TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần xây dựng gói tín dụng hỗ trợ mới cho nhà ở xã hội bài bản hơn

09:05 17/04/2024

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Uỷ viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính- Tiền tệ quốc gia, cần thiết kế gói tín dụng hỗ trợ mới cho bất động sản, phải làm bài bản hơn vì gói tín dụng 120.000 tỷ chưa phù hợp.

Ảnh minh họa
Giá bất động sản ở Việt Nam tăng 100 – 400 lần trong hơn 30 năm qua (Ảnh: Minh họa).

Bất động sản là thị trường có sự tăng trưởng lớn nhất

  1. Lê Xuân Nghĩa, Uỷ viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính- Tiền tệ quốc gia khẳng định, từ năm 1990 đến nay giá vàng Việt Nam đã tăng 30 lần và giá vàng thế giới cũng tăng đúng 30 lần. Về giá bất động sản, ở Mỹ, giá bất động sản tăng 100 lần, trong khi đó, con số này ở Việt Nam tăng 100 – 400 lần.

“Có thể thấy, bất động sản là thị trường có sự tăng trưởng lớn nhất và ngày càng nóng. Song, về giá trị sử dụng vẫn không thay đổi, miếng đất 10m2 vẫn giữ nguyên 10m2 đến hiện tại. Chỉ có tiền “đổ” về đây ngày càng tăng, đây là vấn đề rất gay go cho thị trường”, ông Nghĩa nói.

Hiện nay có hàng nghìn dự án bất động sản đang đắp chiếu tại Hà Nội, lãng phí vô vàn đất đai và tài nguyên, phần lớn trong số đó là khó khăn về tài chính (chiếm 67%).

  1. TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ: “Một số chuyên gia nói rằng, người nghèo không nhất thiết phải sở hữu nhà ở mà đi thuê cũng được. Tư tưởng đấy không được đâu. Người Việt Nam không bao giờ có tư tưởng cả đời đi thuê nhà ở mà có thể giáo dục con cái thành nhân tài. Tư tưởng của người Việt ít nhiều gì cũng phải có miếng đất cắm dùi”.

Ông Nghĩa nhấn mạnh về tư tưởng của Thủ tướng về vấn đề nhà ở. Thủ tướng có nói: "Chính sách của Chính phủ không phải để đi xây nhà trọ mà xây nhà ở cho dân".

“Thủ tướng dùng một khái niệm rất hay nhà ở và nhà thuê mua. Thuê và về lâu về dài có thể mua. Phải là nhà ở, phải là sở hữu. Nếu không mua để cho bà con thuê mua sẽ yên tâm hơn”, ông Nghĩa nói thêm.

Ông Nghĩa nhìn nhận, nếu như chúng ta có chính sách và quan điểm như vậy thì tôi nghĩ những khó khăn về nhà ở cho người nghèo có thể xử lý được.

Ảnh minh họa
TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia.

Nên xây dựng một gói tài chính mới cho nhà ở xã hội bài bản hơn

  1. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, về tài chính của thị trường bất động sản, những năm gần đây thị trường có nguồn vốn mới là trái phiếu doanh nghiệp, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã nhảy vào thị trường này.Tuy nhiên, do cả thể chế, quản trị và sự khó khăn của từng chu kỳ, nên rất nhiều doanh nghiệp trong số đó đã gặp khó khăn về thanh khoản

Theo ông Nghĩa, từ đầu năm đến giờ số lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các tập đoàn bất động sản vượt xa các ngân hàng thương mại. Lần đầu tiên, bất động sản chiếm tới 80% lượng trái phiếu phát hành. Còn những doanh nghiệp xưa nay hướng về mặt pháp lý, vừa rồi đã được tháo gỡ, nên đã bắt đầu phát hành trái phiếu để kích hoạt tín dụng thị trường bất động sản. Tuy nhiên, vị chuyên gia nhận định, 7.000 – 8.000 nghìn tỷ đổ vào trong thị trường thực chất không giải quyết được vấn đề gì.

Về vốn của thị trường bất động sản, “Gói 120.000 tỷ chúng ta nên quên nó đi. Đây là gói do các ngân hàng thương mại đề xuất hỗ trợ thị trường bất động sản nói chung, trong đó có hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội. Chứ họ không có trách nhiệm gì cung cấp vốn cho thị trường bất động sản", ông nghĩa nói tiếp.

Vị chuyên gia này cho hay, phần lớn các chính sách sử dụng tiền của ngân hàng để làm từ thiện thường kết quả không khả quan, ví dụ như chính sách đánh bắt xa bờ cả ngân hàng và doanh nghiệp “nằm khóc”, chính sách về công nghiệp phụ trợ, đặc biệt, gần đây là gói 43.000 tỷ đồng của Nghị định 35…

Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, cần phải thiết kế 1 gói hỗ trợ mới, phải làm cho bài bản. Hiện nay, có những dự án chung cư mới có giá đến 280 triệu đồng/m2, mức giá này người dân không thể mua nổi. Do vậy, nghiêm túc mà nói, Nhà nước phải có chiến lược tài chính nhà ở. Chúng ta có thể tham khảo một số nước rất phổ cập về chiến lược này”.

Ông này phân tích, cũng thực hiện thông qua ngân hàng như Việt Nam, nhưng ở Singapore lãi suất phải do Chính phủ để ra. Ai là công dân của nước này được quyền mua nhà ở và vay mua tại ngân hàng. Kỳ hạn cực kỳ hấp dẫn từ 30 – 36 năm, lãi suất người mua phải trả là 2%/năm, còn phần lãi chênh còn lại do Chính phủ tài trợ.

Ông Nghĩa cho còn biết, Việt Nam lại làm ngược lại, lấy thị trường trừ 2%, nhưng xác định % của thị trường là điều khó có thể làm được. Ngoài ra, lãi suất chỉ được hỗ trợ 3 năm, hết niên hạn lãi suất thả nổi rất cao, thời gian cho vay lại quá ngắn. Điều này, là một cản trở lớn cho người nghèo muốn mua nhà.

Nhân Hà Phan