Thứ tư 18/09/2024 02:15
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Hãy trả học thuật về cho giảng đường

16/08/2024 12:19
Từ chuyện lùm xùm bằng cấp TS của ông Thích Chân Quang, Bộ GD-ĐT cần phải siết chặt các hệ đào tạo không chính quy, đặc biệt đào tạo trên đại học khi các “lò ấp” TS vẫn cứ hoạt động...
aa

Chuyện bằng cấp của ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) khiến dư luận đặt câu hỏi: Làm thế nào một người (có thể) xài bằng giả tốt nghiệp THPT bổ túc văn hóa mà đi học đến hai trường đại học (ĐH) và làm luận văn tiến sĩ (TS) Luật học chỉ hơn 2 năm? Luận văn lại được một Hội đồng với các GS-TS hàng đầu của ngành Luật ca ngợi đến tận mây xanh, xem đó là những phát hiện có tính học thuật tầm cỡ.

Hiện các cơ quan chức năng và các trường ĐH liên quan đang kiểm tra chuyện học của ông Việt nhưng có vẻ như các trường này rất khó khăn trong việc công bố kết quả cuối cùng. Vì sao vậy thì ai cũng có thể suy luận.

Dưới áp lực dư luận xã hội, vì một nền học thuật chân chính và tôn trọng khoa học, rồi đây chắc chắn những bằng cấp của ông Việt sẽ được làm sáng tỏ. Cái đau nhất, đáng buồn nhất là ông Việt đưa hàng loạt các GS đầu ngành của trường luật vào thế quá “khó đỡ”, đến nay chưa vị nào liên quan đến cái luận văn TS của Thích Chân Quang can đảm lên tiếng.

Dư luận đặt câu hỏi, có bao nhiêu bằng TS dỏm đang lưu hành trong xã hội?

Một việc cần kíp và nên làm nhanh là Bộ GD-ĐT phải tổ chức thanh tra chất lượng đào tạo của Trường ĐH Luật Hà Nội và nhiều trường khác nữa, không chỉ kiểm tra, thanh tra ở các trường liên quan mà thanh tra toàn diện, chấn chỉnh về chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH.

Việc Nhà nước cho phép mở các trường lớp hệ bổ túc văn hóa, các trường ĐH được đào tạo từ xa, hệ vừa học vừa làm, tại chức là chiến lược đúng đắn để phục vụ cho chiến lược “học tập suốt đời”. Tuy nhiên, chiến lược này đang bị lợi dụng khi các trường ĐH khắp nơi, thậm chí tận Tây Bắc, miền Tây, miền Trung đổ xô mở lớp đào tạo các hệ trên tại TP. HCM, các tỉnh thành khác, mà Bộ GD-ĐT không quản lý được chất lượng.

Một thực tế rất dễ nhận biết trong việc đào tạo theo kiểu nêu trên là có rất nhiều người muốn lấy bằng Ths., TS nhưng họ biết cách học ở đâu là “dễ” có bằng nhất! Lấy thực trạng ở TP. HCM sẽ rõ. Gần như tất cả các chuyên khoa, chuyên ngành ở TP. HCM đều có đào tạo trên ĐH nhưng nhiều người cất công đi xa, ra tận Hà Nội, Vinh, Thái Nguyên... học lấy bằng cho dễ. Thậm chí, bằng Chuyên khoa 1, 2 (lâm sàng trong ngành y), TP. HCM có nhiều trường đào tạo nhưng nhiều bác sĩ vẫn chạy ra Hà Nội “học dễ hơn”, các trường y Hà Nội hiện vẫn mở lớp vừa học vừa làm ở TP. HCM!

Bộ GD-ĐT có biết hiện tượng này?

Không biết tự khi nào các quan chức lại chuộng, sính bằng cấp đến vậy. Một chủ tịch tỉnh hay bí thư huyện, quận đâu cần cái bằng TS hay chức danh GS, PGS. Họ phải cáng đáng trọng trách, công việc ngập đầu, lấy đâu thời gian đi học, nghiên cứu?

Kỷ luật Đảng và chính quyền rất nghiêm khắc nếu phát hiện cán bộ dùng bằng giả nhưng bằng thật học giả vẫn nhan nhản và có nhiều cán bộ có cả chức danh PGS, GS, không biết bằng cách nào.

Hãy trả học thuật lại cho các giảng đường, bởi một quan chức đâu cần chức danh PGS, GS. Một việc khác, là cần và nên làm gấp việc thay đổi cách thức xét công nhận chức danh GS, PGS. Theo đó nên cho phép các trường ĐH tự xét các chức danh này theo thông lệ quốc tế .

Ngoài ra Bộ GD-ĐT cần siết chặt các hệ đào tạo không chính quy và phải phân biệt hệ chính quy và tại chức, từ xa, chớ không thể đánh đồng như hiện nay được. Điều này lâu nay các nhà quản lý giáo dục bậc ĐH đã lên tiếng bởi chất lượng các hệ đào tạo khác so với hệ chính quy!

Việc cần làm và làm gấp hiện nay là Bộ GD-ĐT cần siết ngay việc đào tạo các bậc học trên ĐH, nếu không, việc đào tạo sẽ còn tiếp tục trượt rất dài và không thể cứu vãn nổi...

Lưu Nhi Dũ

Bài liên quan
Tin bài khác
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang mở rộng nhờ vào xu hướng toàn cầu và cam kết quốc tế.
iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

Quý I/2025, sản lượng iPhone 16 có thể tiếp tục giảm mạnh, từ 53-55% so với quý trước, do nhu cầu thay đổi theo mùa và ảnh hưởng của iPhone SE thế hệ thứ 4.
Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Giá cà phê hiện chạm ngưỡng 5.000 USD/tấn, mức cao nhất trong 20 năm qua.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son