Thứ bảy 21/09/2024 10:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cổ phần hóa Agribank, Mobifone... “rùa bò” - vì sao?

12/10/2020 00:00
Việc chậm trễ tiến độ cổ phần hóa (CPH) DN Nhà nước theo ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính có nguyên nhân khách quan do DN phải CPH có quy mô lớn, quản lý nhiều tài sản Nhà nước, đặc biệt là đất đai.
aa

Tại buổi họp báo về kết quả CPH DNNN ngày 28/3 của Bộ Tài chính, đại diện Cục Tài chính DN lấy ví dụ, trường hợp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), mặc dù đã hơn một năm thực hiện nhưng hiện phương án sử dụng đất vẫn chưa hoàn thành.

Cổ phần hóa Agribank, Mobifone... “rùa bò” - vì sao?
MobiFone vướng vụ AVG, nhiều người làm sai, bị kỷ luật, dẫn tới chậm trễ cổ phần hóa

Cụ thể, từ năm 2017, tuy Bộ Tài chính đã hướng dẫn rà soát đất đai, song do quy mô ngân hàng quá lớn, đến nay Agribank vẫn chưa rà soát, đưa ra được phương án sử dụng đất. Trong khi đó, MobiFone vướng vụ AVG, nhiều người làm sai, bị kỷ luật, dẫn tới chậm trễ.

Đối với trường hợp Tổng Công ty Giấy gặp khó khăn khi thoái vốn giấy Phương Nam, ông Tiến lý giải nguyên nhân: “Đấu giá 4 lần không ai mua. Chúng tôi cho rằng phải tính theo giá thị trường, còn cứ bảo nhà máy hoạt động rồi mà muốn bán hơn 1.000 tỷ đồng thu hồi rất khó, trong khi thực tế nhà máy đã hoạt động đâu.

Hay như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, hiện muốn bán cả giai đoạn 2 của dự án nhưng không giải quyết được tranh chấp giữa chủ đầu tư và tổng thầu EPC. Theo đánh giá của ông Tiến, thanh tra xác định sai phạm rồi nhưng quan trọng nhất là xử lý tranh chấp với nhà thầu nước ngoài. "Không thể xử lý một sớm một chiều được. Có cái không vướng thì nhà đầu tư không mặn mà", ông Tiến nói. Các DNNN chậm CPH tập trung vào một số Bộ, ngành có DN có giá trị đất đai cao như Bộ Xây dựng...

Ngoài ra, sự chậm trễ còn có nguyên nhân chủ quan do các địa phương, Bộ ngành đủng đỉnh. Theo quy định, vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện. Tuy nhiên, theo ông, quá trình này thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ CPH. "Nếu địa phương không quyết liệt, đủng đỉnh thì quá trình CPH chậm là đúng", ông Tiến đánh giá.

Hơn nữa, sau CPH, một số Bộ vẫn dùng dằng trong việc bàn giao DN về cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý vốn. “Tổng công ty Thép CPH 2 năm rồi nhưng nay mới làm thủ tục bàn giao. Tổng công ty Thép Giấy Việt Nam vừa rồi cũng mới bàn giao về SCIC quản lý vốn” - ông Tiến lấy ví dụ.

Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, theo kế hoạch, năm 2018 phải CPH 64 DN nhưng thực tế mới có 23 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Kế hoạch cổ phần hóa năm 2019 là 18 DN. Như vậy, cùng với hơn 40 DN chưa làm xong của năm 2018, nếu không có biện pháp quyết liệt thì không hoàn thành được.

Nha Trang

Tin bài khác
Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng lớn và thách thức cần phải vượt qua

Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng lớn và thách thức cần phải vượt qua

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng quan trọng khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng sức khỏe và an toàn thực phẩm.
Chiến lược thực hiện quy hoạch tỉnh Bình Dương tầm nhìn 2050

Chiến lược thực hiện quy hoạch tỉnh Bình Dương tầm nhìn 2050

Để thực hiện quy hoạch tỉnh Bình Dương, tỉnh sẽ tập trung triển khai 37 nhiệm vụ trọng yếu với nguồn vốn đầu tư công huy động từ nhiều nguồn lực.
Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì về cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon?

Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì về cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon?

Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) đang tạo ra thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu, nhất là thép, phân bón.
Việt Nam đầu tư 17,3 tỷ USD xây dựng hai tuyến đường sắt xuyên biên giới

Việt Nam đầu tư 17,3 tỷ USD xây dựng hai tuyến đường sắt xuyên biên giới

Việt Nam chuẩn bị triển khai hai dự án đường sắt quy mô lớn với tổng vốn đầu tư 17,3 tỷ USD, nhằm nâng cao hạ tầng giao thông, tạo liên kết khu vực.
Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp bền vững cho phát triển kinh tế.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son