Nghệ An mong muốn được đón nhận sự quan tâm, đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản Nghệ An: Tổng kết 10 năm thực hiện quy định việc thành lập các tổ chức chính trị tại doanh nghiệp |
Hội nghị nêu trên được tổ chức với chuyên đề “Tình hình kinh tế - chính trị thế giới, khu vực và ở nước ta trong thời gian qua; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới”. Tham dự hội nghị có gần 500 đại biểu là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các doanh nghiệp có tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc và các tổ chức cơ sở Đảng đã chuyển đi theo Quy định số 60-QĐ/TW ngày 08/3/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Hội nghị bồi dưỡng kiến thức doanh nhân. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Đình Viện - Phó Bí thư Đảng ủy Khối nhấn mạnh: Việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp luôn được Đảng ủy Khối quan tâm, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế có sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Chuyên đề tại hội nghị hôm nay sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, giúp cho các học viên tiếp cận nội dung một cách có hệ thống, toàn diện, gợi mở để doanh nghiệp có những định hướng quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tiễn.
Ông Ngô Đình Viện - Phó Bí thư Đảng uỷ Khối doanh nghiệp tỉnh Nghệ An phát biểu tại hội nghị. |
Tại hội nghị, các học viên được nghe TS. Phí Vĩnh Tường - Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trao đổi về tình hình kinh tế, chính trị thế giới, khu vực. Trong đó, nhấn mạnh về những thuận lợi, khó khăn tác động trực tiếp đến nền kinh tế, chính trị trong nước, liên hệ hoạt động của doanh nghiệp giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới…
Theo TS. Phí Vĩnh Tường, tình hình kinh tế, chính trị thế giới thời gian qua có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó đoán định; tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp và không đồng đều, lạm phát có xu hướng giảm dần nhưng dai dẳng, tính rủi ro, bất ổn của nền kinh tế thế giới ngày một cao hơn. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới, nhất là xung đột vũ trang, căng thẳng địa chính trị leo thang, an ninh lương thực, gia tăng nợ công, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu… Theo dự báo, phục hồi kinh tế vào năm 2025, 2026 tuy có khả quan nhưng vẫn sẽ ở mức độ khiêm tốn. Lạm phát được dự báo giảm chậm, ở mức khoảng 3,5%, do đó vẫn liên tục gây áp lực cho điều hành chính sách của Chính phủ các nền kinh tế để ổn định kinh tế vĩ mô, đặt ra thách thức đối với doanh nghiệp; vấn đề cải thiện việc làm, thu nhập cho người lao động sẽ còn gặp khó khăn. Các mô hình thương mại quốc tế sẽ gắn bó chặt chẽ hơn với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế toàn cầu xanh, chuyển đổi số. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực xanh ngày càng nhiều hơn, nhất là trong xe điện, chất bán dẫn và năng lượng, tuy nhiên cùng với đó là tình trạng lạm phát xanh, đặt ra những thách thức đối với doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong chuyển đổi xanh.
TS. Phí Vĩnh Tường - Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đang trao đổi với các học viên tại hội nghị. |
Dự báo và phân tích bối cảnh thế giới đến 2030, tầm nhìn 2045, TS. Phí Vĩnh Tường nhấn mạnh về những thách thức đối với Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển trong hội nhập quốc tế, đó là: Thách thức từ nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới; thách thức từ yêu cầu cải cách thể chế khi gia nhập các Hiệp định thương mại thế hệ mới; sự suy yếu của cơ chế hợp tác đa phương; chiến lược của các cường quốc; thách thức với an ninh, chủ quyền và các mối đe dọa xung quanh. Tuy vậy, với sự phát triển vượt trội của công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu và hướng vào các lĩnh vực xanh, lĩnh vực số.