Thứ hai 25/11/2024 05:05
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris và những quan điểm chính sách trong cuộc phỏng vấn đầu tiên trên truyền hình

01/09/2024 15:38
Vào hôm 28/8 vừa qua, bà Kamala Harris đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp đầu tiên với giới truyền thông trên đài CNN. Vị Phó Tổng thống đương nhiệm đã tái khẳng định những quan điểm trước đó, đồng thời nói về những thay đổi chính sách đáng chú ý của bà.
Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Dana Bash từ đài CNN vào ngày 29 tháng 8 tại Savannah, Georgia
Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Dana Bash từ đài CNN tại Savannah, Georgia. (Ảnh: Will Lanzoni/CNN)

Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp đầu tiên kể từ khi trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết, việc giải quyết những khó khăn về kinh tế và thúc đẩy tầng lớp trung lưu sẽ là ưu tiên hàng đầu của bà vào ngày đầu tiên ở Nhà trắng.

"Tôi nghĩ rằng mọi người đã sẵn sàng cho một con đường mới để tiến về phía trước, theo cách mà nhiều thế hệ người Mỹ đã được thúc đẩy bởi hy vọng và sự lạc quan", bà Harris nói với CNN, đồng thời cho biết thêm, bà tin rằng các cử tri đã sẵn sàng "lật sang trang mới" đối với cựu Tổng thống Donald Trump, đối thủ đảng Cộng hòa của bà.

Liệu Phó Tổng thống đương nhiệm Harris có thể hiện thực hóa sự thay đổi đó hay không đã trở thành trọng tâm của cuộc phỏng vấn, khi chỉ còn hơn hai tháng nữa là đến ngày bầu cử. Và theo nhiều cách, cuộc đối thoại này thể hiện chiến lược "lướt sóng" mà bà Harris đã sử dụng kể từ tháng 7, khi Tổng thống Joe Biden quyết định rút khỏi cuộc đua vào Nhà trắng sau màn tranh luận yếu kém trước đối thủ Donald Trump.

Cụ thể hơn, bà Harris cho biết, ưu tiên hàng đầu của bà trong ngày đầu tiên sẽ là giải quyết những khó khăn về kinh tế của tầng lớp trung lưu, nhưng không nêu ra những chính sách cụ thể mà bà sẽ thực hiện. Mặc dù vậy, bà vẫn bảo vệ những thành tựu kinh tế của ông Biden, bao gồm sự gia tăng số lượng việc làm và tốc độ phục hồi sau đại dịch "nhanh nhất" trong số các quốc gia "giàu có".

Bên cạnh đó, bà Harris đã vượt qua những câu hỏi khó trong cuộc phỏng vấn và khẳng định rằng, các giá trị ưu tiên của mình vẫn được giữ nguyên, ngay cả khi bà đã thay đổi một số quan điểm nền tảng của mình. Hơn nữa, bà và người đồng hành tranh cử, Thống đốc Minnesota Tim Walz, đã gạt bỏ những tranh cãi về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch và những tuyên bố sai lầm trước đây khi nói họ tin rằng các cử tri quan ngại nhiều hơn đến nền tảng chính sách của ông Trump.

Tuy nhiên, bài kiểm tra quan trọng nhất sẽ là việc những cử tri ôn hòa nhìn nhận cách mà bà Harris xử lý các câu hỏi không có trong kịch bản, những câu hỏi gây áp lực lớn lên những chi tiết trong nền tảng chính sách của bà, bao gồm cả sự ủng hộ một thỏa thuận nhập cư, trong đó có việc xây dựng thêm bức tường biên giới hay cho phép khai thác khí đá phiến, hai chính sách mà bà đã vận động chống lại khi tranh cử trước đây.

Những thay đổi về chính sách

“Tôi nghĩ khía cạnh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất trong quan điểm và quyết định chính sách của mình là các giá trị cốt lõi của tôi không thay đổi”, Phó Tổng thống cho biết.

Bên cạnh đó, bà Harris cũng thừa nhận đã tiếp thu phản hồi từ “việc đi khắp đất nước”, với tư cách là Phó Tổng thống, dẫn đến một số thay đổi chính sách quan trọng so với chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2020 của bà.

“Tôi tin rằng điều quan trọng là phải xây dựng sự đồng thuận và tìm ra tiếng nói chung về cách chúng ta giải quyết các vấn đề”, bà cho biết.

Về hoạt động khai thác khí đá phiến, bà Harris cho biết, đã thay đổi lập trường của mình so với chiến dịch trước, và bỏ phiếu bảo vệ hoạt động khai thác khí đá phiến với tư cách là Phó Tổng thống. “Những gì tôi thấy là chúng ta có thể phát triển và tăng cường nền kinh tế năng lượng sạch mà không phải cấm khai thác khí đá phiến”, bà nói.

Đồng thời, Phó Tổng thống cho biết, quyết định ủng hộ dự luật nhập cư lưỡng đảng của bà có lợi thế hơn so với ông Trump, người đã hủy bỏ thỏa thuận vì lo ngại nó có thể đem lại lợi thế cho đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử thông qua việc vận động hành lang những người theo đảng Cộng hòa. Nếu trúng cử, bà Harris “đảm bảo” dự luật sẽ được thông qua.

Khi được hỏi liệu bà có còn ủng hộ phi hình sự hóa việc vượt biên trái phép hay không, ứng viên Tổng thống Harris cho biết "cần phải có hậu quả" đối với những người di cư không có giấy tờ, và bà sẽ thực thi luật. Tuy nhiên các hình phạt hình sự không được bà công khai ủng hộ.

Sau đó, tại một sự kiện diễn ra tại Wisconsin, ông Trump đã chỉ trích thái độ của bà Harris trong cuộc phỏng vấn. Ông nói: "Bà ấy ngồi sau chiếc bàn khổng lồ đó, và thành thật mà nói, bà ấy không giống một nhà lãnh đạo đối với tôi. Tôi không thấy bà ấy đàm phán với Chủ tịch Tập của Trung Quốc, cũng không thấy bà ta gặp Kim Jong Un".

Thống đốc bang Minnesota (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris (phải) trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 29 tháng 8
Thống đốc bang Minnesota (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris (phải) trong cuộc phỏng vấn với CNN. (Ảnh: Will Lanzoni/CNN)

Lựa chọn thành viên đảng Cộng hòa trong Nội các

Ở một khía cạnh khác, bà Harris đã bày tỏ hy vọng sẽ trở thành một Tổng thống của “tất cả người Mỹ”, đồng thời sẽ xem xét bổ nhiệm một thành viên đảng Cộng hòa vào Nội các của mình như một tín hiệu cho thấy bà đang theo đuổi sự đồng thuận lưỡng đảng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một cái tên cụ thể nào được bà đưa ra.

“Tôi đã dành cả sự nghiệp để tìm kiếm sự đa dạng về quan điểm”, bà Harris nói. “Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải có mọi người cùng tham gia để đưa ra những quyết định quan trọng nhất, dựa trên những quan điểm và kinh nghiệm khác nhau. Và tôi cho rằng, người dân Mỹ sẽ được hưởng lợi nếu một thành viên trong Nội các của tôi thuộc đảng Cộng hòa”.

“Ngày đầu tiên”

Đối với bà Harris, cuộc phỏng vấn này là một cơ hội quan trọng, khi mà bà vẫn đang tiếp tục giới thiệu bản thân mình với cử tri cả nước, một nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân nhằm mô tả cựu công tố viên và thượng nghị sĩ California như một chiến binh đấu tranh cho tầng lớp trung lưu.

“Vào ngày đầu tiên, đó sẽ là về việc thực hiện kế hoạch cho cái mà tôi gọi là nền kinh tế cơ hội”, bà Harris nói với CNN. “Tôi đã đưa ra một số đề xuất liên quan đến vấn đề đó, bao gồm những gì chúng ta sẽ làm để giảm chi phí sinh hoạt hàng ngày, những gì chúng ta sẽ làm để đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ và để đầu tư vào các gia đình”.

Cho đến nay, chiến dịch của bà đã củng cố được sự ủng hộ ở toàn đảng Dân chủ, và dẫn đầu trong các cuộc thăm dò. Cụ thể hơn, Phó Tổng thống hiện đang giữ vị trí dẫn đầu, dù khoảng cách với đối thủ là khá nhỏ nhưng ổn định, trên toàn quốc và đặc biệt là tại các tiểu bang dao động quan trọng.

Chìa khóa để duy trì và phát triển lợi thế hiện tại của bà Kamala Harris sẽ là giải quyết những câu hỏi khó về cách mà bà sẽ đại diện cho sự thay đổi so với ông Biden, đặc biệt là khi cử tri vẫn còn lo ngại về tác động của lạm phát sau đại dịch đối với túi tiền của họ.

Ngoài ra, bà Harris đã đáp trả một số lời chỉ trích của ông Trump, bao gồm cả bình luận của ông này về việc bà chỉ chấp nhận nguồn gốc da màu của mình vì mục đích chính trị. Bà nói: “Vẫn là những chiêu trò cũ rích và nhàm chán. Xin mời hãy đặt câu hỏi tiếp theo”.

Lân Nguyễn (theo Bloomberg)

Tin bài khác
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị cáo buộc hối lộ để cứu thỏa thuận năng lượng mặt trời. Vụ việc gây chú ý khi liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 10

Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 10

Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 10 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, đảo chiều so với mức giảm 1,7% của tháng 9 và vượt qua dự báo tăng 2,2%.
Các công ty Nhật Bản chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Các công ty Nhật Bản chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản chuyển hoạt động sản xuất tại Trung Quốc sang các quốc gia ASEAN. Xu hướng này xuất phát từ sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cùng những rủi ro kinh doanh tại đây.
Chủ tịch Fed cho rằng không cần vội vàng giảm lãi suất

Chủ tịch Fed cho rằng không cần vội vàng giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận định, nền kinh tế Mỹ đang vận hành tốt, cho phép giảm lãi suất một cách thận trọng. Ông nhấn mạnh sự bất định chính sách ở thời điểm hiện tại đòi hỏi cách tiếp cận chậm rãi.
Tổng thống Trump bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk dẫn dắt Bộ Hiệu quả Chính phủ

Tổng thống Trump bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk dẫn dắt Bộ Hiệu quả Chính phủ

Tổng thống đắc cử Trump đã bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, được kỳ vọng sẽ "xóa bỏ bộ máy quan liêu" và "cắt giảm chi tiêu lãng phí" dưới chính quyền mới.
Chính sách thuế của ông Trump có thể tác động mạnh đến Trung Quốc và tăng trưởng toàn cầu

Chính sách thuế của ông Trump có thể tác động mạnh đến Trung Quốc và tăng trưởng toàn cầu

Làn sóng bảo hộ thương mại từ chính sách "Nước Mỹ là trên hết" của ông Trump có thể làm giảm 0,5 điểm phần trăm tăng trưởng của Trung Quốc, và gây bất ổn kinh tế toàn cầu.
Tổng hợp những đề xuất kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Tổng hợp những đề xuất kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đưa ra một loạt đề xuất kinh tế nhằm giảm giá cả, tăng thuế quan và củng cố nền kinh tế – lĩnh vực được cử tri quan tâm hàng đầu trong chiến dịch tranh cử.
Chiến thắng của Tổng thống Trump mở rộng khoảng cách thị trường giữa Mỹ và châu Âu

Chiến thắng của Tổng thống Trump mở rộng khoảng cách thị trường giữa Mỹ và châu Âu

Chiến thắng của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử đã được đón nhận với niềm hân hoan tại Mỹ, nhưng không khí ở các nơi khác lại hoàn toàn trái ngược.
Trung Quốc nâng trần nợ của chính quyền địa phương để thúc đẩy kinh tế

Trung Quốc nâng trần nợ của chính quyền địa phương để thúc đẩy kinh tế

Trung Quốc tăng mức trần nợ địa phương lên 840 tỷ USD nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn, trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Chân dung người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Nhà Trắng

Chân dung người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Nhà Trắng

Vào thứ Năm (7/11), tân Tổng thống Donald Trump đã công bố rằng, quản lý chiến dịch của ông, Susie Wiles sẽ được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Xuất khẩu của Trung Quốc vượt dự báo trước nguy cơ thuế quan của Trump

Xuất khẩu của Trung Quốc vượt dự báo trước nguy cơ thuế quan của Trump

Xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 10 đã đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong hơn hai năm, khi các nhà máy gấp rút xuất hàng để đối phó với nguy cơ thuế qua mới từ Mỹ và EU.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tạm ngừng mua vàng tháng thứ sáu liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tạm ngừng mua vàng tháng thứ sáu liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tạm ngừng mua vàng trong tháng thứ sáu liên tiếp, mặc dù giá trị vàng dự trữ tăng, phản ánh chiến lược tìm kiếm giá tốt hơn trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu.
Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào?

Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào?

Với chiến thắng vang dội trong cuộc đua vào Nhà Trắng của ông Donald Trump, cùng lời hứa về các chính sách mạnh mẽ, nền kinh tế Mỹ đang chuẩn bị phải đối mặt với nhiều biến động lớn.
Thị trường vàng sẽ biến động ra sao khi nước Mỹ có Tổng thống mới?

Thị trường vàng sẽ biến động ra sao khi nước Mỹ có Tổng thống mới?

Việc nước Mỹ có tân Tổng thống được đánh giá có tác động đáng kể lên thị trường vàng, giá dầu và chính sách tiền tệ của các nước này, bởi cả Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều có những chính sách kinh tế khác nhau.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ và công thức giành chiến thắng của Donald Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ và công thức giành chiến thắng của Donald Trump

Ông Donald Trump đã chính thức tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong một cuộc trở lại đầy ấn tượng, hứa sẽ thực hiện một chương trình nghị sự mạnh mẽ và thay đổi sâu rộng hệ thống chính trị Mỹ.