Thứ tư 02/07/2025 08:39
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bầu cử Mỹ 2024: Khi hai chính đảng cạnh tranh ở cả tòa án

Với ngày bầu cử Mỹ sắp đến gần, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ vẫn đang cạnh tranh quyết liệt để giành lợi thế, bao gồm cả một làn sóng các vụ kiện từ cả hai phe.
Bầu cử Mỹ 2024: Khi hai chính đảng cạnh tranh ở cả tòa án
Bầu cử Mỹ 2024: Khi hai chính đảng cạnh tranh ở cả tòa án (Ảnh: AP).

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã chứng kiến hàng chục thách thức pháp lý từ ứng viên thua cuộc, cựu Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa, và sau đó đã bị các tòa án bác bỏ nhanh chóng.

Năm nay, cuộc đua gay cấn vào Nhà Trắng giữa vị cựu Tổng thống và ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris cũng đã tạo ra một làn sóng kiện tụng từ cả hai phe ngay trước thềm bầu cử.

Theo đó, đảng Dân chủ cho rằng, đảng Cộng hòa đang dọn đường để ông Trump phản đối kết quả nếu thua, và tuyên bố giành chiến thắng như ông đã làm cách đây bốn năm. "Trump sử dụng việc kiện tụng để xây dựng cấu trúc khiếu nại, nhằm tạo điều kiện cho ông tuyên bố mình là nạn nhân trong khi ông này đã thất bại một cách rõ ràng", Marc Elias, luật sư bầu cử hàng đầu của đảng Dân chủ, viết trên X.

Ngược lại, đảng Cộng hòa cho biết, họ đưa ra các vụ kiện với lý do "chính trực bầu cử", khi ông Trump cáo buộc rằng cách duy nhất bà Harris có thể chiến thắng vào thứ Ba (5/11) là nếu đảng Dân chủ "gian lận". "Tôi hiểu rõ hơn ai hết, những hành vi gian lận và thủ đoạn mà đảng Dân chủ đã thực hiện trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020", ông viết trên Truth Social.

Cựu Tổng thống Trump, 78 tuổi, chưa bao giờ thừa nhận cuộc bầu cử mà ông thua trước Joe Biden, và một thất bại lần này có thể mở đường khiến cho ông này bị đưa ra xét xử với các cáo buộc liên bang và tiểu bang về âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.

Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC), do con dâu của ông Trump là Lara đồng Chủ tịch, đã đệ trình hơn 130 vụ kiện, chủ yếu tập trung vào bảy bang chiến địa có thể quyết định kết quả bầu cử: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.

Theo đó, các vụ kiện của RNC và các nhóm đồng minh đã nhắm vào các quy trình đếm phiếu, máy bầu cử, đăng ký cử tri, phiếu bầu vắng mặt, việc chứng nhận kết quả và hàng loạt các vấn đề khác. Đảng Cộng hòa đặc biệt chú trọng ngăn chặn việc công dân không phải người Mỹ đi bầu, dù các nhóm giám sát nói rằng đây là hiện tượng rất hiếm gặp. Tại một số bang, họ đã nhắm vào các quy định về phiếu bầu qua thư, việc mà đảng Dân chủ từ lâu đã sử dụng với tỷ lệ cao hơn nhiều so với đảng Cộng hòa.

Bên cạnh đó, đảng Dân chủ cũng đã đệ trình hàng chục vụ kiện của riêng mình, nhằm bảo vệ quyền bỏ phiếu qua thư, phiếu bầu ở nước ngoài và tăng số lượng hộp gửi phiếu. Họ đã huy động một đội ngũ luật sư đông đảo nhằm giải quyết các tranh chấp trước và sau bầu cử.

Ông David Becker, Giám đốc điều hành Trung tâm Đổi mới và Nghiên cứu bầu cử, cho biết, nhiều vụ kiện của đảng Cộng hòa trước bầu cử, hầu hết đã bị bác bỏ, không nhằm làm rõ quy tắc bỏ phiếu mà để “tạo nền tảng cho những cáo buộc rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận”. “Chúng ta sẽ thấy những cáo buộc này được khơi lại, tùy vào kết quả bầu cử”.

Bầu cử Mỹ 2024: Khi hai chính đảng cạnh tranh ở cả tòa án
Cuộc đua gay cấn vào Nhà Trắng giữa vị cựu Tổng thống và ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris đã tạo ra một làn sóng kiện tụng từ cả hai phe ngay trước thềm bầu cử (Ảnh: Getty Images).

Ngoài ra, nỗ lực pháp lý của đảng Cộng hòa lần này đã được tổ chức tốt hơn bốn năm trước, khi được dẫn dắt một cách lộn xộn bởi luật sư riêng của ông Trump, Rudy Giuliani. Được biết, ông Giuliani, cựu Thị trưởng New York, cuối cùng đã bị truy tố tại bang Georgia và Arizona vì những nỗ lực làm sai lệch kết quả bầu cử, và bị buộc phải nộp gần 150 triệu USD vì phỉ báng hai nhân viên kiểm phiếu.

"Vào năm 2020, Trump có một nhóm luật sư hỗn tạp, nhiều người thiếu kiến thức pháp lý nhưng lại tràn đầy các giả thuyết âm mưu hoang đường", Donald Nieman, giáo sư lịch sử tại Đại học Binghamton, nhận xét.

Một số vụ kiện trước bầu cử nổi bật nhất đã diễn ra tại Georgia, nơi Tổng thống Biden đã thắng ông Trump với cách biệt chưa đến 12,000 phiếu vào năm 2020, và các thành viên hội đồng bầu cử thân Trump đã tìm cách thực thi các quy tắc mới. Sau đó, các tòa án tại Georgia đã chặn các thay đổi này, bao gồm một quy định yêu cầu đếm tay phiếu bầu và một quy định khác trao quyền cho các thành viên hội đồng từ chối chứng nhận kết quả.

Derek Muller, giảng viên Luật bầu cử tại Đại học Notre Dame, cho biết, số phiếu bị ảnh hưởng bởi mỗi vụ kiện trước bầu cử là “rất nhỏ” – từ 1,000 đến 2,000 cử tri hoặc phiếu bầu. Đồng thời, "nếu cuộc bầu cử rất sát nút, như năm 2000 tại Florida chỉ quyết định bởi 537 phiếu, thì mọi thứ đều quan trọng", ông Muller nói khi nhắc đến chiến thắng của George W. Bush trước Al Gore của đảng Dân chủ.

Tòa án Tối cao, vốn do phe bảo thủ chiếm ưu thế, đã từng giải quyết tranh chấp kiểm phiếu trong cuộc bầu cử năm 2000 có lợi cho Bush và lần này có thể lại tiếp tục đóng vai trò như vậy. Tòa án cấp cao nhất thường đứng ngoài các chiến dịch tranh cử, nhưng hôm thứ Tư vừa qua đã can thiệp, cho phép bang Virginia do đảng Cộng hòa lãnh đạo loại bỏ khoảng 1,600 người khỏi danh sách cử tri vì bị cho là không phải công dân Mỹ.

Tin bài khác
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản và dự báo sẽ cắt giảm hai lần trong năm nay, dù kinh tế Mỹ đối mặt với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại vì chính sách thuế của ông Trump.
Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Giới đầu tư cảnh báo thị trường có thể lao dốc mạnh nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông, khi giá dầu tăng và các chính sách thuế của chính quyền ông Trump khiến kinh tế toàn cầu vô cùng mong manh.
Doanh nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp “tối ưu thuế” để giảm chi phí

Doanh nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp “tối ưu thuế” để giảm chi phí

Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế diện rộng, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang quay lại chiến lược cũ: Điều chỉnh thiết kế sản phẩm để tận dụng mã phân loại hải quan có mức thuế thấp hơn.
"Trump Card" – Visa đầu tư Mỹ giá 5 triệu đô thu hút gần 70.000 đơn đăng ký

"Trump Card" – Visa đầu tư Mỹ giá 5 triệu đô thu hút gần 70.000 đơn đăng ký

Mô hình visa đầu tư mới mang tên “Trump Card” đang thu hút sự quan tâm lớn từ giới doanh nhân toàn cầu, với gần 70.000 người đăng ký chỉ trong vài ngày ra mắt.