Thứ bảy 12/04/2025 19:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021

11/09/2024 21:30
Tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong 1 năm ghi nhận ở mức 2,5% vào tháng 8, giảm 0,4 điểm phần trăm so với mức của tháng 7 và thấp hơn dự báo 2,6%.
Chỉ số PMI của Mỹ tăng trưởng thấp hơn dự báo làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế Chỉ số PMI của Mỹ tăng trưởng thấp hơn dự báo làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế
Báo cáo việc làm phi nông nghiệp Mỹ tháng 8: Tăng trưởng việc làm tại Mỹ chậm lại có thể thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất mạnh hơn Báo cáo việc làm phi nông nghiệp Mỹ tháng 8: Tăng trưởng việc làm tại Mỹ chậm lại có thể thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất mạnh hơn
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp làm dịu đi lo ngại về suy thoái thị trường lao động tại Mỹ Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp làm dịu đi lo ngại về suy thoái thị trường lao động tại Mỹ

Theo báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng tăng đúng như dự báo trong tháng 8, trong khi tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Điều này mở đường cho việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể cắt giảm lãi suất ở mức 0,25% vào tuần tới.

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021
Với lạm phát lõi cao hơn dự báo, con đường của Fed để cắt giảm 50 điểm cơ bản đã trở nên phức tạp hơn (Ảnh: Bloomberg).

Cụ thể hơn, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo tổng quát về chi phí hàng hóa và dịch vụ của toàn nền kinh tế Mỹ, đã tăng 0,2% trong tháng, đúng với kỳ vọng của Dow Jones, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.

Tỷ lệ lạm phát trong 12 tháng đạt 2,5%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với mức của tháng 7 và thấp hơn dự báo 2,6%.

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021
Chỉ số lạm phát của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021 (đường nét liền: CPI toàn phần; đường nét đứt: CPI lõi) (Ảnh: CNBC).

Tuy nhiên, CPI lõi (không bao gồm biến động giá thực phẩm và năng lượng), đã tăng 0,3% trong tháng, cao hơn một chút so với dự báo 0,2%. Tỷ lệ lạm phát lõi trong 12 tháng đạt 3,2% đúng với dự báo.

Dù các con số này cho thấy, lạm phát đang tiếp tục giảm dần, nhưng chi phí liên quan đến nhà ở vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Chi phí ở, chiếm khoảng 1/3 trọng số của CPI, đã tăng 0,5%. Mức tăng này chiếm phần lớn sự gia tăng trong chỉ số tổng thể, với việc chỉ số chỗ ở đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá thực phẩm chỉ tăng 0,1% còn chi phí năng lượng giảm 0,8%.

Phản ứng với tin tức này, hợp đồng tương lai thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm sau báo cáo, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng mạnh.

Theo công cụ đo lường FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch dự báo 85% khả năng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ phê duyệt mức giảm lãi suất 0,25% (25 điểm cơ bản) vào cuộc họp ngày 18 tháng 9 sắp tới.

"Đây không phải là báo cáo CPI mà thị trường mong đợi. Với lạm phát lõi cao hơn dự báo, con đường của Fed để cắt giảm 50 điểm cơ bản đã trở nên phức tạp hơn", bà Seema Shah, chiến lược gia toàn cầu trưởng tại Principal Asset Management, nhận định.

Bà cho biết thêm: "Số liệu này chắc chắn không phải là trở ngại cho hành động chính sách vào tuần tới, nhưng những người theo phe 'diều hâu' trong ủy ban có thể sẽ tận dụng báo cáo CPI hôm nay để làm bằng chứng rằng, đoạn cuối của cuộc chiến chống lạm phát cần phải được xử lý cẩn trọng – một lý do quan trọng để giữ mức giảm 25 điểm cơ bản”.

Ngoài ra, thu nhập thực tế tại Mỹ cũng tăng trong tháng, với thu nhập trung bình hàng giờ vượt mức tăng của CPI hàng tháng 0,2%, theo một báo cáo riêng của Cục Thống kê Lao động. Trên cơ sở 12 tháng, thu nhập trung bình hàng giờ đã điều chỉnh theo lạm phát tăng 1,3%.

Sự chú ý của Fed gần đây đã chuyển sang thị trường lao động đang chậm lại, với số lượng việc làm tạo ra kể từ tháng 4 đã giảm xuống gần một nửa so với năm tháng trước đó. Các nhà hoạch định chính sách trung ương Mỹ cho biết, việc ngăn chặn sự suy giảm của toàn nền kinh tế giờ đây quan trọng không kém so với cuộc chiến chống lạm phát, vốn đạt đỉnh vào mùa hè năm 2022 với mức cao nhất trong hơn 40 năm.

Dù Fed quyết định gì trong cuộc họp kết thúc vào thứ Tư tới, thị trường đã tính đến khả năng lãi suất sẽ giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc, đặc biệt là với kỳ hạn 2 và 10 năm, đang ở mức thấp nhất trong hơn một năm. Thêm vào đó, một chỉ báo suy thoái được gọi là đường cong lợi suất đảo ngược đã có dấu hiệu đảo chiều gần đây, cho thấy, khả năng giảm lãi suất từ Fed cũng như sự chậm lại của nền kinh tế.

Theo bà Lisa Sturtevant, nhà kinh tế trưởng của Bright MLS: "Dù lạm phát đã giảm, điều đó không có nghĩa là giá cả của những thứ mọi người mua thực sự đã giảm. Điều đó chỉ có nghĩa là giá không tăng nhanh như trước. Trên thực tế, người tiêu dùng Mỹ hiện đang phải trả cao hơn 20% cho hàng hóa và dịch vụ so với lúc trước đại dịch".

Ví dụ, giá vé máy bay đã tăng 3,9% trong tháng 8 sau khi giảm trong năm tháng trước đó. Bảo hiểm xe cơ giới cũng tiếp tục tăng, với mức tăng 0,6%, đẩy mức tăng trong 12 tháng lên 16,5%. Chi phí dịch vụ bệnh viện và liên quan tăng 0,4% và tăng 5,8% so với năm ngoái.

Cùng lúc đó, sự giảm mạnh của chi phí năng lượng đã giúp kéo giảm chỉ số lạm phát. Giá xăng giảm 0,6% trong tháng 8 và giảm 10,3% so với năm trước, một phần trong mức giảm 4% của chỉ số năng lượng.
Tin bài khác
“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

Cuộc chiến thương mại với “vũ khí” thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tuần qua, dù Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế với nhiều nước, làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ một số đối tác khỏi mức thuế 10%, nhưng khẳng định đây là “mức sàn” trong đàm phán – khiến bất ổn thương mại tiếp tục phủ bóng thị trường.
Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố áp thuế 125% với hàng hóa Mỹ từ ngày 12/4, đáp trả chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump, làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh đàm phán bế tắc.
Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi chính thức áp thuế đối ứng, Mỹ tuyên bố hoãn 90 ngày với nhiều nước, nhưng tăng thuế lên 125% với Trung Quốc, giúp thị trường tài chính toàn cầu phục hồi mạnh mẽ.
Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ sớm công bố biện pháp áp thuế “lớn” đối với dược phẩm nhập khẩu, làm gia tăng căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương và khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dược đảo lộn.
ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực trong “bão thuế quan” Mỹ

ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực trong “bão thuế quan” Mỹ

Tổng thư ký ASEAN kêu gọi hành động khẩn cấp, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, trong bối cảnh các nước thành viên của khối phải chịu mức thuế quan của Mỹ lên tới 49% đe dọa tới tăng trưởng.
Mỹ áp thuế 104% lên Trung Quốc, mở đàm phán với các đồng minh

Mỹ áp thuế 104% lên Trung Quốc, mở đàm phán với các đồng minh

Mức thuế 104% đã chính thức được Mỹ áp lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, đẩy căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên đỉnh điểm, trong khi Bắc Kinh cũng kiên quyết “không nhượng bộ”.
Trung Quốc phản ứng “cứng rắn” trước đe dọa thuế quan của Mỹ

Trung Quốc phản ứng “cứng rắn” trước đe dọa thuế quan của Mỹ

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ tiếp tục áp thuế quan bổ sung, cho rằng các đe dọa từ Washington là hành vi “cưỡng ép” và “bá quyền”.
Căng thẳng thương mại: Tổng thống Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc, đe dọa áp thêm thuế 50%

Căng thẳng thương mại: Tổng thống Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc, đe dọa áp thêm thuế 50%

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc, khiến giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trước làn sóng thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc tuyên bố có thể hạ lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng chi tiêu tài khóa để bảo vệ tăng trưởng.
Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

J.P.Morgan cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng vọt lên đến 60%, từ mức 40% trước đó, sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và tâm lý doanh nghiệp.
Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Mức thuế đối ứng 46% lên hàng Việt Nam khiến cổ phiếu nhiều công ty của Mỹ lao dốc, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã vướng “bẫy thuế” mới.
Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh các mức thuế quan mới là biện pháp đáp trả những hàng rào thương mại mà các quốc gia khác đang áp lên hàng hóa Mỹ.
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Ngành vận tải biển toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD đứng trước thảm họa khi kế hoạch thuế quan đối ứng của Mỹ khiến giá cước tăng vọt 16% chỉ trong 1 ngày, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng.
EU công bố

EU công bố 'kế hoạch mạnh mẽ' để trả đũa thuế quan của Mỹ

EU cảnh báo sẽ nhắm vào sở hữu trí tuệ và ngành dịch vụ tài chính để trả đũa thuế quan của Mỹ, khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng sử dụng công cụ “chống ép buộc” chưa từng có tiền lệ.