Thứ ba 17/09/2024 01:59
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Nông nghiệp công nghệ cao – hướng đi vững chắc của Bình Dương

19/10/2022 08:44
Một trong những nội dung được nhắc đến nhiều lần trong các phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh Bình Dương đó là Hội thảo khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo “Sức bật nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương”. Có thể thấy, lãnh đạo tỉnh Bình D
aa

Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Bình Dương được biết đến là tỉnh công nghiệp, có chỉ số phát triển công nghiệp rất nhanh và cao. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 66,94%, 21,98% và 3,15%.

Mặc dù GDP nông nghiệp chỉ chiếm hơn 3%, tuy nhiên, Bình Dương cũng có nhiều điều kiện và tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC). Đây cũng là nội dung quan trọng của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và Bộ NN-PTNT nhằm thúc đẩy ứng dụng CNC trong nông nghiệp, Bình Dương đã có những chính sách rất cụ thể nhằm triển khai Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu và Vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Bình Dương chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Bình Dương chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, để thu hút, khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp công nghệ cao phát triển, từ nhiều năm nay tỉnh Bình Dương đã có chính sách cho vay vốn nông nghiệp công nghệ cao được ưu đãi với mức khoảng 70% lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Ðầu tư phát triển tỉnh Bình Dương, hạn mức vay ưu đãi từ 80-90% tùy theo quy mô của phương án đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã có 80 phương án được Quỹ đầu tư phát triển tỉnh ký hợp đồng tín dụng với tổng vốn phê duyệt 610 tỷ đồng, trong đó đã tiến hành giải ngân theo tiến độ thực hiện được 542,6 tỷ đồng.

Nhờ có chính sách ưu đãi như vậy, tới nay, tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt toàn tỉnh Bình Dương đã đạt khoảng trên 5.763 ha, diện tích nông nghiệp đô thị khoảng trên 172 ha với nhiều loại cây trồng có giá trị.

Nông dân tỉnh Bình Dương đã tích cực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại cây trồng có giá trị như dưa lưới, cây có múi, chuối…, các hộ sản xuất nông nghiệp đã đầu tư thâm canh, thiết kế hệ thống tưới phun tự động, nhỏ giọt, trồng cây theo phương pháp thủy canh, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đem lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhất.

Hiện, toàn tỉnh Bình Dương có khoảng 80 cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt với tổng diện tích khoảng 500 ha. Qua đó, giá trị bình quân sản xuất nông nghiệp đạt gần 100 triệu đồng/ha/năm; một số mô hình trồng bưởi ứng dụng công nghệ cao có thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/ha.

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của tỉnh Bình Dương cũng đã duy trì phát triển ổn định, cơ cấu ngành chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi quy mô nông hộ sang quy mô trang trại ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh có khoảng 912.000 con, trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 60%; tổng đàn gia cầm có khoảng 13,9 triệu con, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 70%.

Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Dương Phạm Văn Bông cho biết, hiện Bình Dương đã có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao gồm: Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên); Tân Hiệp - Phước Sang (huyện Phú Giáo); Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên) và An Thái (huyện Phú Giáo).

Tầm nhìn phát triển kinh tế xanh, bền vững

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn gắn với lợi thế và thị trường. Đồng thời, tiếp tục tập huấn tuyên truyền các chính sách phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nông nghiệp công nghệ cao được ứng dụng cả trong chăn nuôi
Nông nghiệp công nghệ cao được ứng dụng cả trong chăn nuôi.

Cùng với đó, xây dựng thương hiệu nông sản, chuỗi liên kết, truy xuất nguồn gốc xuất xứ để đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng có lợi thế. Mặt khác, tăng cường nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển giao các mô hình sản xuất áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, dự báo thị trường và liên kết “4 nhà” để tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp Bình Dương hướng tới thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm chủ lực gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa lớn đạt năng suất, chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.

Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2025 đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30%, diện tích đất trồng nông sản đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) chiếm 20%; số trang trại chăn nuôi được cấp chứng nhận thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (GAHP) chiếm 30%.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh nhấn mạnh: Việc phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao đang góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Vì thế, Bình Dương sẽ tiếp tục nỗ lực đầu tư vào phát triển khoa học, kĩ thuật để tạo tiền đề cho nông nghiệp công nghệ cao ngày càng được nhân rộng.

Hoàng Thu

Bài liên quan
Tin bài khác
Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Sau lệnh cấm vận của Mỹ vào năm 2019, Huawei buộc phải tìm cách khôi phục vị thế bằng cách tự phát triển chuỗi cung ứng chip trong nước.
Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tính đến 17 giờ ngày 15/9, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương với tổng số tiền là 1.094 tỷ đồng.
OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

Phiên bản xem trước của mô hình AI mới này sẽ có sẵn thông qua chatbot phổ biến của OpenAI là ChatGPT, dành cho người dùng Plus và team trả phí.
Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt tại Phần Lan luôn được Chính phủ Phần Lan đánh giá cao và là một trong 4 nước của chương trình Thu hút nhân tài của chính phủ Phần Lan.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son