Khu vực Đông Nam Á vốn mệnh danh là trung tâm phụ tùng ô tô thế giới đang chống chọi với đợt bùng phát dịch mới

11:10 23/08/2021

Đại dịch Covid-19 bùng phát khắp Đông Nam Á đã gây ra một làn sóng cắt giảm sản lượng tại các nhà cung cấp ô tô, và làm đóng cửa các nhà máy lắp ráp.

Sự khan hiếm phụ tùng ô tô từ Đông Nam Á đang buộc Toyota phải cắt giảm sản lượng. (Ảnh: Toyota)

Sự khan hiếm phụ tùng ô tô từ Đông Nam Á đang buộc Toyota phải cắt giảm sản lượng. (Ảnh: Toyota).

Nhà sản xuất chip Thụy Sĩ STMicroelectronics đã được thông báo trong tháng này rằng một nhà máy ở bang Johor, miền nam Malaysia sẽ phải tạm ngừng hoạt động. Theo chính quyền địa phương, hơn 200 công nhân đã bị chuẩn đoán nhiễm Covid-19. Cơ sở này đã ngừng hoạt động kể từ tháng Bảy.

Mặc dù nhà máy đã hoạt động trở lại nhưng những hậu quả vẫn tiếp tục nhìn thấy rõ nét. Hoạt động của nhà máy lẽ ra phải diễn ra mạnh mẽ, do sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu, nhưng việc ngừng hoạt động đã gây ra một số thiệt hại cho việc giao hàng.

Malaysia đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nhiễm COVID mới mỗi ngày. Chính phủ đã áp đặt lệnh khóa toàn quốc đầu tiên vào tháng Sáu. Với việc biên chế tại các nhà sản xuất ô tô và các nhà máy sản xuất phụ tùng chỉ giới hạn ở 10% công suất, sản lượng ở một số tiểu bang gần như bị đình trệ trong một thời gian dài.

Khu vực ASEAN đóng vai trò là trung tâm sản xuất của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Theo Hiệp hội Công nghiệp Phụ tùng Ô tô Nhật Bản, đây là nơi tập trung 30% hoặc hơn các địa điểm sản xuất cho các nhà cung cấp ô tô Nhật Bản - nhiều hơn đáng kể so với bất kỳ khu vực nào khác.

Ngành công nghiệp phụ tùng ô tô của Đông Nam Á được đánh giá cao nhờ nhân công giá rẻ, cung cấp phụ tùng không chỉ cho khu vực này mà còn cả Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và các nước khác. Những đợt bùng phát gần đây đã phá vỡ những động lực đó.

Không chỉ với mỗi Malaysia, các quốc gia Đông Nam Á đang phải vật lộn với tình trạng ca nhiễm tăng cao, sản xuất các bộ phận bị đình trệ.

Các ca mắc mới của Việt Nam khiến công nhân tại các điểm nóng phải ngủ tại chỗ để nhà máy tiếp tục hoạt động. Số lượng công nhân của nhà máy cũng đang được giới hạn từ 30% đến 50% so mức bình thường.

"Tỷ lệ sử dụng nhân viên đang giảm dần", một quan chức của một công ty sản xuất linh kiện ở TP.HCM cho biết.

Khi các nhà máy tạm ngừng hoạt động vì tránh lây lan dịch, chuỗi cung ứng rộng hơn sẽ bị ảnh hưởng.

Toyota và các nhà sản xuất ô tô khác đang chuyển sang tạm dừng sản xuất tại Nhật Bản trong bối cảnh chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á bị gián đoạn.
Toyota và các nhà sản xuất ô tô khác đang chuyển sang tạm dừng sản xuất tại Nhật Bản trong bối cảnh chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á bị gián đoạn. Ảnh: Nikkei Asia. 

Các nhà cung cấp ô tô Nhật Bản Sumitomo Electric Industries, Yazaki và Furukawa Electric có nhà máy sản xuất dây cáp tại Việt Nam. Quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nguồn nhập khẩu dây cáp hàng đầu của Nhật Bản vào năm 2014, theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cho biết. Tính đến năm 2020, Việt Nam chiếm khoảng 40% thị phần.

Nhiệm vụ phức tạp của việc bó dây điện vào dây cáp được thực hiện phần lớn bằng tay, đòi hỏi một lượng lớn công nhân làm việc

Nhưng khi các đợt bùng phát dịch mới diễn ra Việt Nam, các nhà sản xuất dây cáp không thể đáp ứng đủ lao động và buộc phải cắt giảm sản lượng.

1/5 cơ sở của Yazaki là ở Đông Nam Á, chiếm 17% tổng doanh thu hợp nhất. Yazaki có hai nhà máy tại Việt Nam và hoạt động sản xuất dường như đã bị ảnh hưởng một phần.

Tại hoạt động tại Việt Nam của Furukawa Electric, "công suất sử dụng nhà máy đã giảm kể từ tháng 7", đại diện công ty cho biết.

Koito Manufacturing, một nhà sản xuất đèn pha Nhật Bản, đã khởi động lại một nhà máy ở Malaysia vào thứ Ba sau khi đóng cửa vào đầu tháng Sáu.

Nhưng "việc sản xuất trong tương lai là không chắc chắn vì việc sử dụng nhà máy tại các nhà sản xuất ô tô không ổn định", một đại diện của Koito cho biết. Các nhà sản xuất vật liệu Nhật Bản như Toray và Mitsubishi Chemical đã cắt giảm sản xuất các sản phẩm dành cho ô tô ở Đông Nam Á.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản ngày càng khó mua sắm linh kiện. Daihatsu Motor cho biết hôm thứ Sáu (20/8) rằng họ sẽ tạm ngừng hoạt động tại bốn nhà máy lắp ráp của Nhật Bản trong tối đa 17 ngày. Ngoài tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, nguồn cung các linh kiện khác từ Malaysia và Việt Nam đã bị đình trệ.

Sản lượng sẽ giảm từ 30.000 chiếc xuống còn 40.000 chiếc trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9. Sản lượng sẽ giảm khoảng 19% đến 25% trong năm.

Theotrang tin Nikkei Asia, công ty mẹ của Daihatsu, Toyota Motor sẽ giảm sản lượng sản xuất toàn cầu của tháng 9 xuống 40% so với mục tiêu trước đó, chủ yếu do sự khan hiếm phụ tùng ô tô từ Đông Nam Á. Quyết định sẽ giảm 220.000 xe sản xuất ở nước ngoài.

Honda Motor trong tháng này đã cắt giảm sản lượng 20.000 xe tại Quảng Châu, Trung Quốc - giảm 20% so với kế hoạch sản xuất ban đầu từ cuối tháng Bảy. Tại Nhật Bản, hãng xe này đã tạm ngừng hoạt động tại nhà máy Suzuka ở tỉnh Mie.

Việc thiếu chip không chỉ đè nặng lên Honda mà nhà sản xuất ô tô này còn phải đối mặt với việc mua sắm linh kiện từ Indonesia và Thái Lan bị trì hoãn.

Nissan Motor đã đóng cửa một nhà máy lắp ráp ở bang Tennessee của Hoa Kỳ trong hai tuần vì các vấn đề mua sắm chất bán dẫn ở Malaysia. Động thái này được dự báo sẽ làm giảm sản lượng của hàng chục nghìn xe.

Các nhà cung cấp ô tô đã xây dựng nhà máy ở nhiều quốc gia Đông Nam Á để duy trì các chuyến hàng bền vững trên toàn cầu. Nhưng đại dịch đã làm thay đổi chiến lược đó.

Takashi Horii, trưởng nhóm nghiên cứu về châu Á tại Fourin, một công ty tình báo công nghiệp ô tô có trụ sở tại Nagoya, cho biết: “Ở Đông Nam Á, có nhiều trường hợp chuỗi cung ứng bổ sung đã được tạo ra trong toàn khu vực. Nếu việc sản xuất ngừng ở một quốc gia, có nguy cơ nguồn cung từ khu vực đó sẽ bị gián đoạn. Các hạn chế gây ra bởi đại dịch ở các quốc gia Đông Nam Á đang trở thành rủi ro của nhiều quốc gia trên thế giới".

Bảo Bảo