Bất chấp căng thẳng song phương, Trung Quốc tăng nhập khẩu than Úc đối phó khủng hoảng
- 7
- Cơ hội giao thương
- 14:13 10/10/2021
DNHN - Bắc Kinh đang cố gắng chống đỡ cuộc khủng hoảng năng lượng đe dọa đến ngành sản xuất công nghiệp.

Cơ quan quản lý Trung Quốc đã chỉ thị cho các công ty khai thác than mở rộng sản lương nhằm đối phó với tình trạng thiếu điện kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng công nghệ và cản trở tăng trường kinh tế đất nước. Chính quyền khu vực Nội Mông đã ban hành lệnh miễn trừ giới hạn sản lượng đối với 72 mỏ than kéo dài đến cuối tháng. Trước đây, các mỏ than bị hạn chế nhằm duy trì sản xuất ở mức một nửa công suất, phù hợp với mục tiêu phát thải. Lệnh này được đưa ra khi Trung Quốc đang cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đưa các nhà máy về công suất bình thường.
Nước này đã bắt đầu nhập khẩu nhiều điện hơn từ Nga bên cạnh việc gỡ bỏ các hạn chế thương mại đối với than do Australia sản xuất như một cách để tăng cường sức mạnh. Năm ngoái, Trung Quốc đã tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than, trong đó phần lớn đến từ các nguồn trong nước. Ước tính đất nước đông dân nhất thế giới cần khoảng 200 triệu tấn than trong mỗi tháng mùa đông.
Nội Mông, tỉnh Sơn Tây và tỉnh Thiểm Tây đã ký hợp đồng cung cấp than ổn định cho các tỉnh ven biển, chẳng hạn như Giang Tô và Quảng Đông, nơi diễn ra nhiều hoạt động công nghiệp của đất nước và bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện. Chính phủ Trung Quốc cũng đang đa dạng hóa các nguồn than ở nước ngoài. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu than từ Mỹ lên gần gấp 8 lần so với một năm trước đó. Nhập khẩu than của Colombia tăng gần gấp ba lần trong khoảng thời gian này.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông. Bắc Kinh đã ngừng quan hệ thương mại đối với mặt hàng than của Úc do căng thẳng giữa hai bên. "Trung Quốc sẽ duy trì chuỗi cung ứng và công nghiệp ổn định, đảm bảo cung cấp điện và sinh kế", thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết vào tháng trước và chỉ ra kế hoạch thúc đẩy sản xuất cũng như nhập khẩu than.
TL
Bài liên quan
#úc

Biến thể Omicron đã biến Úc từ “hình mẫu” đối phó Covid trở thành “mớ hỗn độn” như thế nào?
Mùa Hè nước Úc là thời điểm thích hợp để tiệc tùng, nghỉ dưỡng nhưng năm nay, mọi sự trở nên hỗn loạn với số ca bệnh gia tăng đột biết và tình trạng thiếu kit xét nghiệm nhanh làm trầm trọng thêm vấn đề trên khắp cả nước.

Evergrande, Sinic, Fantasia: Làn sóng nợ Trung Quốc nhấn chìm sự phục hồi kinh tế của Úc?
Trung Quốc sẽ không còn cần đến sắt, đồng và than của Úc nhiều như trước. Giờ đây, có lẽ nước Úc cần một chiến lược mới. Bài học của Úc cho thấy việc dựa vào một khách hàng duy nhất là quá nguy hiểm trong theo đuổi thương mại song phương.

Ngành xuất khẩu thịt của Mỹ hưởng lợi từ cuộc chiến Úc - Trung
Trong bối cảnh thịt bò Úc xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng hạn chế do căng thẳng ngoại giao, ngành xuất khẩu thịt bò của Mỹ hưởng lợi và được thúc đẩy bởi nhu cầu của tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng tăng.

Nền kinh tế tiêm chủng của Úc sẽ khác biệt như thế nào?
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã thông báo rằng tiểu bang sẽ theo đuổi phiên bản hộ chiếu vắc xin của riêng mình. Một “nền kinh tế tiêm chủng” sẽ được thí điểm ở khu vực Victoria chỉ cho phép những người tiêm hai mũi tiếp cận các sự kiện, cơ sở vật chất và dịch vụ. Một lần nữa, ngành khách sạn ủng hộ hộ chiếu vắc xin trong công cuộc mở cửa trở lại ở nước ngoài.

Úc tranh cãi quyết định mở cửa trở lại sau khi từ bỏ chiến lược Zero Covid
Thủ tướng Úc, Scott Morrison ngày càng áp lực để thuyết phục quan điểm rằng đất nước cần phải mở cửa trở lại dù có hay không có Covid.

DNNVV nước Úc loay hoay tìm vốn hỗ trợ khi nguồn cung từ chính phủ giảm dần
Những đợt dịch Covid-19 trước đây đều ghi nhận hàng loạt các khoản trợ cấp, vay vốn từ chính phủ dành cho doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư hiện nay, tình hình kinh tế bất ổn định khiến Úc không còn nhiều khả năng duy trì kích thích kinh tế phong phú như trước. Liệu các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể tiếp tục gia hạn các khoản vay cho khối doanh nghiệp nhỏ? Liệu các công ty Úc có thể vượt qua được “cơn bão” hiện nay?
Đọc thêm Cơ hội giao thương
2 cách tiếp cận mới tại thị trường Bắc Âu
Bắc Âu là các nước nhỏ, nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50-60% GDP. Mặc dù dân số ít nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ
Với nhiều lợi ích sức khỏe từ cà phê mang lại, xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Hoa Kỳ.
Nhiều tiềm năng từ thị trường xuất khẩu sản phẩm Halal
Việt Nam là một trong những quốc gia XK nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn, nhưng XK thực phẩm của các DN Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.