tác động có thể là 1.350 USD mỗi năm đối với các hộ gia đình có thu nhập trung bình.

Tin bài khác
“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

Cuộc chiến thương mại với “vũ khí” thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tuần qua, dù Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế với nhiều nước, làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ một số đối tác khỏi mức thuế 10%, nhưng khẳng định đây là “mức sàn” trong đàm phán – khiến bất ổn thương mại tiếp tục phủ bóng thị trường.
Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố áp thuế 125% với hàng hóa Mỹ từ ngày 12/4, đáp trả chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump, làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh đàm phán bế tắc.
Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi chính thức áp thuế đối ứng, Mỹ tuyên bố hoãn 90 ngày với nhiều nước, nhưng tăng thuế lên 125% với Trung Quốc, giúp thị trường tài chính toàn cầu phục hồi mạnh mẽ.
Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ sớm công bố biện pháp áp thuế “lớn” đối với dược phẩm nhập khẩu, làm gia tăng căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương và khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dược đảo lộn.
ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực trong “bão thuế quan” Mỹ

ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực trong “bão thuế quan” Mỹ

Tổng thư ký ASEAN kêu gọi hành động khẩn cấp, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, trong bối cảnh các nước thành viên của khối phải chịu mức thuế quan của Mỹ lên tới 49% đe dọa tới tăng trưởng.
Căng thẳng thương mại: Tổng thống Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc, đe dọa áp thêm thuế 50%

Căng thẳng thương mại: Tổng thống Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc, đe dọa áp thêm thuế 50%

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc, khiến giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trước làn sóng thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc tuyên bố có thể hạ lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng chi tiêu tài khóa để bảo vệ tăng trưởng.
Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

J.P.Morgan cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng vọt lên đến 60%, từ mức 40% trước đó, sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và tâm lý doanh nghiệp.
Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed

Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed

Kỳ vọng lạm phát 1 năm tại Mỹ đã nhảy vọt lên 3,5% - mức cao nhất kể từ năm 2022, sau động thái thuế quan mới, đẩy Fed vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa cắt giảm lãi suất và kiềm chế giá cả.
Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Mức thuế đối ứng 46% lên hàng Việt Nam khiến cổ phiếu nhiều công ty của Mỹ lao dốc, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã vướng “bẫy thuế” mới.
Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh các mức thuế quan mới là biện pháp đáp trả những hàng rào thương mại mà các quốc gia khác đang áp lên hàng hóa Mỹ.
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Ngành vận tải biển toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD đứng trước thảm họa khi kế hoạch thuế quan đối ứng của Mỹ khiến giá cước tăng vọt 16% chỉ trong 1 ngày, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng.
EU công bố

EU công bố 'kế hoạch mạnh mẽ' để trả đũa thuế quan của Mỹ

EU cảnh báo sẽ nhắm vào sở hữu trí tuệ và ngành dịch vụ tài chính để trả đũa thuế quan của Mỹ, khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng sử dụng công cụ “chống ép buộc” chưa từng có tiền lệ.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump nói các mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 tới đây sẽ “nhẹ nhàng”. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây là “Ngày Giải phóng” cho kinh tế Mỹ hay khởi đầu chiến tranh thương mại toàn cầu?