Thứ năm 19/09/2024 12:54
Hotline: 024.355.63.010
Nhận định thị trường

Giá cà phê tiếp tục duy trì ở mức cao do gián đoạn nguồn cung

17/09/2024 18:18
Việc gián đoạn nguồn cung do ảnh hưởng của thời tiết xấu và vấn đề vận chuyển đã đẩy giá cà phê tăng cao, với giá arabica đạt mức cao nhất kể từ năm 2011.
aa

Tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài đã đẩy giá cà phê arabica lên mức cao nhất trong vòng 13 năm. Cụ thể, giá kỳ hạn (tức là các hợp đồng mua bán với mức giá đã thỏa thuận nhưng giao và thanh toán sau) đã tăng tới 2% lên 2,6475 USD mỗi pound, mức cao nhất kể từ năm 2011.

Trong năm nay, giá kỳ hạn của loại hạt này đã tăng 40% khi sự thiếu hụt hạt cà phê robusta giá rẻ đã làm gia tăng nhu cầu đối với giống arabica – loại cà phê được các chuỗi cửa hàng cà phê ưa chuộng.

Giá cà phê tiếp tục duy trì ở mức cao do gián đoạn nguồn cung
Giá cà phê arabica đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011 (Ảnh: Bloomberg).

Đà tăng giá cà phê đã gia tăng do những lo ngại về thời tiết khắc nghiệt tại hai quốc gia sản xuất hàng đầu là Brazil và Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đang hoàn tất vụ thu hoạch 2024-2025, tuy nhiên triển vọng sản xuất đã suy yếu sau khi tình trạng nắng nóng và hạn hán đã ảnh hưởng đến các cánh đồng. Sự chú ý hiện nay đang chuyển sang tiềm năng của vụ mùa năm sau. Bên cạnh đó, Brazil đang phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, đe dọa gây thiệt hại thêm cho mùa vụ.

Trên toàn chuỗi cung ứng, tác động của đợt tăng giá năm nay đã trở nên rõ ràng. Công ty JM Smucker, với các thương hiệu nổi tiếng như Folgers và Café Bustelo chiếm lĩnh thị trường cà phê tại nhà ở Mỹ, đã tăng giá bán từ đầu mùa hè này. Chuỗi nhà hàng Pret A Manger cũng đã dừng chương trình đăng ký cà phê tại Anh, vốn cho phép khách hàng uống tối đa năm cốc mỗi ngày.

Bài liên quan
Giá vàng hôm nay 17/9: Vàng trong nước tăng thuận chiều thế giới
Giá xăng dầu hôm nay 17/9/2024: Mỹ chưa khôi phục sản lượng sau bão Francine
Giá heo hơi hôm nay 17/9/2024: Tăng 1.000 đồng/kg ở 2 miền Bắc - Nam
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/9/2024: Diễn biến giằng co

Việc tăng giá kỳ hạn arabica gần đây đã giúp mở rộng khoảng cách giữa loại này với hạt robusta giá rẻ hơn. Tuy nhiên, chênh lệch giá giữa hai loại hạt vẫn đang ở mức thấp theo dữ liệu lịch sử, đồng nghĩa với việc các nhà rang xay có khả năng sẽ thay thế robusta bằng arabica trong các hỗn hợp của họ.

Những yếu tố nào làm gia tăng lo ngại về nguồn cung?

Giá cà phê tiếp tục duy trì ở mức cao do gián đoạn nguồn cung
Giá cà phê tiếp tục duy trì ở mức cao do gián đoạn nguồn cung.

Những lo ngại về vụ thu hoạch sắp tới đang làm tăng thêm nỗi sợ thiếu hụt nguồn cung, sau khi thời tiết nóng và khô ở một số vùng của Việt Nam làm hư hại các cây cà phê vào đầu năm nay. Siêu bão Yagi và những hậu quả của nó cũng đã gây thiệt hại nặng nề ở miền Bắc nước ta.

Ngoài ra, các khu vực trồng cà phê hàng đầu của Brazil cũng đã phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt, đẩy giá arabica lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm.

Giá cả tăng cao, cùng với chi phí vận chuyển cũng tăng do sự gián đoạn ở kênh đào Suez và đồng USD mạnh lên, đã khiến chi phí của nhà rang xay cà phê Ý Lavazza tăng thêm hơn 800 triệu euro (865 triệu USD) trong hai năm qua.

Hãng Lavazza cho biết, với việc Quy định về Phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực vào cuối năm nay, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu mua cà phê sớm hơn nhằm tránh các yêu cầu phải chứng minh chuỗi cung ứng của họ không liên quan đến đất bị phá rừng sau năm 2020.

"Chắc chắn rằng cà phê mà các nhà rang xay châu Âu mua sẽ đắt hơn nhiều. Các công ty trong ngành cà phê đang đối mặt với nhiều khó khăn lớn".

Các chuyến hàng tăng cường từ Brazil và các nước sản xuất hàng đầu khác "có thể giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung và giá cả", theo nhà phân tích Alvin Tai của Bloomberg Intelligence. Tuy nhiên, ông Tai cũng lưu ý rằng, các nhà bán lẻ có thể sẽ chuyển mức giá cao còn lại này sang phía người tiêu dùng.

Sự tăng giá của cà phê đang góp phần vào tình trạng lạm phát của các mặt hàng đồ uống. Giá nước cam cũng đã tăng vọt do sản lượng giảm, và giá kỳ hạn ca cao tăng kỷ lục đang đẩy chi phí cho các loại đồ uống và món tráng miệng từ sô cô la lên cao. Tuy nhiên, giá các mặt hàng thiết yếu khác như ngũ cốc vẫn duy trì ổn định, giúp kiềm chế lạm phát tổng thể ngành thực phẩm.

Tin bài khác
Giá bạc hôm nay 19/9/2024: Quay đầu giảm

Giá bạc hôm nay 19/9/2024: Quay đầu giảm

Giá bạc hôm nay 19/9 được niêm yết ở mức 907.000 đồng/lượng mua vào và 952.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 909.000 đồng/lượng mua vào và 954.000 đồng/lượng bán ra.
Bản tin hàng hoá nhóm nguyên liệu công nghiệp 19/9/2024: Giá đường chạm đỉnh, trong khi cà phê arabica giảm sau đợt tăng mạnh

Bản tin hàng hoá nhóm nguyên liệu công nghiệp 19/9/2024: Giá đường chạm đỉnh, trong khi cà phê arabica giảm sau đợt tăng mạnh

Nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận giá đường thô chạm đỉnh 5 tháng qua do hạn hán ở Brazil, giá cà phê arabica giảm sau khi đạt mức cao nhất trong 13 năm.
Giá lúa gạo hôm nay 19/9/2024: Trong nước đồng loạt giảm nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 19/9/2024: Trong nước đồng loạt giảm nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 19/9, ghi nhận tại thị trường trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kg với cả mặt hàng gạo và lúa.
Bản tin hàng hoá nhóm nông sản 19/9/2024: Giá lúa mì, ngô và đậu tương biến động nhẹ

Bản tin hàng hoá nhóm nông sản 19/9/2024: Giá lúa mì, ngô và đậu tương biến động nhẹ

Thị trường nông sản thế giới biến động nhẹ do ảnh hưởng sản lượng và xuất khẩu
Giá heo hơi hôm nay 19/9/2024: Tiếp tục tăng trên cả nước

Giá heo hơi hôm nay 19/9/2024: Tiếp tục tăng trên cả nước

Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 19/9, ghi nhận thị trường heo hơi vẫn tiếp đà tăng trên cả nước, dao động quanh ngưỡng 63.000 - 67.000 đồng/kg.
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son