Đâu là triển vọng cho thị trường toàn cầu năm 2022?

09:43 25/12/2021

Trước những bất ổn do ảnh hưởng đại dịch, lạm phát tăng cao,... liệu thị trường lạc quan có thể lạc quan trong năm tới?

Lạm phát giá thực phẩm hiện là vấn đề cấp bách trên toàn cầu
Lạm phát giá thực phẩm hiện là vấn đề cấp bách trên toàn cầu. (Ảnh: AFP)

Sự xuất hiện đột ngột và lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đã làm lung lay niềm tin vào triển vọng nền kinh tế toàn cầu khi các chính phủ tiếp tục áp đặt hạn chế cũng như cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Tệ hơn nữa, sự trỗi dậy của biến chủng làm dấy lên lo ngại gia tăng lạm phát. Nếu đại dịch kéo dài sẽ gây ra gián đoạn trầm trọng hơn cho chuỗi cung ứng, thiếu lao động dẫn đến đội giá hàng hóa. Mặt khác, đóng cửa quá lâu cũng có nguy cơ phá hủy mọi nỗ lực trong quá trình khôi phục kinh tế.  

Rủi ro lớn thứ ba và cũng là một trong những điều khiến giới đầu tư lo lắng nhất, là nhất cử nhất động của một số ngân hàng trung ương hàng đầu. Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ quyết định tăng tốc độ của các giao dịch mua bán tài sản vốn có hiện tượng giảm dần về số lượng trước đây và tăng cường ba lãi suất cho năm 2020. Thế nhưng các quyết định trên làm tăng mối đe dọa chính sách thắt chặt, đặc biệt ảnh hưởng đến những thị trường mới nổi. Tất cả rủi ro nêu trên được khuếch đại trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới định giá cao càng cao hơn. Theo dữ liệu của Bloomberg, giá trị cổ phiếu toàn cầu tăng gấp đôi lên 120 nghìn tỷ đô la kể từ tháng 3/2020. Tỷ lệ giá trên thu nhập kỳ hạn của chỉ số S&P 500 chuẩn không thấp hơn nhiều so với mức đỉnh của bong bóng dotcom vào cuối những năm 1990.

Tuy nhiên, rõ ràng rằng kể từ khi vi rút tấn công, các điều kiện kinh tế và tâm lý thị trường xảy ra nhiều thay đổi. Theo đó, thực hiện đúng các yêu cầu kinh tế vĩ mô trở nên dễ dàng hơn so với dự đoán phản ứng của thị trường. Không ai có thể lường trước được rằng S&P 500 sẽ vượt qua mức cuối năm 2019 sớm nhất là vào cuối tháng 7 năm 2020, khi Hoa Kỳ đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm lần thứ hai. Tương tự, thực tế cho thấy rằng lạm phát Mỹ tăng lên gần 7% vào cuối năm nhưng liệu có nhà đầu tư nào dự đoán được lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ chỉ ở mức 1,4% trong dịp Giáng sinh?

Sự khác biệt giữa các yếu tố cơ bản về kinh tế và tâm lý của nhà đầu tư không phải là mới nhưng cú sốc chưa từng có và ảnh hưởng sâu sắc từ phía các ngân hàng trung ương đối với thị trường khiến các bên khó lòng dự đoán hiệu suất của giá tài sản. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lo ngại, dịch bệnh không còn là yếu tố tiên quyết đối với quyết định của nhà đầu tư, một phần nhờ sự xuất hiện của vắc xin cũng như bởi các thị trường đã nhanh chóng học cách sống chung với vi rút.

Kế đến, tính đến thời điểm hiện tại, không rõ liệu khuynh hướng từ Fed có gây tổn hại nghiêm trọng hay không. Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ hiện đi trước đường cong lạm phát và đây là lý do tại sao lợi tức trái phiếu hầu như không tăng kể từ đợt thay đổi vào tuần trước. Trên thực tế, các nhà đầu tư đã bớt lo ngại về lạm phát ở Mỹ, tin rằng Fed sẽ đấu tranh để tăng lãi suất mạnh như dự báo. Ngoài ra, lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã tăng mạnh ở một số khu vực trên thị trường, khó có thể là nguyên nhân dẫn đến bán tháo toàn cầu. Trong khi suy thoái thị trường bất động sản của đất nước dự kiến sẽ tiếp diễn trong những tháng tới, nhà nước dần chuyển hướng sang nới lỏng chính sách, ngăn cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh hơn. 

TL