Những chính sách, thủ tục hành chính thuế hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19
- 23
- Chính sách với doanh nghiệp
- 15:13 05/11/2021
DNHN - Để khắc phục tác động tiêu cực và giúp nền kinh tế vượt qua thách thức của dịch bệnh, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế kịp thời triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó một số công cụ về thuế, phí, và lệ phí. Dưới đây là một số nội dung mới về chính sách, thủ tục hành chính thuế đã và đang triển khai trong thực tiễn.

Nội dung quản lý thuế mới
Ngày 13/6/2019, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 gồm 17 Chương, 152 Điều, trong đó quy định những nội dung thay đổi chính như sau:
Sửa đổi phạm vi điều chỉnh, đảm bảo bao quát việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; sửa đổi các quy định để tạo cơ sở pháp lý cho quản lý thuế hiện đại, tiếp cận tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý thuế.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục quản lý thuế hướng tới hoạt động quản lý thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế để phòng chống trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế được quy định thống nhất trong tất cả các khâu của quản lý thuế: từ khâu khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế đến quản lý nợ thu, thanh tra, kiểm tra thuế...
Quy định các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế, xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế, chống xói mòn cơ sở tính thuế và hoàn thiện các quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phòng chống chuyển giá.
Sửa đổi, bổ sung các quy định để tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cho công tác quản lý thuế, trong đó có việc áp dụng hoá đơn, chứng từ điện tử, quản lý thuế điện tử, đặc biệt là tạo cơ sở để quản lý thuế đối với các hoạt động kinh tế mới phát sinh phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, như kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số...
Để hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định thuộc lĩnh vực thuế như sau:
(i) Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; (ii) Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ; (iii) Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; (iv) Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Bộ Tài chính đã ban hành 9 Thông tư hướng dẫn, cụ thể như sau:
Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 hướng dẫn về đăng ký thuế.
Thông tư số 10/2021/TT-BTC ngày 26/01/2021 hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Thông tư số 23/2021/TT-BTC ngày 30/3/2021 hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá.
Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Thông tư số 45/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 hướng dẫn việc áp dụng cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ.
Một trong những nội dung nổi bật về quản lý thuế mới là áp dụng hoá đơn, chứng từ điện tử. Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định các doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ để góp phần khắc phục những gian lận trong việc sử dụng hoá đơn giấy, giảm chi phí cho người nộp thuế, nâng cao tính cạnh tranh của toàn nền kinh tế, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoá đơn, phục vụ xây dựng quản lý thuế điện tử. Quy định về nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hoá đơn; áp dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ; cơ sở dữ liệu về hoá đơn điện tử, chứng từ điện tử...
Nhằm đồng hành và hỗ trợ các đơn vị kinh doanh chuyển đổi hóa đơn điện tử thuận lợi nhất và thực hiện theo thẩm quyền được giao tại Luật Quản lý thuế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có hiệu lực từ ngày 01/7/2022; với nhiều quy định mới và thay đổi về hóa đơn, chứng từ.
Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022.
Việc thực hiện hóa đơn điện tử góp phần cải cách hành chính, hướng tới hoạt động quản lý hóa đơn thống nhất, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý hóa đơn nhằm phòng, chống việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để gian lận, trốn thuế.
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Để khắc phục tác động tiêu cực và giúp nền kinh tế vượt qua thách thức của dịch bệnh, Việt Nam đã kịp thời triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó một số công cụ về thuế, phí, và lệ phí đáng chú ý là:
Gia hạn thời hạn nộp thuế: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2020 và 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2020;
Giảm thuế một số loại thuế sau: Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng trả tiền thuê đất hàng năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên; Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với Tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng; Giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021 để hỗ trợ ngành hàng không;
Giảm trừ nghĩa vụ thuế TNCN: điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế (từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng) và người phụ thuộc (từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng) để giảm nghĩa vụ thuế cho cá nhân.
Hướng dẫn về thực hiện chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng trong năm 2020 và 2021;
Giảm phí, lệ phí: giảm mức thu hơn 30 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 đến hết ngày 31/12/2021;
Miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng để phục vụ việc phòng chống dịch bệnh như khẩu trang y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay sát trùng...; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025.
Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Bộ Tài chính cũng đã khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 nêu trên, trong đó hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế gồm:
(i) Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019;
(ii) Miễn thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác) trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021;
(iii) Giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề;
(iv) Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong các năm 2020, 2021 đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.
Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên được đánh giá là kịp thời, theo dõi sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, đồng thời nghiên cứu các biện pháp về chính sách tài khoá nói chung, về thuế nói riêng của các quốc gia trên thế giới, đã có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế.
Gia Minh
Bài liên quan
#thuế

Điểm tên những giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất
Thời gian qua, nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được ban hành kịp thời đã có tác động tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Tuyên truyền, hỗ trợ để hộ, cá nhân kinh doanh áp dụng các chính sách thuế từ 1/1/2022
Mới đây, Tổng cục Thuế tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn triển khai thực hiện một số văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế và công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh.

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh triển khai bốn giải pháp hỗ trợ, miễn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau dịch
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh công bố triển khai bốn nhóm chính sách hỗ trợ, miễn giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch.

Bộ Tài chính đề nghị triển khai sớm các biện pháp giảm thuế GTGT từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12373/BTC-TCT gửi các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp triển khai triển khai Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 (về giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19).

Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, người dân, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, giám sát về giá bán hàng hóa, dịch vụ
Vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4153/TCT-CS gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Sửa quy định về thuế giá trị gia tăng, khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Bộ Tài chính vừa đề xuất bổ sung quy định hàng hóa bán tại khu vực cách ly cho cá nhân đã làm thủ tục xuất cảnh, hàng hoá từ nội địa bán vào cửa hàng miễn thuế thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0%.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp - khu chế xuất
Ngày 11/8, tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án Định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2040, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, TP.HCM không có chủ trương bỏ hay xóa sổ khu công nghiệp, khu chế xuất nào, mà sẽ định hướng chuyển đổi cho phù hợp
Nhiều địa phương chậm thực hiện chính sách gói hỗ trợ theo Quyết định 08/2022 của Chính phủ
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê, còn 29 địa phương chưa giải ngân gói hỗ trợ. Nhiều nơi tỷ lệ rất thấp, như Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, An Giang, chỉ đạt dưới 1%. Nhiều nơi khác ban đầu dự kiến hỗ trợ lượng lớn lao động, nhưng đến nay tỷ lệ vẫn rất thấp, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Thủ tướng: Tổng rà soát khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự thảo quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm
Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và ngoài hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững" sáng ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta cần phải chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất; chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững, mang lại những giá trị mới to lớn hơn.
Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
Cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đối diện với sức cầu trong nước còn yếu, tốc độ phục hồi kinh tế-xã hội còn chậm; áp lực tăng cả về rủi ro lạm phát, nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng....
Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp vận tải giảm cước
Trước tình hình giá xăng đã giảm 6 lần từ ngày 1/1 đến ngày 21/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai và giảm giá cước khi giá nhiên liệu xăng, dầu đã giảm sâu.
Mục tiêu tới năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên
Theo Quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Bộ Tài chính rà soát, đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID
Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách Thuế, Vụ Pháp chế... chủ động rà soát, tổng kết, đánh giá tác động, tình hình kết quả thực hiện, triển khai các chính sách.
NHNN đấu thầu lãi suất chào mua giấy tờ có giá, lợi suất trái phiếu biến động mạnh
Động thái kể trên của NHNN cho thấy nhà điều hành đang linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành tiền tệ, đặc biệt với nghiệp vụ thị trường mở, vốn là công cụ được sử dụng nhiều nhất, linh hoạt nhất.