Trung Quốc chi mạnh tay 33 tỷ USD cho các lĩnh vực chip và quốc phòng nhằm bắt kịp Mỹ

10:06 17/05/2021

Trung Quốc đã chi số tiền kỷ lục 213,6 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 33 tỷ USD) trong năm 2020 để trợ cấp với mong muốn thúc đẩy các lĩnh vực chính bao gồm chất bán dẫn và quốc phòng, điều này nhằm củng cố lại sức mạnh của họ trong cuộc đua công nghệ với Mỹ.

Con số này thể hiện mức tăng 14% so với một năm trước đó, với các khoản hỗ trợ cho 113 doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn với tổng trị giá 10,6 tỷ Nhân dân tệ, con số này tăng gấp 12 lần so với một thập kỷ trước. 

Trung Quốc đã tăng cường trợ cấp để thúc đẩy sản xuất chip trong nước. © Reuters
Trung Quốc đã tăng cường trợ cấp để thúc đẩy sản xuất chip trong nước. © Reuters
Trung Quốc đã tăng cường trợ cấp để thúc đẩy sản xuất chip trong nước. Ảnh: Reuters

Sự gia tăng ồ ạt phản ánh việc Chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn rót tiền vào các ngành công nghiệp mục tiêu nhằm đẩy mạnh sự phát triển của họ khi quốc gia này đang phải cạnh tranh gay gắt với Mỹ về vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ. Đáp lại, Washington cũng đang xem xét một chương trình hỗ trợ để mở rộng sản xuất chip trong nước, làm dấy lên lo ngại về cuộc chạy đua trợ cấp cản trở cạnh tranh công bằng.

Nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu của Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International nhận được dưới 2,5 tỷ nhân dân tệ, bên cạnh khoản tài trợ 2,25 tỷ USD từ hai quỹ do nhà nước hậu thuẫn. SMIC có kế hoạch xây dựng một nhà máy mới ở Thâm Quyến với chi phí 2,35 tỷ USD.

Bắc Kinh cũng bổ sung thêm các khoản trợ cấp cho các nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip như Naura và Advanced Micro, vì tình trạng thiếu máy móc vẫn là một thách thức đối với mục tiêu sản xuất trong nước của họ. 

IC Insights dự báo chất bán dẫn do Trung Quốc sản xuất sẽ chỉ chiếm 19,4% tổng nhu cầu vào năm 2025. Sản xuất chip đa năng trong nước vẫn là ưu tiên hàng đầu mặc dù các dự án như vậy có xu hướng chững lại. 

Trong lĩnh vực quốc phòng, Bắc Kinh đang hướng tới chi các khoản tiền cho các công nghệ quân sự then chốt tiên tiến được coi là cần thiết để chống lại Mỹ. Trong số những đối tượng nhận trợ cấp có công ty đóng tàu China CSSC Holdings; Avic Shenyang Aircraft, công ty chế tạo máy bay chiến đấu và Beijing BDStar Navigation, chịu trách nhiệm về Hệ thống Định vị Toàn cầu.

Trong lĩnh vực dược phẩm, các khoản trợ cấp dành cho CanSino Biologics, công ty phát triển và sản xuất vắc-xin coronavirus, cùng Shanghai Pharmaceuticals Holding cũng tăng mạnh. 

Trung Quốc tăng mạnh trợ cấp cho các nhà sản xuất thuốc, bao gồm cả những người liên quan đến sản xuất vắc-xin. © Reuters
Trung Quốc tăng mạnh trợ cấp cho các nhà sản xuất thuốc. Ảnh: Reuters.

Trong số 4.290 công ty được đưa vào dữ liệu đối chiếu, 4.230 hoặc 98% cho biết họ đã nhận được trợ cấp. Khoảng 10% nhận được hơn 100 triệu nhân dân tệ.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấm các khoản trợ cấp được thiết kế để thúc đẩy xuất khẩu hoặc mở rộng sản xuất trong nước. Một số cho rằng chi tiêu cho ngành thép, vốn dẫn đến tình trạng dư thừa thép toàn cầu, đã vi phạm quy định của WTO. Tuy nhiên, do thiếu dữ liệu, WTO đã không thể khiếu nại. 

WTO vẫn không cấm tất cả các khoản trợ cấp, với nhiều quốc gia hỗ trợ cho ngành công nghiệp nước nhà. Chẳng hạn, Nhật Bản đã cung cấp khoảng 50 tỷ yên (tương đương 457 triệu USD) cho Mitsubishi Heavy Industries để phát triển SpaceJet. 

Mỹ và EU đã đấu tranh về tính hợp pháp của các khoản trợ cấp của nhau dành cho Boeing và Airbus kể từ năm 2004. 

Trong khi đó, Trung Quốc đã và đang sử dụng các khoản trợ cấp, cùng với các khoản vay lãi suất thấp, để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp trong nước. Đại dịch chắc chắn đã kéo theo sự gia tăng chi tiêu như vậy như trong trường hợp của nhà sản xuất đầu máy toa xe CRRC, công ty đã nhận được trợ cấp để duy trì việc làm.

Tuy nhiên, các công ty được nhà nước hậu thuẫn, chỉ chiếm một phần ba số doanh nghiệp niêm yết, thu về khoảng 60% số tiền, điều này cho thấy một sân chơi không đồng đều. 

Shinichi Seki, nhà kinh tế cấp cao chuyên về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Chính quyền trung ương vẫn chưa nắm được phạm vi trợ cấp của các chính quyền địa phương. Sự thiếu minh bạch đó cuối cùng có thể cho phép dư thừa công suất chỉ để duy trì việc làm".

Để đáp lịa việc Trung Quốc sử dụng trợ cấp, các nhà lập pháp Mỹ đang kêu gọi một chương trình tương tự. Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đang xem xét khoản trợ cấp 50 tỷ USD để mở rộng sản xuất chip trong nước, với sự hỗ trợ của Tổng thống Joe Biden. 

Seki cho biết: "Để duy trì sự cạnh tranh bình đẳng trên toàn cầu, các quy tắc quốc tế cần được đàm phán lại."

Bảo Bảo