Thứ ba 17/09/2024 02:00
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Đề xuất mới về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp tự quyết định giá bán lẻ

15/07/2024 09:35
Tại dự thảo mới đây, Bộ Công Thương giữ quan điểm doanh nghiệp tự tính giá xăng dầu theo các yếu tố Nhà nước công bố.
aa
Ảnh minh họa
Bộ Công Thương giữ đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu.

Trong hồ sơ thẩm định dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu lần thứ ba gửi Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương giữ nguyên quan điểm như trong bản thảo tháng 4 là Nhà nước sẽ không điều hành giá bán lẻ nhiên liệu trong nước. Thay vào đó, các doanh nghiệp đầu mối và phân phối xăng dầu sẽ tự tính và quyết định giá bán lẻ dựa trên các yếu tố do Nhà nước công bố.

Theo đó, cơ quan quản lý sẽ công bố giá thế giới bình quân mỗi 7 ngày và một số chi phí cố định, bao gồm tỉ giá ngoại tệ, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, và thuế nhập khẩu. Dựa trên dữ liệu này, doanh nghiệp đầu mối sẽ cộng thêm các chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức để tính giá bán tối đa. Giá bán lẻ tới người tiêu dùng không được cao hơn mức tối đa này. Giá bán lẻ tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo được phép tăng thêm tối đa 2% so với giá bán xăng dầu.

Doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu sẽ thông báo và kê khai giá bán gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sau khi công bố giá bán. Đồng thời, họ cũng phải gửi thông báo và kê khai giá bán đến Sở Công Thương, Sở Tài chính, và Cục Quản lý Thị trường tại địa phương nơi họ kinh doanh xăng dầu. Trong trường hợp giá xăng dầu biến động bất thường gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân hoặc khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo Luật Giá.

Khác với các bản thảo trước, lần này, Bộ Công Thương không đề xuất mức cụ thể về chi phí kinh doanh xăng dầu và lợi nhuận định mức mà doanh nghiệp được cộng vào giá bán lẻ (trước đây là 1.800 - 2.000 đồng mỗi lít hoặc 4 - 20%). Thay vào đó, nhà chức trách sẽ công bố định mức gốc ban đầu của chi phí lưu thông và rà soát mỗi ba năm một lần. Doanh nghiệp sẽ tính toán và điều chỉnh các chi phí này hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lợi nhuận định mức vẫn cố định ở mức 300 đồng mỗi lít, kg xăng dầu.

Các chi phí khác như vận tải, bảo hiểm, hao hụt, bốc dỡ... sẽ được cơ quan quản lý cập nhật mỗi ba tháng, trừ khi có biến động bất thường. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phải gửi báo cáo kiểm toán độc lập về các khoản chi phí này của ba tháng trước đó lên Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương cho rằng với cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay, cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đều phải thực hiện quá nhiều bước, làm cho thương nhân kinh doanh xăng dầu không chủ động trong quyết định giá bán lẻ và phải chờ đợi vào giá cơ sở do cơ quan quản lý nhà nước công bố.

"Đây là cải cách giúp thương nhân kinh doanh xăng dầu và cơ quan quản lý giá không phải tính toán và công bố định kỳ các chi phí kinh doanh định mức như hiện nay. Doanh nghiệp phải công bố giá đúng theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước giám sát việc công bố giá của các doanh nghiệp," Bộ Công Thương nêu rõ.

Ngoài ra, điểm mới của dự thảo lần ba là không quy định riêng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà hướng tới quy định bình ổn giá xăng dầu tương tự như các mặt hàng khác thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Việc bình ổn giá xăng dầu sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Giá 2023: Trường hợp giá xăng dầu biến động bất thường gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, và đời sống người dân, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá mức độ biến động và ảnh hưởng, sau đó gửi văn bản cho Bộ Tài chính tổng hợp và trình Chính phủ xem xét quyết định chủ trương bình ổn giá.

Anh Nguyên

Bài liên quan
Tin bài khác
Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Sau lệnh cấm vận của Mỹ vào năm 2019, Huawei buộc phải tìm cách khôi phục vị thế bằng cách tự phát triển chuỗi cung ứng chip trong nước.
Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tính đến 17 giờ ngày 15/9, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương với tổng số tiền là 1.094 tỷ đồng.
OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

Phiên bản xem trước của mô hình AI mới này sẽ có sẵn thông qua chatbot phổ biến của OpenAI là ChatGPT, dành cho người dùng Plus và team trả phí.
Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt tại Phần Lan luôn được Chính phủ Phần Lan đánh giá cao và là một trong 4 nước của chương trình Thu hút nhân tài của chính phủ Phần Lan.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son