Các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc xâm nhập thị trường xe tải và xe buýt Nhật Bản
- 52
- Cơ hội giao thương
- 21:20 11/10/2021
DNHN - Động thái chậm chạp của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tạo cơ hội cho các đối thủ Trung Quốc.

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang tấn công thị trường xe tải và xe buýt thương mại ở Nhật Bản, dẫn đầu là nhà sản xuất ô tô nhà nước DFSK cũng như nhà sản xuất tư nhân BYD. DFSK, một công ty con của Dongfeng Motor thuộc sở hữu nhà nước, sẽ cung cấp 5000 xe tải nhỏ cho SBS của Nhật Bản. Mặt khác, “gã khổng lồ” BYD đặt mục tiêu giảm giá xe buýt 40% so với mức giá hiện tại là 40 triệu yên (354.120 đô la) tại thị trường nước bạn.
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống trong thị trường vận tải Nhật Bản, nơi các công ty đang cố gắng chuyển sang sử dụng phương tiện xanh nhằm tuân thủ các mục tiêu khí thải quốc gia. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của nước này không thể cùng lúc đưa ra tất cả các loại xe theo nhu cầu thị trường, làm dấy lên nhiều lo ngại doanh nghiệp nội địa sẽ thua các đối thủ Trung Quốc.
Trên thực tế, những chiếc xe tải điện đầu tiên mà DFSK cung cấp cho SBS được thiết kế bởi folofly, một công ty khởi nghiệp EV của Nhật Bản, nhưng sản xuất bởi DFSK. SBS sẽ mua xe tải 1,5 tấn từ một nhà sản xuất xe điện khác của Trung Quốc. Không tính giá trợ cấp, mỗi chiếc xe điện một tấn có giá 3,8 triệu Yên, ngang bằng một chiếc xe tải thông thường. Như vậy, các phiên bản phương tiện từ Trung Quốc sẽ có giá rẻ hơn do được trợ giá.
Loại xe này có phạm vi hoạt động 300 km và sẽ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong khu vực. Trong vòng 5 năm tới, SBS sẽ thay thế đội xe gồm 5.000 xe tải diesel của Nhật Bản, bao gồm cả những xe do các công ty đối tác sử dụng, bằng những xe điện của Trung Quốc. Là một công ty niêm yết, SBS có động cơ mạnh mẽ cắt giảm khí thải nhà kính do các phương tiện giao hàng tạo ra nhưng thị trường trong nước vẫn chưa sản xuất xe tải điện cỡ nhỏ như trên. Ngoài ra, công ty cũng ước tính nếu mua sản phẩm nội địa sẽ mất khoảng 10 triệu Yên, cao hơn đáng kể so với mức giá các nhà sản xuất Trung Quốc đưa ra.
Trong bối cảnh toàn thế giới hướng đến các mục tiêu bền vững, ngành sản xuất ô tô Nhật bản cũng từng bước chế tạo xe tải điện. Vào tháng 7, Suzuki Motor và Daihatsu Motor đã công bố tham gia vào một dự án do Toyota dẫn đầu nhằm phát triển một mẫu xe tải điện. Tuy nhiên sự kết hợp này có thể đã quá muộn trước sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến hậu đại dịch thúc đẩy nhu cầu giao hàng loại nhỏ. Các quan chức trong ngành cảnh báo rằng mẫu xe tải Trung Quốc loại 1 tấn vận chuyển bưu kiện có khả năng càn quét thị trường Nhật Bản.
Các công ty giao hàng khác tại xứ sở hoa anh đào cũng đang chuyển sang sử dụng xe điện của Trung Quốc. Sagawa Express, một đơn vị của SG Holdings, đã đồng ý mua 7200 chiếc EV nhỏ từ Tập đoàn ô tô Quảng Tây vào mùa xuân năm nay. Hãng sẽ bắt đầu nhận xe vào năm sau. SG kỳ vọng rằng việc thực hiện thay đổi này sẽ giảm lượng phát thải khi nhà kính của đội xe 10% so với mức năm 2019.
TL
Bài liên quan
#ev

Gã khổng lồ gọi xe của Indonesia, Gojek hướng đến EV năm 2023
Ứng dụng gọi xe của Indonesia Gojek đã công bố kế hoạch thay mọi ô tô và xe máy trên nền tảng bằng xe điện (EV) vào năm 2030 trong một chiến lược bền vững ba mũi nhọn đầy tham vọng.

Những mẫu xe điện bán chạy nhất năm tại Trung Quốc
Trong danh sách những mẫu xe điện bán chạy nhất năm 2021 tại thị trường Trung Quốc, gã khổng lồ Tesla chiếm giữ hai vị trí trong top 3, là tên tuổi nước ngoài duy nhất cạnh tranh trực tiếp với người chơi nội địa.

Trung Quốc thúc đẩy hợp nhất ngành xe điện làm động lực tăng trưởng cho những người chơi hàng đầu
Các nhà phân tích cho biết, cảnh báo của Trung Quốc về thị trường xe điện (EV) trở nên quá đông đúc có khả năng giúp củng cố vị thế và hỗ trợ định giá của những người chơi hàng đầu.

"Gã khổng lồ" pin CATL thay đổi ngành công nghiệp xe điện với pin natri-ion
Bước đột phá về pin EV của CATL hứa hẹn trở thành giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí

Loạt start up EV Trung Quốc tìm kiếm đầu tư tư nhân mạo hiểm sau khi quay lưng với Star Market Thượng Hải
Các công ty khởi nghiệp lĩnh vực xe điện (EV) của Trung Quốc đang tích cực tìm đến nguồn vốn tư nhân và đầu tư mạo hiểm nhằm thay thế IPO trên Star Market. Evergrande New Energy Vehicle Group, Geely Automobile và WM Motor Technology là ba trong số những nhà lắp ráp ô tô điện bị Star Market từ chối trong những tháng gần đây. Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải hoạt động tương tự sàn Nasdaq đã thắt chặt các quy định, tiêu chuẩn IPO tại đây.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
2 cách tiếp cận mới tại thị trường Bắc Âu
Bắc Âu là các nước nhỏ, nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50-60% GDP. Mặc dù dân số ít nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ
Với nhiều lợi ích sức khỏe từ cà phê mang lại, xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Hoa Kỳ.
Nhiều tiềm năng từ thị trường xuất khẩu sản phẩm Halal
Việt Nam là một trong những quốc gia XK nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn, nhưng XK thực phẩm của các DN Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.