Hướng dẫn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng với hàng hoá, dịch vụ
- 4
- Chính sách với doanh nghiệp
- 14:09 02/11/2021
DNHN - Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể về việc giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ.

Sẽ giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Ảnh: Internet.
Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 quy định: giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ của 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất: dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.
Nhóm thứ hai: sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.
Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm thứ hai không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hình thức trực tuyến.
Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 406, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã quy định về xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nhưng mới chỉ thể hiện về nguyên tắc chung việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ theo ngành kinh tế. Để có cơ sở thực hiện việc giảm thuế giá trị gia tăng thì cần phải phân loại, xác định cụ thể từng hàng hóa, dịch vụ.
Hiện việc phân loại, xác định các hoạt động trong các ngành kinh tế được căn cứ theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (gồm 5 cấp) và Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 1/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (gồm 7 cấp).
Để thuận lợi cho việc xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng và đảm bảo đúng nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã ban hành kèm theo Phụ lục Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Đối với việc lập hóa đơn, việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức được áp dụng cả 2 phương pháp tính là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp tỷ lệ % trên doanh thu nên Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể việc xuất hóa đơn để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nghị quyết, đồng thời để người mua hàng hóa, dịch vụ biết rõ hàng hóa, dịch vụ đã được giảm thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, đối với doanh nghiệp, tổ chức áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì việc xác định giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được thực hiện trực tiếp trên hóa đơn giá trị gia tăng khi doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ: “Khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng”.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức áp dụng phương pháp trực tiếp tỷ lệ % trên doanh thu sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn bán hàng không có tiêu thức thuế giá trị gia tăng, do đó, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp, tổ chức thực hiện giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”.
Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ, để đảm bảo cơ quan Thuế theo dõi, quản lý và xác định đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức thực hiện lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định những trường hợp này được phép lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cụ thể, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá mà chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 30% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
Theo TCHQ
Bài liên quan
#hướng dẫn

Nghệ An: 4 nhóm phương tiện được ra, vào TP. Vinh trong thời gian thực hiện phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16
Sở GTVT Nghệ An vừa ban hành văn bản hướng dẫn kiểm soát thủ tục một số nhóm phương tiện được phép qua Chốt kiểm soát trên địa bàn TP. Vinh trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19…

Tổng cục Hải quan hướng dẫn triển khai Hiệp định UKVFTA
Cục Giám sát quản lý về hải quan- Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố một số nội dung nhằm thực thi Hiệp định UKVFTA và các văn bản hướng dẫn có liên quan có hiệu quả.

Điều chỉnh Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 61/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Sở GD&ĐT Nghệ An chỉ đạo tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp thực tiễn để ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021 -2022
Trước thềm năm học mới 2021 – 2022, Sở GD&ĐT Nghệ An đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn triển khai tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp thực tiễn để ứng phó với tình hình dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp, khó lường…
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
Để đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các FTA mà Việt Nam đã ký kết, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì HS 2710.12.2x từ mức 20% hiện nay xuống mức 12% (chênh 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN).
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.
Từ 24/6 sẽ hỗ trợ tới 90% phí bảo hiểm nông nghiệp
Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo tối đa là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/6/2022.
Tăng cường biện pháp hỗ trợ cho người lao động
Nhằm tăng cường các biện pháp triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Công điện 431/CĐ-TTg ngày 19/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Sẽ thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử
Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này sẽ triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử...
Bộ GTVT chỉ đạo nhanh chóng triển khai xây dựng Chính phủ điện tử
Bộ GTVT xác định xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần phải ưu tiên thực hiện nhằm hình thành các dữ liệu phục vụ công tác quản lý và cải cách hành chính.
Thí điểm cấp hộ chiếu phổ thông qua cổng dịch vụ công
Công dân có thể chủ động khai tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu qua mạng Internet vào bất cứ kỳ thời gian, địa điểm nào, bằng các phương tiện có kết nối Internet mà không phải đến trực tiếp cơ quan xuất nhập cảnh để xếp hàng nộp tờ khai, chụp ảnh.
Mặt hàng cáp thép không thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng
Trước đề nghị hướng dẫn của Công ty CP công nghiệp Rita Việt Nam liên quan đến chính sách thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, theo Tổng cục Hải quan, đối chiếu với các quy định hiện hành thì mặt hàng cáp thép không thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng.
Tìm hướng đi mới để các sản phẩm làng nghề truyền thống phát triển
Vài năm trở lại đây, khi đại dịch COVID ngày càng được kiểm soát, các làng nghề, làng nghề truyền thống trong cả nước được khôi phục và phát triển, góp phần thay da đổi thịt thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Hiện nay vấn đề đầu ra cho sản phẩm, sản phẩm chất lượng cao đòi hỏi các cấp, sở, ban, ngành cần nỗ lực tìm kiếm các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.