Thứ ba 17/09/2024 02:00
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Điều chỉnh mới hướng tuyến đường sắt tốc độ cao TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ

04/03/2021 08:07
Điều chỉnh hướng tuyến cặp theo hành lang bên phải đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận để tránh đi vào khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc gây khó giải tỏa mặt bằng và giá đền bù cao...
aa

Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải vừa có quyết định giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án đường sắt (thuộc Bộ) lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Mô hình đường sắt tốc độ cao TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ

Mô hình đường sắt tốc độ cao TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ. (Ảnh: Viện khoa học và công nghệ Phương Nam)

Đây là dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Với chỉ đạo nêu trên, tuyến đường sắt từ TP. Hồ Chí Minh về miền Tây tiếp tục có những diễn tiến tích cực mới.

Quyết định của Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, thời gian thực hiện việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án là từ năm 2021 đến năm 2022. Bộ Giao thông - Vận tải giao Ban quản lý dự án đường sắt chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ theo các quy định hiện hành.

Trước đó, Viện khoa học và công nghệ Phương Nam đã hoàn tất báo cáo cuối cùng gửi UBND TP. Hồ Chí Minh và Bộ Giao thông - Vận tải về đề xuất điều chỉnh hướng tuyến, bổ sung 9 ga đô thị vệ tinh của dự án tuyến đường sắt tốc độ cao TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Với báo cáo đề xuất này, tuyến đường sắt về miền Tây có sự cập nhật điều chỉnh, có những thay đổi về hướng tuyến mới.

Cụ thể, theo quy hoạch chi tiết đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ trước đây, tuyến bắt đầu từ ga hàng hóa An Bình (Dĩ An, Bình Dương) đến Cần Thơ với chiều dài 173,677km gồm 14 ga.

Theo phương án có sự điều chỉnh mới, Viện khoa học và công nghệ Phương Nam đã đề xuất điều chỉnh hướng tuyến cặp theo hành lang bên phải đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận để tránh đi vào khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc gây khó giải tỏa mặt bằng và giá đền bù cao.

Bản vẽ thể hiện sự điều chỉnh hướng tuyến mới tại Dự án đường sắt  tốc độ cao TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ

Bản vẽ thể hiện sự điều chỉnh hướng tuyến mới tại Dự án đường sắt tốc độ cao TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Như vậy, Dự án được điều chỉnh hướng tuyến thuộc phạm vi TP. Hồ Chí Minh và hai tỉnh tỉnh Long An, Tiền Giang.

Đoạn tuyến còn lại qua Vĩnh Long, Cần Thơ bao gồm cả vị trí hai cầu lớn đường sắt qua sông Tiền và sông Hậu vẫn giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt năm 2013.

Quan điểm do Viện khoa học và công nghệ Phương Nam đưa ra cho biết, ưu điểm của việc thay đổi hướng tuyến là đường sắt sẽ sử dụng chung với hành lang đường cao tốc, giảm thiểu việc chia cắt khu vực dân cư, các khu công nghiệp đang hình thành và phát triển.

Đồng thời, việc phát triển hướng tuyến về phía Tây của cao tốc có quỹ đất để phát triển các TP vệ tinh, tận dụng được các đầu mối giao thông liên kết của đường cao tốc.

Từ đó, bổ sung đầu tư xây dựng 9 ga đô thị thành 9 thành phố vệ tinh của các tỉnh thành có đường sắt đi qua. Mặt khác, điều chỉnh lần này đã rút ngắn chiều dài toàn tuyến được hơn 5km, tiết kiệm kinh phí xây dựng gần 200 triệu USD.

Như vậy, tuyến đường sắt tốc độ cao TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ trong báo cáo đề xuất mới nhất có tổng chiều dài 134,9km và đi qua 5 tỉnh thành gồm: TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với 9 nhà ga có điểm đầu là ga Tân Kiên (TP. Hồ Chí Minh) và điểm cuối là ga Cần Thơ (TP. Cần Thơ). Ngoài ra, còn có tuyến nhánh từ ga Thanh Phú (Long An) đi cảng Hiệp Phước và cảng quốc tế Long An dài 44km, đi qua TP. Hồ Chí Minh, Long An.

Tổng mức đầu tư Dự án tương đương khoảng 10 tỉ USD, trong đó tuyến chính TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ 4.445,49 triệu USD, tuyến nhánh Thanh Phú - Hiệp Phước 791,35 triệu USD; 4,6 tỉ USD còn lại sẽ đầu tư ga đô thị và các hạng mục khác.

Đến nay, Dự án đã thu hút trên 20 nguồn vốn quốc tế từ Hoa Kỳ, các nước châu Âu và các quỹ tài chính quốc tế khác. Viện khoa học và công nghệ Phương Nam cũng kiến nghị cho phép tiếp tục nhiệm vụ tư vấn và vận động nhà đầu tư quốc tế tham gia hợp tác đầu tư dự án theo quy định.

Cũng trong tờ trình, loại hình cho Dự án đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ là đường sắt tốc độ cao, khổ đường đôi 1.435mm, kết hợp vận tải hành khách và hàng hóa. Tốc độ tối đa của tàu khách là 200km/h và tàu hàng là 150km/h.

Ông Hà Ngọc Trường - Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP, chuyên gia cao cấp đường sắt, người gắn bó với dự án này, cho hay, tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ hình thành kết nối giao thông hiện đại giữa TP và các tỉnh miền Tây Nam bộ, góp phần đưa kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long đi lên, đánh động toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ông Trường còn cho biết thêm, một nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho hay, ước tính lưu lượng đi lại từ các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM qua đường sắt sẽ đạt 46,5 triệu hành khách/năm và 147,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Mỗi năm tiếp theo, lượng khách sẽ tăng trưởng trung bình 5,5% và lưu thông hàng hóa tăng 6%, phù hợp với tăng trưởng dân số và GDP trong khu vực nghiên cứu.

Phương Ngân

Tin bài khác
Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Sau lệnh cấm vận của Mỹ vào năm 2019, Huawei buộc phải tìm cách khôi phục vị thế bằng cách tự phát triển chuỗi cung ứng chip trong nước.
Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tính đến 17 giờ ngày 15/9, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương với tổng số tiền là 1.094 tỷ đồng.
OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

Phiên bản xem trước của mô hình AI mới này sẽ có sẵn thông qua chatbot phổ biến của OpenAI là ChatGPT, dành cho người dùng Plus và team trả phí.
Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt tại Phần Lan luôn được Chính phủ Phần Lan đánh giá cao và là một trong 4 nước của chương trình Thu hút nhân tài của chính phủ Phần Lan.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son