Thứ tư 02/07/2025 11:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ông Trump bị ám sát hụt lần 2 và tác động tới cuộc tranh cử

Vị cựu Tổng thống vẫn an toàn sau khi ông Trump bị ám sát hụt lần thứ 2 tại sân golf của ông ở West Palm Beach, Florida vào Chủ nhật (15/9). Diễn biến này có thể dẫn tới những tác động chính trị quan trọng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Chiến dịch tranh cử Tổng thống hỗn loạn nhất lịch sử Mỹ

Việc cựu Tổng thống Donald Trump bị ám sát hụt lần thứ hai hôm Chủ nhật (15/9) đánh dấu một diễn biến gây sốc khác của một trong những chiến dịch tranh cử Tổng thống kịch tính và hỗn loạn nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ.

Ông Trump bị ám sát hụt lần 2 và tác động tới cuộc tranh cử
Sân golf nơi cựu Tổng thống Trump bị ám sát hụt lần thứ hai (Ảnh: Chandan Khanna/AFP).

Cụ thể hơn, nghi phạm bị bắt đã được các quan chức liên bang xác định là Ryan Routh, 58 tuổi. Theo CNN, người này đã có tám lần bị bắt trước đó, nhưng chủ yếu là vì những tội danh nhỏ. Năm 2002, Routh bị kết án vì tàng trữ súng máy, theo hồ sơ tòa án mà NBC đưa tin.

Chiến dịch của ông Trump và Cơ quan Mật vụ Mỹ thông báo rằng, cựu Tổng thống không bị thương sau khi một đặc vụ đã đối đầu với nghi phạm, người mà các quan chức cho biết, đang ở khoảng cách 300 đến 500 mét so với vị trí của Trump khi ông đang chơi golf. Nghi phạm đã bỏ chạy và sau khi cảnh sát mô tả chiếc xe của đối tượng, người này đã bị chặn lại và bắt giữ trên đường liên bang I-95.

"Trong bụi rậm, nơi người này ẩn nấp, có một khẩu súng trường AK-47 với ống ngắm, cùng hai chiếc ba lô và một máy quay GoPro. Đặc vụ Mật vụ đã làm rất tốt công việc của mình", cảnh sát trưởng Quận Palm Beach, Ric Bradshaw, cho biết.

Ông Trump bị ám sát hụt lần 2 và tác động tới cuộc tranh cử
Cảnh sát trưởng Quận Palm Beach, Ric Bradshaw, cầm trên tay bức ảnh về khẩu súng trường và các vật dụng khác được tìm thấy gần khu vực nghi phạm bị phát hiện vào Chủ nhật (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images).

Sự việc này đánh dấu lần thứ hai trong vòng hai tháng ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa bị tấn công, sau khi một tay súng đã bắn trúng tai ông Trump tại một cuộc vận động ngoài trời ở Butler, Pennsylvania, vào ngày 13 tháng 7, chỉ vài ngày trước khi ông tham dự Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa.

Tác động chính trị toàn diện của vụ việc sẽ dần rõ ràng hơn khi có thêm chi tiết được công bố. Tuy nhiên, vụ nổ súng tại sân golf Palm Beach có thể một lần nữa làm thay đổi cuộc đua Tổng thống đang vô cùng căng thẳng, và giúp ông Trump lật lại tình thế sau buổi tranh luận không thành công với Phó Tổng thống Kamala Harris, vốn đã đem lại đà tiến cho ứng cử viên của Đảng Dân chủ.

Ngay sau vụ việc, ông Trump đã gửi email tới người ủng hộ và khẳng định ông vẫn “an toàn và khỏe mạnh”. “Không gì có thể cản bước tôi”, ông viết. “TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG!”

Chuyển hướng sự chú ý

Sự kiện này chắc chắn sẽ nhanh chóng chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi buổi tranh luận Tổng thống diễn ra vào tối thứ Ba tuần trước (10/9). Trong những ngày gần đây, vị cựu Tổng thống và những người ủng hộ đã bị cuốn vào những tranh cãi sau khi ông Trump, dù không có bằng chứng xác thực, đã tuyên bố một thuyết âm mưu trong buổi tranh luận rằng, người nhập cư tại một thị trấn ở Ohio đang ăn thịt thú nuôi.

Ông Trump bị ám sát hụt lần 2 và tác động tới cuộc tranh cử
Ông Trump bị ám sát hụt lần 2 và tác động tới cuộc tranh cử.

Trước khi ra sân golf, ông Trump cũng đã đăng tải lên mạng xã hội và tuyên bố thẳng thừng rằng, ông không thích ngôi sao nhạc pop Taylor Swift, sau khi cô công khai ủng hộ bà Harris vào tuần trước. Những câu chuyện này, cùng với kết quả thăm dò sau buổi tranh luận cho thấy cử tri đang nghiêng về phía ứng cử viên Đảng Dân chủ, đã khiến chiến dịch của ông Trump có vẻ như đang chao đảo.

Tuy nhiên, sự kiện ở Florida đã mang lại cơ hội làm mới chiến dịch, và giúp ông Trump một lần nữa khơi dậy tinh thần ủng hộ từ những người hâm mộ trung thành nhất bằng cách tuyên bố sức mạnh bền bỉ của mình trước sự đàn áp.

Một số phụ tá và đồng minh của ông Trump đã nhanh chóng có phản ứng. Chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa Hạ viện, Elise Stefanik, cho biết trong một tuyên bố rằng, người dân Mỹ "phải đoàn kết sau lưng ông ấy vào tháng 11 để bảo vệ nền cộng hòa của chúng ta và mang lại hòa bình cho thế giới".

Hầu hết các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội chỉ đăng tải lời cảm ơn về sự an toàn của vị cứu Tổng thống và kêu gọi chấm dứt bạo lực chính trị. Các nhà lập pháp Dân chủ cũng có quan điểm tương tự, lên án bạo lực chính trị và cảm ơn lực lượng thực thi pháp luật.

“Tôi đã được thông báo về các báo cáo liên quan đến vụ nổ súng gần cựu Tổng thống Trump, và tôi rất vui khi biết ông ấy an toàn”, Phó Tổng thống Harris viết trên mạng xã hội. “Bạo lực không có chỗ đứng ở nước Mỹ”.

Nhóm công tác lưỡng đảng do Quốc hội thành lập sau vụ nổ súng ở Pennsylvania cho biết, họ cũng sẽ điều tra vụ việc ở Florida. Hiện cả hai chiến dịch tranh cử đều tiếp tục gửi yêu cầu gây quỹ và không thông báo kế hoạch ngừng quảng cáo chính trị hoặc lịch trình vận động.

“QUYẾT TÂM CỦA TÔI CÀNG MẠNH MẼ HƠN SAU MỘT LẦN NỮA BỊ MƯU SÁT!”, ông Trump viết trong một tin nhắn gửi đến những người ủng hộ vào tối hôm qua.

Đi tìm động cơ mưu sát

Tác động chính trị của sự kiện này có thể phụ thuộc vào những chi tiết được tiết lộ về nghi phạm.

Trước đó, trong vụ việc ở Pennsylvania, các quan chức thực thi pháp luật vẫn chưa xác định được động cơ chính trị cụ thể của Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, kẻ đã mưu sát ông Trump. Tuy nhiên, sau vụ nổ súng, Cơ quan Mật vụ đã thừa nhận mối lo ngại gia tăng về bạo lực chính trị. Đội bảo vệ của ông Trump cũng đã được tăng cường vào đầu năm nay do các mối đe dọa từ Iran đối với cựu Tổng thống. Cơ quan Mật vụ đã tăng cường thêm các nguồn lực cho ứng cử viên Đảng Cộng hòa sau sự kiện ở Pennsylvania.

Ngoài ra, các cuộc thăm dò cho thấy lợi thế của ông Trump trước Tổng thống Joe Biden đã cải thiện đôi chút sau vụ mưu sát vào tháng 7, và sự kiện này đtrở thành trọng tâm trong bài phát biểu của ông tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa một tuần sau đó.

Tuy nhiên, những tác động lâu dài khó có thể đo lường được trong cơn lốc chính trị, nổi bật là màn trình diễn thảm hại của ông Biden trong cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên và quyết định rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng và sau đó là ủng hộ bà Harris kế nhiệm. Vào Chủ nhật (15/9), bà Harris đang dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 49% so với 47,3% theo số liệu thăm dò trung bình của RealClearPolitics.

Tin bài khác
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản và dự báo sẽ cắt giảm hai lần trong năm nay, dù kinh tế Mỹ đối mặt với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại vì chính sách thuế của ông Trump.
Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Giới đầu tư cảnh báo thị trường có thể lao dốc mạnh nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông, khi giá dầu tăng và các chính sách thuế của chính quyền ông Trump khiến kinh tế toàn cầu vô cùng mong manh.
Doanh nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp “tối ưu thuế” để giảm chi phí

Doanh nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp “tối ưu thuế” để giảm chi phí

Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế diện rộng, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang quay lại chiến lược cũ: Điều chỉnh thiết kế sản phẩm để tận dụng mã phân loại hải quan có mức thuế thấp hơn.
"Trump Card" – Visa đầu tư Mỹ giá 5 triệu đô thu hút gần 70.000 đơn đăng ký

"Trump Card" – Visa đầu tư Mỹ giá 5 triệu đô thu hút gần 70.000 đơn đăng ký

Mô hình visa đầu tư mới mang tên “Trump Card” đang thu hút sự quan tâm lớn từ giới doanh nhân toàn cầu, với gần 70.000 người đăng ký chỉ trong vài ngày ra mắt.