Thứ ba 17/09/2024 01:59
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Nhà báo người Việt đầu tiên trên đất Mỹ là người làng tôi

08/03/2021 19:58
Đó là cụ Trần Trọng Khiêm, sinh năm 1821, quê làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao. Nay là xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ quê hương tôi!
aa
Văn Chỉ
Văn Chỉ "Làng Dòng" nơi lưu danh những con em trong làng đỗ đạt qua các thời kỳ.

Là người con sinh ra và lớn lên trên quê hương “Làng Dòng” văn hiến, làng Xuân Lũng (Xuân Lũng, Lâm Thao, Phú Thọ). Vùng đất của truyền thống hiếu học với bao đời khắc ghi trên Văn Chỉ lưu truyền cho đến tận ngày nay. Tự nhủ, bản thân mình cũng là người chịu đọc, chịu tìm tòi và có ý thức lưu giữ lịch sử quê hương. Thế nhưng với những sử liệu tôi được biết về Làng Dòng (Xuân Lũng) thì lưu bút tích về cụ Trần Trọng Khiêm mới đấy tôi mới được biết.

Tôi đang nghi hoặc, phải chăng cụ Trần Trọng Khiêm (Lê Kim) còn có tên gọi nào khác và gắn với dấu ấn lịch sử khác nào đó của làng tôi mà bản thân đã được đọc hay nghe nhưng chưa phân định rõ. Hoặc cũng có thể cụ Trần Trọng Khiêm không phải là người đỗ đạt cao trong làng nên sử liệu không ghi chép lại.

Còn hôm nay khi đọc “Con đường thiên lý” của học giả Nguyễn Hiến Lê tôi vỡ òa trong cảm xúc và cũng vỡ lẽ ra một điều quê hương tôi cũng còn nhiều điều tôi chưa biết tỏ. Rằng làng tôi có một bậc tiền nhân đã biết làm Báo vào cái thời buổi mà có khi dân Việt Nam ta chưa có khái niệm về báo chí. Xúc động vì nay là năm 2021 đúng 200 năm tôi là hậu thế đang nối nghiệp ông làm cái nghề cày, quốc trên con chữ. Tôi mạn phép viết đôi nét về ông bằng những tư liệu và thông tin mỏng manh, đứt quãng.

Kỳ I: Trần Trọng Khiêm có phải là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Mỹ?

Theo “Con đường thiên lý” Trần Trọng Khiêm sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc tại làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, vào năm 20 tuổi do làm ăn buôn bán ông thường xuyên phải vắng nhà. Lợi dụng điều đó Cai tổng trong làng đã tìm cách để quyến rũ vợ ông. Vào một sớm nọ bà đi chợ, Cai tổng cho lính bắt cóc đưa về nhà cưỡng bức. Bà kiên quyết chống cự lại nên bị đánh chết và vứt xác mất tích. Khi ông Khiêm về nhà nghe chuyện, quá uất ức ông liền cầm dao giết chết tên Cai tổng để trả thù cho vợ. Ông bị truy nã, phải trốn xuống Phố Hiến (Hưng Yên) và làm việc cho một tàu buôn ngoại quốc để kiếm sông.

Lênh đênh trên con tàu định mệnh suốt 12 năm từ 1842- 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua rất nhiều vùng đất xa lạ mà chưa có người Việt Nam nào đặt chân lới. Với trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được tiếng nước đó. Đến năm 1849 thì ông đặt chân đến thành phố New Orleons (Hoa Kỳ). Đến Hoa Kỳ, Trần Trọng Khiêm cải trang thành một người Hoa và đổi tên thành Lê Kim, ông tham gia vào đoàn đào vàng do một người Canada tên là Mark làm thủ lĩnh.

Để tham gia đoàn người này tất cả các thành viên phải đóng góp công của và tiền bạc. Phần Lê Kim ông đã góp 200 Mỹ kim để mua lương thực mà vũ khí. Trong gần 2 năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miềm Tây thực thụ. Đoàn của Lê Kim có 60 người nhưng Lê Kim đặc biệt được thủ lĩnh Mark yêu quý, tin tưởng. Do biết rất nhiều ngoại ngữ như tiếng Hà Lan, Trung, Pháp… nên ông được ủy nhiệm làm liên lạc cho thủ lĩnh Mark và thông ngôn trong đoàn. Ông cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông biết tiếng Việt Nam nhưng tiếng Việt lúc đó ở đấy không cần dùng đến.

Đình cả làng Xuân Lũng mới được phục dựng
Đình cả làng Xuân Lũng mới được phục dựng.

Miền Tây bang California ngày ấy là nơi cuộc sống luôn bị rình rập bới những hiểm nguy do thú dữ, núi lửa, động đất và đấu súng. Để đến được California tìm vàng, đoàn của Lê Kim thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người da đỏ. Ngoài ra, sốt rét và rắn độc cũng đã cướp đi mất quá nửa số thành viên trong đoàn của Lê Kim.

Sau khi ở California đã tích trữ được chút vàng làm vốn liếng. Lê Kim từ bỏ công việc làm vàng đầy nguy hiểm và quay trở lại San Francisco. Như vậy, nếu ông Trần Trọng Khiêm đặt chân đến New Orleons (Hoa Kỳ) vào năm 1849 theo học giả Nguyễn Hiến Lê thì ông phải là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Mỹ. Thế nhưng theo sách “Hỏi đáp về mọi chuyện khoa học xã hội” thì Bùi Viện mới là người Việt Nam đầu tiên tới nước Mỹ năm 1873, khi đó 23 tuổi. Vấn đề này tác giả loạt bài viết này không bình luận sâu vì không có căn cứ.

Nguyễn Trọng Khả

Kỳ II: Trở thành nhà báo và khởi nghĩa chống thực dân Pháp

Bài liên quan
Tin bài khác
Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Sau lệnh cấm vận của Mỹ vào năm 2019, Huawei buộc phải tìm cách khôi phục vị thế bằng cách tự phát triển chuỗi cung ứng chip trong nước.
Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tính đến 17 giờ ngày 15/9, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương với tổng số tiền là 1.094 tỷ đồng.
OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

Phiên bản xem trước của mô hình AI mới này sẽ có sẵn thông qua chatbot phổ biến của OpenAI là ChatGPT, dành cho người dùng Plus và team trả phí.
Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt tại Phần Lan luôn được Chính phủ Phần Lan đánh giá cao và là một trong 4 nước của chương trình Thu hút nhân tài của chính phủ Phần Lan.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son