Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam “phải là điểm tựa vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp”

00:00 12/10/2020

(DNHN):Với kinh doanh chính là sản xuất vắc xin phòng bệnh, thuốc thú y, dược phẩm và thực phẩm chức năng trong chăn nuôi, mỗi năm Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Maphavet đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập khá, góp phần tích cực vào an sinh xã hội và phát triển cộng đồng và đóng góp cả trăm tỷ đồng vào ngân sách địa phương. Điểm sáng về Tập đoàn Đức Hạnh BMG đã và đang góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam từng bước phát triển.

doanh-nhan-tran-duc-hanh-2

Doanh nhân -TS. Trần Đức Hạnh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Đức Hạnh BMG vinh dự là một trong những doanh nghiệp lớn của Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến công tác tại Trung Quốc.ên, ông nghĩ gì về "ngôi nhà chung" của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam?

Doanh nhân Trần Đức Hạnh: Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam được ví như ngôi nhà chung của cộng đồng doanh nghiệp là một hình ảnh rất đẹp, bản thân ngôn ngữ ấy đã nói lên sự đoàn kết gắn bó, cùng nhau chung tay kiến tạo xây dựng Hiệp hội vững mạnh. Hiệp hội là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, có vị trí rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Là tổ chức đại diện hợp pháp của các hội viên tập thể và hội viên chiến lược là doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ có nguyện vọng tham gia Hiệp hội. Hiệp hội là nơi tập trung và đại diện tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp với Đảng và Nhà nước quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Họ cũng kì vọng sự hỗ trợ có hiệu quả từ Hiệp hội để doanh nghiệp vượt khó phát triển bền vững. Với ý nghĩa ấy, tôi rất mong muốn ngôi nhà chung ấy phải được xây lên từ một nền móng vững chắc, có trụ cột vững vàng, luôn là điểm tựa chỗ dựa, che chở và đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là những lúc khó khăn như hiện nay. Cụ thể hơn là các doanh nghiệp, hội viên đều được quan tâm đào tạo, hỗ trợ, họ được học tập lẫn nhau, giữa các thành viên như trong một gia đình. Đồng thời có sự liên kết nội bộ: hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm, hội tụ đầy đủ thông tin, có khả năng giải quyết và xử lý tốt thông tin (tức là điều hành hoạt động của tổ chức). Trong đó, trách nhiệm của các thành viên Hiệp hội phải đùm bọc lẫn nhau, bảo vệ nhau. Tuy nhiên, cái tôi trong mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp hiện tại còn lớn, nặng về hình thức, chưa thực tế, đang gây trở ngại trong quá trình kết nối. Vì thế, tính hiệu quả trong liên kết của các hội viên trong "ngôi nhà chung" chưa bền vững. Để xây dựng Hiệp hội trở thành điểm tựa, nơi hội tụ ý chí và nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh, các thành viên cần tự xây dựng cho mình văn hóa về quản trị và có cách nhìn rộng hơn trong môi trường văn hóa doanh nghiệp, khắc phục tình trạng tuy hội nhập mà vẫn mang nặng đặc thù hoạt động của doanh nghiệp địa phương. Để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát huy tiềm năng, thế mạnh, đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế đất nước, theo ông bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải làm gì? Doanh nhân Trần Đức Hạnh: Mỗi doanh nghiệp cần phải phát huy hết thế mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh. Đối với Công ty Marphavet, luôn bám sát và trân trọng các chủ trương, chỉ đạo của Hiệp hội, tham gia tích cực và cũng mong muốn đồng hành cùng Hiệp hội trong những chương trình cần xã hội hóa. Thường xuyên cử cán bộ trung cấp cao tham gia vào chuỗi hoạt động của Hiệp hội Trung ương cũng như của tỉnh. Chú trọng vào chương trình do Hiệp hội tổ chức để đào tạo nguồn nhân lực, như: chương trình xúc tiến thương mại, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… do Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Vì thế, doanh nghiệp của tôi học được nhiều điều bổ ích trong hoạt động chung, coi thông tin truyền thông của doanh nghiệp là tài sản và chương trình truyền thông thường niên là cú hích để  tạo cơ hội phát triển.

doanh-nhan-tran-duc-hanh-3

Tiến sĩ Trần Đức Hạnh chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên Tập đoàn Đức Hạnh BMG

Từ khi doanh nghiệp thành lập đến nay đã hơn 10 năm, doanh nghiệp luôn nỗ lực vươn lên xây dựng văn hóa kinh doanh “thượng tôn pháp luật”, coi trọng văn hóa doanh nghiệp. Để cho mỗi cán bộ nhân viên có thể học tập, trưởng thành và vận dụng từ văn hóa doanh nghiệp vào gia đình. Luôn luôn đặt tiêu chí về đạo đức, văn hóa, sống tốt lên hàng đầu. Doanh nghiệp đã xây dựng quy chế, mỗi nhân viên đều phải phấn đấu xây dựng gia đình để trở thành gia đình văn hóa. Mọi cán bộ, nhân viên đều coi văn hóa doanh nghiệp là một loại tài sản quan trọng, nền tảng để phát triển kinh doanh. Làm việc, hợp tác với đối tác, khách hàng luôn coi trọng việc truyền bá văn hóa của doanh nghiệp thành thông điệp sống tốt và đạo đức để tạo ra giá trị xã hội. Trong các chương trình luôn sẵn sàng và mong muốn đồng hành cùng chính quyền các cấp và Hiệp hội trong quá trình xây dựng quê hương đất nước. Coi trọng việc xây dựng doanh nghiệp như một trường đào tạo, những năm qua đã thu hút các chuyên gia đầu ngành, hơn 20 phó giáo sư, tiến sỹ trong nước và nước ngoài đến làm việc và là doanh nghiệp khoa học - công nghệ duy nhất của tỉnh Thái Nguyên. Sau hơn 10 năm thành lập, hiện nay Tập đoàn đã có 6 Công ty thành viên, 12 chi nhánh, 18 văn phòng đại diện trên cả nước. Một năm Tập đoàn trả lương cho cán bộ nhân viên bình quân trên 300 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 3500 lao động, nộp ngân sách Nhà nước và góp phần vào an sinh xã hội hơn 100 tỷ đồng. Trong những năm tới, doanh nghiệp sẽ phát huy những thành quả đã có, tranh thủ sự ủng hộ của Hiệp hội và chính quyền các cấp, tiếp tục mở rộng và phát triển vững chắc hơn. Đặc biệt là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi luôn coi công cuộc cải cách tạo nên nguồn sản phẩm sạch là sứ mệnh của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa những mầm bệnh từ động vật lây sang người. Doanh nghiệp luôn nỗ lực cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động nguồn vắc xin trong nước, giảm thiểu nhập khẩu, định hướng công nghệ của Nhật, mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho chăn nuôi và sản xuất. Ông kỳ vọng gì về Đại hội III Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tới đây? Doanh nhân Trần Đức Hạnh: Tôi luôn mong muốn Hiệp hội là điểm tựa tin cậy và vững chắc, luôn sẵn sàng và có thể che chở, giúp đỡ các thành viên có hiệu quả. Các chương trình liên quan đến phát triển doanh nghiệp cần được chỉ đạo mạnh mẽ, tuyên truyền nhiều hơn nữa về Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Đại hội kỳ này, tôi rất mong xây dựng được các chương trình hành động thiết thực, phương hướng hoạt động trong 5 năm tới phải mạch lạc, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, cần bổ sung và sửa đổi điều lệ của Hiệp hội cho phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

doanh-nhan-tran-duc-hanh-1

Tiến sĩ Trần Đức Hạnh nhận cúp vàng “Thương hiệu tại Hội chợ Quốc tế 2010”.

Công tác nhân sự là vấn đề quan trọng, cần hình thành bộ máy vững chắc, năng động, có trí tuệ và phải trẻ hóa. Có cán bộ chuyên trách, chuyên môn hóa cao, có tâm, có tầm, nhiệt huyết và trách nhiệm, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước các hội viên. Năng động, sáng tạo, liên tục trước thực tiễn…, có Ban kiểm tra đủ mạnh để giám sát các hoạt động theo Nghị quyết và chương trình Đại Hội, xây dựng cơ quan Hiệp hội gồm các Ban như: Ban Phát triển hội viên, Ban Đào tạo, Ban Pháp chế, Ban dự án, Ban Xúc tiến thương mại cũng như khối cán bộ Văn phòng… thật sự có năng lực và đoàn kết. Coi trọng việc kết nối doanh nghiệp, ưu tiên dùng sản phẩm của nhau. Tôi cũng mong muốn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm hơn nữa đến Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiếng nói về chính trị, trong các diễn đàn của Nhà nước và Chính phủ. Hiệp hội tăng cường xây dựng các mối quan hệ bền vững với các cơ quan Trung ương để nhận được sự quan tâm của cá nhân, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương cả nước. Cần khẳng định rằng, không có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước như trên thì các doanh nghiệp rất khó để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đưa vị thế Việt Nam sánh vai cùng bè bạn quốc tế. Tính sẵn sàng của các doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ như những tháng vừa qua. Box: Công ty CP thuốc thú ý Đức Hạnh Maphavet có trụ sở đóng tại Hà Nội, Đồng Nai và nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP/WHO ở Phổ Yên - Thái Nguyên. Nhiều năm qua Marphavet đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước khẳng định thương hiệu. Song song với việc sản xuất các loại thuốc tốt giúp ích cho bà con nông dân, trong những năm qua, Công ty CP thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh, đóng góp hơn 100 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước và các hoạt động xã hội vì mục tiêu phát triển cộng đồng. Bảo Linh (thực hiện)