Thứ năm 03/10/2024 11:39
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Bán đấu giá vốn Nhà nước tại 8 công ty quản lý đường thủy

22/02/2022 21:15
SCIC bán đấu giá thành công 765.000 cổ phần vốn Nhà nước tại Công ty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10; hiện còn 7 doanh nghiệp quản lý bảo trì đường thủy mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
aa

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa tổ chức bán đấu giá thành công lô cổ phần (765.000 cổ phần) vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10 (trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh).

Ảnh minh họa
Phương tiện vận tải thủy trên kênh xáng Xà No, đoạn qua thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN).

Một nhà đầu tư bên ngoài trúng đấu giá với mức giá hơn 60.000 đồng/cổ phần, cao hơn giá khởi điểm gần 10.000 đồng/cổ phần.

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, hiện còn 7 doanh nghiệp quản lý bảo trì đường thủy mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối (51% vốn điều lệ).

SCIC đã có kế hoạch sẽ thoái hết phần vốn này trong năm 2022. Như vậy, sắp tới tất cả các doanh nghiệp quản lý bảo trì đường thủy quốc gia từng trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam sẽ trở thành doanh nghiệp cổ phần tư nhân.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho hay, toàn quốc có 15 đơn vị quản lý đường thủy quốc gia được thành lập cách đây từ hơn 30 năm trở lên, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp nhà nước, với nhiệm vụ chính là quản lý bảo trì hạ tầng luồng tuyến và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy.

Theo chủ trương cổ phần hóa, năm 2005, 5 đơn vị phía Bắc được chuyển sang mô hình công ty cổ phần mà Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ; đến năm 2015, 10 đơn vị còn lại được chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hóa.

Thời điểm chuyển đổi mô hình, giá trị tài sản của các doanh nghiệp từ 5-15 tỷ đồng. Đến nay, 8/15 công ty lần lượt được SCIC thoái hết phần vốn Nhà nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc thoái hết phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có thể dẫn đến thay đổi về tổ chức bộ máy, nhân sự, song cũng tạo sự chủ động cao hơn cho doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hoàn toàn được chủ động cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, hiện nay cơ chế để nhận việc bảo trì đường thủy đều thông qua đấu thầu nên các đòi hỏi lãnh đạo các doanh nghiệp phải năng động hơn trong tổ chức bộ máy và sản xuất kinh doanh./

Quang Toàn

Tin bài khác
Thị trường chứng khoán 2/10: VN-Index giảm về mốc 1287.84 điểm

Thị trường chứng khoán 2/10: VN-Index giảm về mốc 1287.84 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay 2/10, VN-Index ghi nhận mức giảm nhẹ hơn buổi sáng, nhưng mặt bằng giá cổ phiếu lại giảm mạnh.
Thị trường chứng khoán 1/10: Đà tăng chậm lại, VN-Index đóng cửa mức 1.292,2 điểm

Thị trường chứng khoán 1/10: Đà tăng chậm lại, VN-Index đóng cửa mức 1.292,2 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 01/10, đồng loạt thu hẹp đà tăng của các cổ phiếu ngân hàng, công ty chứng khoán và thép đã làm cho thị trường.
Quảng Ngãi: Nhiều doanh nghiệp thủy sản đối mặt với khó khăn vì thiếu nguyên liệu

Quảng Ngãi: Nhiều doanh nghiệp thủy sản đối mặt với khó khăn vì thiếu nguyên liệu

Thời gian qua, do không chủ động được nguồn nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Quảng Ngãi đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Thị trường chứng khoán 30/9: Nhóm ngân hàng chững lại, VN-Index tiếp tục giảm

Thị trường chứng khoán 30/9: Nhóm ngân hàng chững lại, VN-Index tiếp tục giảm

Thị trường chứng khoán ngày 30/9 chứng kiến sự chững lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng sau giai đoạn tăng trưởng mạnh. Sự suy giảm này tác động đến VN-Index.
Igloo xây dựng chiến lược để thu hút Gen Z và thúc đẩy sự thâm nhập bảo hiểm tại Việt Nam

Igloo xây dựng chiến lược để thu hút Gen Z và thúc đẩy sự thâm nhập bảo hiểm tại Việt Nam

Khi Gen Z vào tầm ngắm các công ty bảo hiểm nhưng làm sao để thu hút họ đến với bảo hiểm đang được các công ty công nghệ bảo hiểm quan tâm.