Thứ sáu 20/09/2024 05:24
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Họp Ban Soạn thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045

09/03/2021 14:11
Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung, Phó Trưởng ban soạn thảo. Sáng ngày 05/3/2021 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp Ban soạn thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
aa

Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập, đại diện Chương trình Cải cách Kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ).

Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung trong cuộc họp (nguồn internet)
Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung trong cuộc họp (nguồn internet).

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cho biết, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được ban hành cuối năm 2012 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và triển khai cụ thể qua Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 ban hành năm 2014 (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014) với 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động, với sự phân định trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức chủ trì và phối hợp thực hiện.

Nhìn chung việc thực hiện Chiến lược đã đi đúng hướng, triển khai khá toàn diện. Tăng trưởng xanh từ chủ trương chiến lược đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

Việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật thể hiện ở các nội dung xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức. Một số mục tiêu chiến lược đã đạt được, mảng đầu tư xanh đã dần chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu đầu tư phát triển cả công và tư.

Mặc dù việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2012-2020 đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng trong đó vẫn còn những mặt hạn chế như: Chiến lược thiếu định hướng và lộ trình khả thi cho các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và huy động nguồn lực do phương pháp luận chưa toàn diện; Nhiều mục tiêu của Chiến lược hiện đang giao thoa và chưa định lượng được; Việc huy động nguồn lực thực hiện tăng trưởng xanh mới chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn lực nhà nước và ODA; Các hoạt động thực hiện tăng trưởng xanh mới chỉ mang tính tự nguyện, thiếu quy định bắt buộc và chế tài trong giám sát, đánh giá.

Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới cho thấy tăng trưởng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu với nhiều sáng kiến và cam kết quốc tế, như các mục tiêu phát triển bền vững 2030 và Thỏa thuận Paris về giảm phát thải khí nhà kính. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian qua làm xuất hiện những xu thế mới như việc tăng đầu tư vào hoạt động sản xuất xanh và sản phẩm công nghệ cao, chính phủ số, đô thị thông minh,… Đặc biệt, phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng “phục hồi xanh” đang được nhiều quốc gia thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Do đó, việc xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 là cần thiết. Nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2012-2020 và cập nhật và phản ánh xu thế và bối cảnh trong nước và quốc tế mới, trong đó phải kể đến việc Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững, Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Trên cơ sở đó, tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung đề nghị đại biểu tập trung thảo luận vào 05 nhóm nội dung chính.

Thứ nhất, về bổ sung một số khía cạnh mới trong Chiến lược, bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc các quan điểm của Chiến lược giai đoạn 2012-2020Tổ Biên tập đề xuất bổ sung các khía cạnh về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số và một số nội dung xã hội.

Thứ hai, về Chiến lược sử dụng phương pháp định lượng, kết hợp các mô hình kinh tế lượng, mô hình cân bằng tổng thể, với các mô hình ngành trong xây dựng các kịch bản tăng trưởng xanh cho tổng thể nền kinh tế và từng ngành ưu tiên, phân tích chi phí - lợi ích, và đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Chiến lược.

Về năm cơ sở để tính toán, phân tích và đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu trong Chiến lược 2021-2030: để phù hợp với năm cơ sở của Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), mốc thời gian bắt đầu có can thiệp chính sách, giải pháp tăng trưởng xanh khi ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh năm 2014, và tính sẵn sàng của cơ sở dữ liệu từ các nguồn chính thống (Tổng cục Thống kê và các bộ ngành) được sử dụng thống nhất đối với tất cả các nhóm ngành, Tổ Biên tập đề xuất Ban soạn thảo cho phép lựa chọn năm 2014 là năm cơ sở để tính toán.

Thứ ba, đề xuất xây dựng giải pháp triển khai Chiến lược theo 2 nhóm giải pháp có tính xuyên suốt và giải pháp theo ngành ưu tiên để xác định rõ trọng tâm và tăng hiệu quả huy động nguồn lực trong việc triển khai Chiến lược. Việc lựa chọn ngành ưu tiên dựa trên các tiêu chí về đóng góp của ngành đối với phát triển kinh tế - xã hội, tỷ trọng phát thải khí nhà kính và đánh giá việc thực hiện Chiến lược giai đoạn 2012-2020.

Thứ tư, đề xuất bổ sung vào Chiến lược 2021-2030 các quy định, hướng dẫn cụ thể, có tính ràng buộc cao hơn trong triển khai thực hiện, biện pháp xử lý sau giám sát và quy định thẩm quyền, trách nhiệm của các bên liên quan trong giám sát, đánh giá. Công tác giám sát, đánh giá được thực hiện căn cứ trên “Bộ chỉ tiêu thống kê” được ban hành kèm theo Chiến lược 2021-2030.

Thứ năm, thảo luận Đề cương Báo cáo xây dựng Chiến lược.

Thảo luận tại cuộc họp, các đại biểu đã đánh giá cao nội dung dự thảo được Ban Soạn thảo, Tổ biên tập chuẩn bị. Đồng thời, tích cực góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến góp ý của thành viên Ban soạn thảo, Tổ Biên tập. Đồng thời, khẳng định Tổ Biên tập sẽ nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý của các đại biểu, tổng hợp và chỉnh sửa, bổ sung, sớm hoàn thiện dự thảo gửi xin ý kiến các Bộ cho ý kiến trước khi trình ban hành./.

Đình Lợi (t/h)

Tin bài khác
Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái Bầu Đức đầu tư mạnh vào cổ phiếu HAGL

Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái Bầu Đức đầu tư mạnh vào cổ phiếu HAGL

Thị trường chứng khoán ghi nhận bà Đoàn Hoàng Anh, con gái ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAGL, mua 2 triệu cổ phiếu HAG từ 10 đến 18/9.
Thị trường chứng khoán 19/9: VN-Index vẫn giữ vững được đà tăng

Thị trường chứng khoán 19/9: VN-Index vẫn giữ vững được đà tăng

Thị trường chứng khoán ghi nhận biến động thú vị từ phiên đáo hạn. Mặc dù ngưỡng 1.270 điểm tạo lực cản khiến giao dịch chậm lại, VN-Index vẫn duy trì đà tăng.
Thương vụ gọi vốn được giải ngân nhanh nhất lịch sử Shark Tank

Thương vụ gọi vốn được giải ngân nhanh nhất lịch sử Shark Tank

Màn gọi vốn làm phim điện ảnh của biên kịch phim "Mắt biếc" - Kay Nguyễn đã trở thành thương vụ được giải ngân nhanh nhất trong lịch sử Shark Tank Việt Nam.
Chứng khoán 18/9: Dòng tiền đổ về mạnh mẽ, VN-Index vượt 1.264 điểm

Chứng khoán 18/9: Dòng tiền đổ về mạnh mẽ, VN-Index vượt 1.264 điểm

Hôm nay, VN-Index đạt 1,264.9 điểm, tăng 12,02 điểm (+0,95%), nhờ thông tin khả năng “chốt sớm” quy định ký quỹ trước giao dịch cho tổ chức nước ngoài.
Chứng khoán ngày 16/9: VN-Index trượt dốc, thanh khoản biến động

Chứng khoán ngày 16/9: VN-Index trượt dốc, thanh khoản biến động

Ngày 16/9, VN-Index trượt dốc và thanh khoản giảm sâu, hiện đang ở gần ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son