Tại sao việc yêu cầu đưa ra phản hồi có thể là chìa khóa dẫn đến thành công?

15:55 01/03/2022

Tạo ra một văn hóa phản hồi không chỉ là chìa khóa cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn mà một số nghiên cứu cho thấy nó còn là động lực quan trọng nhất tạo nên các kết quả tích cực về tổ chức và tài chính.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng: phản hồi có thể có giá trị và mang lại cơ hội học tập và cải thiện tuyệt vời. Theo Gallup, những nhà quản lý đưa ra phản hồi một cách thường xuyên và có tác động mạnh mẽ tới nhân viên của họ sẽ giúp nhân viên có động lực để hoàn thành công việc xuất sắc cao gấp 3,2 lần và khả năng gắn bó trong công việc cao hơn 2,7 lần. 

Tạo ra một văn hóa phản hồi không chỉ là chìa khóa cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn mà một số nghiên cứu cho thấy nó còn là động lực quan trọng nhất tạo nên các kết quả tích cực về tổ chức và tài chính. An toàn tâm lý là gốc rễ của việc tạo ra văn hóa phản hồi, nơi người lao động có thể tiếp cận với nhau, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, giải quyết các thành kiến, đối thoại cởi mở, đưa ra những lời phê bình mang tính xây dựng và nêu bật những thành tích đạt được. Việc cho và nhận phản hồi là chuẩn mực và là một phần của văn hóa doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 87% nhân viên muốn “được phát triển” trong công việc của họ.

Phản hồi có thể gây khó chịu cho nhiều người, bất kể bạn đang ở bên đưa ra hay nhận lời phản hồi. Trên thực tế, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi một người phản hồi lại ý kiến của họ, nhịp tim của người nhận những lời phản hồi thường nhảy vọt, điều này thể hiện sự lo lắng nhất định, và đồng thời người đưa ra lời phản hồi cũng cảm thấy lo lắng như vậy. Mặc dù phản hồi không dễ dàng, nhưng điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về bản thân để phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

Việc đưa ra phản hồi tại nơi làm việc được chú trọng rất nhiều, nhưng nếu không có kỹ năng lắng nghe thì khả năng tiếp nhận phản hồi sẽ trở nên khó khăn hơn. Đó là bởi vì sức mạnh nằm ở khả năng của người nhận để xử lý và tích hợp thông tin.

Nếu bạn không nhận được phản hồi mà bạn tin rằng cần để phát triển, bạn có thể chủ động về việc bình thường hóa phản hồi ở nơi làm việc bằng cách hỏi ý kiến ​​phản hồi của đồng nghiệp. Thay vì nói "Tôi thế nào?" thử hỏi về điều gì đó rõ ràng, chẳng hạn như, "Bạn có thể vui lòng đưa ra phản hồi về quảng cáo chiến lược bán hàng của tôi không?" hoặc, "Tôi có nên nói nhiều hơn trong cuộc họp ngày hôm qua không?" 

Theo Harvard Business Review , một số bước hành động để yêu cầu phản hồi , bao gồm:

- Hãy nói rõ rằng bạn muốn nghe được phản hồi trung thực vì nó thực sự sẽ giúp bạn phát triển.

- Tập trung vào những gì bạn có thể làm tốt hơn trong tương lai hơn là những gì đã xảy ra trong quá khứ.

- Đặt câu hỏi và cụ thể về thời gian hoặc lĩnh vực bạn cần phản hồi, chẳng hạn như hiệu quả của bạn trong cuộc họp ngày hôm qua.

- Hãy lắng nghe nhiều hơn là phán xét. Việc trở nên dè dặt sẽ khiến khả năng người kia khó trở nên thành thành với bạn hơn.

Hãy chủ động trong việc yêu cầu phản hồi, bởi vì nó giúp bạn cảm thấy tự chủ và chắc chắn hơn. Bạn là người kiểm soát và có thể hướng cuộc trò chuyện theo những gì bạn muốn, điều này thực sự hữu ích cho bạn. Bạn có thể suy ngẫm lại xem phần nào của phản hồi đúng với bạn và phần nào có thể chưa đúng. Hơn nữa, người đưa ra lời phản hồi đôi khi sẽ không biết khi nào và làm thế nào để đưa ra lời phản hồi cho phù hợp, vì vậy việc chủ động hỏi sẽ cung cấp cho họ sự chắc chắn hơn vì họ có định hướng rõ ràng về những phản hồi được đưa ra. Và bằng cách yêu cầu lời phàn hồi cụ thể, nó sẽ giúp bạn cảm thấy những lời phản hồi phù hợp với bạn, giúp cuộc trò chuyện trở nên công bằng và bình đẳng hơn. Hãy cố gắng để biến việc yêu cầu phản hồi trở thành một thói quen. 

Bảo Bảo