Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất 0,75% lần thứ hai liên tiếp để chống lạm phát

08:47 29/07/2022

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngày 27/7 đã ban hành đợt tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ hai liên tiếp khi tìm cách giảm lạm phát cao kỷ lục mà không tạo ra suy thoái.

Biểu đồ thể hiện mức lãi suất cơ bản của FED, hiện ở mức 2,25-2,5% (nguồn: Board of Governors of the Federal Reserve System)
Biểu đồ thể hiện mức lãi suất cơ bản của FED, hiện ở mức 2,25-2,5% (nguồn: Board of Governors of the Federal Reserve System).

Khi tăng lãi suất chuẩn cho vay qua đêm lên tới phạm vi 2,25% -2,5%, các động thái vào tháng 6 và tháng 7 thể hiện các hành động liên tiếp với quy mô lớn nhất kể từ khi Fed bắt đầu sử dụng lãi suất cho vay qua đêm làm công cụ chính của chính sách tiền tệ vào đầu những năm 1990.

Trong khi lãi suất huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp nhất đến những gì các ngân hàng tính phí lẫn nhau đối với các khoản vay ngắn hạn, mức lãi suất cũng được áp dụng vào vô số sản phẩm tiêu dùng như các khoản vay thế chấp có thể điều chỉnh, các khoản vay mua ô tô và thẻ tín dụng. Lãi suất hiện tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2018.

Thị trường phần lớn kỳ vọng vào động thái này sau khi các quan chức Fed thể hiện quan điểm về việc tăng lãi suất liên tục từ cuộc họp tháng 6. Cổ phiếu bật tăng mạnh sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell để ngỏ về động thái tiếp theo tại cuộc họp tháng 9, nói rằng nó sẽ phụ thuộc vào dữ liệu lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Các ngân hàng trung ương đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm lạm phát ngay cả khi nó có nghĩa là làm chậm nền kinh tế.

FED nhận định :"Tỷ lệ tăng việc làm đã diễn ra mạnh mẽ trong những tháng gần đây và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp". Các quan chức một lần nữa mô tả lạm phát đang “tăng cao” do các vấn đề của chuỗi cung ứng và giá thực phẩm và năng lượng cao hơn cùng với “áp lực tăng giá diện rộng hơn”. Powell cho biết ông không nghĩ rằng nền kinh tế đang suy thoái, mặc dù tăng trưởng âm trong quý đầu tiên và được dự đoán là hầu như không khả quan trong quý thứ hai.

“Hãy nghĩ về suy thoái là gì. Đó là sự sụt giảm trên diện rộng trên nhiều ngành đã duy trì trong hơn một vài tháng. Bây giờ có vẻ như nền kinh tế không giống như vậy, ”ông nói.

Sự gia tăng diễn ra trong một năm bắt đầu với lãi suất thả nổi xung quanh mức 0 nhưng đã chứng kiến ​​lạm phát vọt tăng lên mức 9,1%, trong khi Fed đặt mục tiêu lạm phát khoảng 2%, mặc dù nó đã điều chỉnh mục tiêu đó vào năm 2020 để cho phép lạm phát cao hơn một chút vì lợi ích của thị trường việc làm. Ông Powell cho biết Fed “cam kết mạnh mẽ” trong việc giảm lạm phát và nói rằng điều đó có thể đi kèm với một cái giá phải trả đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng.

Vào tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 3,6%, gần bằng mức toàn dụng. Tuy nhiên, lạm phát, ngay cả theo tiêu chuẩn chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Fed, ở mức 4,7% vào tháng 5, vẫn chưa đạt gần đến mức mục tiêu. Những nỗ lực để giảm lạm phát không phải là không có rủi ro. Nền kinh tế Mỹ đang đứng trên bờ vực suy thoái khi lạm phát làm chậm hoạt động mua hàng của người tiêu dùng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

GDP quý đầu tiên giảm 1,6% theo năm và các thị trường đang chuẩn bị cho việc đọc kết quả vào quý thứ hai sẽ được công bố vào 28/7 có thể cho thấy sự sụt giảm liên tiếp trong tăng trưởng kinh tế - một cuộc suy thoái.

Cùng với việc tăng lãi suất, Fed đang giảm quy mô tài sản nắm giữ trên bảng cân đối kế toán gần 9 nghìn tỷ USD của mình bắt đầu từ tháng 6. Bảng cân đối kế toán đã giảm 16 tỷ USD kể từ khi bắt đầu triển khai, mặc dù Fed đã đặt mục tiêu lên tới 47,5 tỷ USD và sẽ tăng tốc độ trong suốt mùa hè, cuối cùng đạt 95 tỷ đô la một tháng vào tháng 9. Quá trình này được các thị trường gọi là “thắt chặt định lượng” và là một cơ chế khác mà Fed sử dụng để tác động đến các điều kiện tài chính.

Các thị trường kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào mùa hè 2023, mặc dù các dự báo của ủy ban mở FOMC được công bố vào tháng 6 cho thấy không có sự cắt giảm nào cho đến ít nhất là năm 2024. Ngân hàng trung ương Mỹ đã phải đối mặt với những chỉ trích vì đã phản ứng chậm trong việc thắt chặt khi lạm phát bắt đầu tăng tốc lần đầu tiên vào năm 2021, và có thể đã đi quá xa và gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn.

Nguyễn Dũng