Chủ nhật 29/09/2024 05:15
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Singapore tiếp tục là thành phố đắt đỏ nhất thế giới

26/06/2024 11:31
Singapore tiếp tục thu hút giới siêu giàu nhờ duy trì danh tiếng về ổn định chính trị và kinh tế, cùng với môi trường kinh doanh thân thiện.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ngân hàng Julius Baer (Thụy Sĩ) hôm 25/6 công bố báo cáo Thịnh vượng và Phong cách sống Toàn cầu. Mục đích là đánh giá "chi phí cho lối sống xa xỉ" tại các thành phố trên khắp thế giới.

Theo đó, Singapore là thành phố đắt đỏ nhất với người giàu thế giới năm thứ hai liên tiếp. Xếp sau là Hong Kong (Trung Quốc), tăng một bậc so với năm ngoái.

Theo báo cáo hàng năm từ tập đoàn quản lý tài sản Thụy Sĩ Julius Baer Group, Singapore tiếp tục thu hút giới siêu giàu nhờ duy trì danh tiếng về ổn định chính trị và kinh tế, cùng với môi trường kinh doanh thân thiện. Thành phố này đứng đầu thế giới về độ đắt đỏ khi nói đến chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ như trang sức, giày dép và các dịch vụ bao gồm ẩm thực, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Trong khi đó, Hồng Kông là nơi đắt đỏ nhất để thuê luật sư và đứng thứ hai về giá mua bất động sản.

Tuy nhiên, các thành phố châu Á khác lại tụt hạng. Thượng Hải (Trung Quốc) năm ngoái đứng thứ hai, nhưng năm nay rơi xuống thứ tư. Đài Bắc (Trung Quốc) đứng thứ 8 năm ngoái, thì năm nay lại rời top 10. Tokyo giảm từ thứ 15 xuống 23, do đồng yen yếu.

Báo cáo thường niên lần thứ 4 về tài sản và lối sống toàn cầu của ngân hàng Thụy Sĩ đã so sánh chi phí của hàng hóa và dịch vụ tại 25 thành phố, từ tháng 11/2023 đến tháng 3/2024, trong đó phân tích mô hình tiêu dùng của những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (HNWI) - những người có ít nhất 1 triệu USD.

Kenny Ng Lai-yin, chiến lược gia tại Everbright Securities International, cho biết: "Khi nền kinh tế Trung Quốc đại lục và Hong Kong dần phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ xa xỉ đã tăng lên, đẩy giá cả lên cao".

Nghiên cứu phát hiện ra rằng "chi phí sinh hoạt đời sống cao" trên toàn cầu, bao gồm ôtô, bất động sản, rượu whisky, nhà hàng cao cấp và đồ trang sức, đã tăng 4% tính theo USD trong năm nay, chậm hơn mức tăng 6% vào năm 2023.

Cũng theo báo cáo, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi từ khu vực có giá cả phải chăng nhất năm 2023 đã trở thành khu vực đắt đỏ nhất, với "những đợt tăng giá đáng kể" và mọi thành phố châu Âu đều tăng hạng.

Thu Hằng (t/h)

TAGS:

Tin bài khác
Lốp ôtô Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá ở Nam Phi

Lốp ôtô Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá ở Nam Phi

Giai đoạn điều tra về chống bán phá giá với lốp ô tô Việt Nam được xác định từ 01/11/2023 đến 31/5/2024, và biên độ phá giá bị cáo buộc đối với Việt Nam là 84%.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam chủ yếu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, và châu Âu. Trong đó, Hoa Kỳ chiếm 54,4% tổng kim ngạch.
Việt Nam trúng thầu 59.000 tấn gạo xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam trúng thầu 59.000 tấn gạo xuất khẩu sang Indonesia

Việc Việt Nam tiếp tục trúng thầu, duy trì vị trí trong top các quốc gia xuất khẩu sang Indonesia cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ và nỗ lực của các doanh nghiệp.
Các loại tài sản sẽ ra sao sau khi Fed cắt giảm lãi suất?

Các loại tài sản sẽ ra sao sau khi Fed cắt giảm lãi suất?

Đợt cắt giảm lãi suất ngày 18/9 của Fed đã gây ra biến động trên các loại tài sản. Giá vàng giao ngay đã đạt lên mức đỉnh mới, trong khi chứng khoán châu Á cũng ghi nhận tăng điểm đáng kể.
Hoa Kỳ kết luận: Cá tra Việt Nam không bán phá giá

Hoa Kỳ kết luận: Cá tra Việt Nam không bán phá giá

Quyết định này đến sau khi Bộ Thương mại Mỹ tiến hành cuộc điều tra hành chính để xem xét lại lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra Việt Nam.