Evergrande, Sinic, Fantasia: Làn sóng nợ Trung Quốc nhấn chìm sự phục hồi kinh tế của Úc?

11:11 12/10/2021

Trung Quốc sẽ không còn cần đến sắt, đồng và than của Úc nhiều như trước. Giờ đây, có lẽ nước Úc cần một chiến lược mới. Bài học của Úc cho thấy việc dựa vào một khách hàng duy nhất là quá nguy hiểm trong theo đuổi thương mại song phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: AP)

Như đã biết, châu Úc rất giàu khoáng sản. Những năm 1900, cư dân tại đây đã phát hiện một lượng lớn các mỏ quặng sắt vào đào lên để luyện thành phẩm, biến đây trở thành ngành kinh doanh tiềm năng. Một trăm năm sau, kinh tế Úc phụ thuộc vào nguồn thu từ quặng sắt.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác của nước này không đến từ lượng tiêu thị trong nước mà từ nguồn mua nước ngoài với khoảng 2/3 tổng doanh thu xuất khẩu năm. Tăng trưởng kinh tế của Úc phát triển năm này qua năm khác, không có dấu hiệu suy thoái. Sắt, quặng đồng, than liên tiếp được đào lên với tốc độ nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của ngành bất động sản Trung Quốc cũng như các dự án mở rộng đường sắt. Năm 2020, chỉ riêng quặng sắt đã chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của xứ sở Chuột Túi, trị giá khoảng 149 tỷ đô la Úc.

Thế nhưng, năm 2021, nền kinh tế nước này chuyển sang bước ngoặt mới. Thời đại Trung Quốc thu mua vô số tài nguyên của Úc đã kết thúc. Cường quốc lớn thứ hai thế giới dần dần ít chi tiêu cho nhập khẩu, trong đó nhu cầu về sắt, than và quặng đồng và hiện đang giảm mạnh do làn sóng nợ có nguy cơ hủy hoại ba nhà phát triển bất động sản là Evergrande, Sinic và Fantasia, báo hiệu dấu chấm hết bùng nổ xây dựng tại trung Quốc. Nhiều công trình được phá dỡ, giải phóng lượng lớn sắt vụn và đồng. Lượng thép và đồng tồn kho này sẽ được tái chế bởi tái chế rẻ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với nấu chảy từ quặng, làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ Úc.

Nhìn lại năm 2020, có câu nói rằng “mọi con đường sẽ dẫn đến Bắc Kinh” khi Trung Quốc mở rộng qua Trung Á đến châu Âu, sau đó là tiến tới phía Nam với các nước châu Phi. Trung Quốc có các nguồn nguyên liệu thô và hàng hóa mới, nhờ đó không phải chi tiêu và dự trữ đô la Mỹ. Mặt khác các mối quan hệ được gắn bó chặt chẽ thông qua các khoản vay và dự án cơ sở hạ tầng.  

Nói một cách đơn giản, Trung Quốc sẽ không còn cần đến sắt, đồng và than của Úc nhiều như trước. Các vấn đề về kinh phí xung quanh Evergrande là minh chức cho thấy nhu cầu không còn “nóng” khi xây dựng ngừng hoạt động. Tất nhiên nhu cầu từ các lĩnh vực công nghiệp khác và xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ vẫn còn, đặc biệt đối với đường sắt có kế hoạch đến năm 2035 nhưng sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp tái chế quốc nội.

Tháng 7, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã tuyên bố Trung Quốc tăng cường sử dụng phế liệu sẽ tăng lên 320 triệu tấn thép vào năm 2025, tương đương 23% đồng thời đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng trong tái chế các kim loại màu như đồng, nhôm và chì. Trung Quốc ngày nay không vội vàng mua quặng sắt, và nếu có nước này không muốn trả bằng tiền tệ. Khi nguồn phế liệu sử dụng hết, nguồn cung mới sẽ là các nước Trung và Tây Phi.

Đây không phải là tin tốt đối với các nhà khai thác Úc từng mong đợi các mỏ ở châu Phi vẫn sẽ mất vài năm để đi vào hoạt động trước khi làm gián đoạn xuất khẩu từ Úc. Năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70% lượng quặng sắt trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, tương đương khoảng 680 triệu tấn. Ngoài sản lượng trong nước khoảng 280 triệu tấn, có khoảng 60% quặng nhập khẩu đến từ Úc. Ngày nay, tổng sản lượng ước tính từ các mỏ đã phát triển đầy đủ ở Tây Phi Guinea và các nước cộng hòa Trung Phi như Congo và Cameroon là từ 400 triệu đến 600 triệu tấn hàng năm.

Các tuyến đường sắt dài khoảng 550km-600km, cảng hàng hóa, máy móc tại mỏ là cơ sở hạ tầng được trang bị để thông thương Trung Quốc – châu Phi. Giờ đây, có lẽ nước Úc cần một chiến lược mới. Bài học của Úc cho thấy việc dựa vào một khách hàng duy nhất là quá nguy hiểm trong kinh doanh. Điều này còn đúng với một số mặt hàng khác như tôm hùm, gỗ và để lại lỗ hổng quá lớn cho nước này.

TL (theo SCMP)