Cách để xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết giúp giữ chân nhân tài

16:32 09/03/2022

Trong bối cảnh thiếu việc làm diễn ra thường xuyên ở các doanh nghiệp, nhân viên có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết về nơi họ có thể làm việc, điều đó gây ra rất nhiều áp lực cho các tổ chức trong việc xây dựng các loại văn hóa “cố định” mà nhân viên muốn làm việc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Việc duy trì một nền văn hóa tích cực dựa trên sự thấu hiểu được chia sẻ ngày càng trở nên khó thực hiện. Các yếu tố như tăng trưởng, luân chuyển nhân viên và sự chuyển đổi sang các hình thức làm việc khác nhau khiến việc giữ nhân viên ở lại là một điều khó khăn. Khi văn hóa doanh nghiệp mất đi chất kết dính, mọi người có thể quyết định tìm việc làm ở nơi khác. 

Trong bối cảnh thiếu việc làm diễn ra thường xuyên ở các doanh nghiệp, nhân viên có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết về nơi họ có thể làm việc, điều đó gây ra rất nhiều áp lực cho các tổ chức trong việc xây dựng các loại văn hóa “cố định” mà nhân viên muốn làm việc. Nhân viên muốn được đầu tư cá nhân và chuyên nghiệp khi vào các công ty. Họ đang tìm kiếm mục đích cao cả hơn tiền lương, đó chính là mong muốn được rèn luyện. 

Tạo ra một văn hóa "kết nối" là ở đó nhân viên có cơ hội phát triển và học hỏi - đặc biệt là học tập lẫn nhau.

Marko Gargenta, người sáng lập Đại học Twitter và hiện là Giám đốc điều hành của PlusPlus , đã thấy các công ty như Twitter, AirBnB và LinkedIn đã giải quyết cuộc cải tổ nhân viên bằng cách biến việc học tập rèn luyện và huấn luyện nghề nghiệp trở thành trọng tâm trong văn hóa của họ.

Ông nói: "Điều kỳ diệu thực sự của việc hiểu được cách thức hoạt động của một công ty chỉ có thể đến từ việc mọi nhân viên đều phải học tập rèn luyện. Chúng tôi đang thấy điều này đang diễn ra tại các công ty đổi mới ngày nay".

Tạo ra văn hóa gắn kết từ xa

Một trong những thách thức lớn nhất đối với nền văn hóa gắn bó mà hầu hết các tổ chức phải đối mặt, ngay cả các công ty công nghệ lớn, là việc chuyển sang làm việc từ xa. Người lao động đột nhiên thiếu kết nối con người thường xuyên mà họ đã quen - điều này cũng khiến việc tạo ra một nền văn hóa dựa trên các kết nối nhân viên trở nên khó khăn hơn.

Gargento nói: “Chúng tôi đã tạo ra những không gian văn phòng đẹp để có thể gắn kết mọi người lại với nhau. Văn phòng mở nhằm mục đích tăng sự kết nối mọi người. Với công việc từ xa, nhân viên cảm thấy bị cô lập. Điều này càng khó khăn hơn đối với những người nhân viên mới về làm chưa phát triển các mối quan hệ đó. "

Điều đó đã tạo thêm áp lực cho các tổ chức trong việc tìm ra các giải pháp để giúp xây dựng các mối quan hệ đó bất chấp những thách thức đặt ra khi làm việc từ xa. Các tổ chức cần phải thúc đẩy các chuyên gia trong công ty hoặc những người có chuyên môn hơn có thể dễ dàng chia sẻ bí quyết của họ và để nhân viên mới tiếp cận kiến ​​thức đó.

Gargenta nói: “Bạn sẽ có một văn hóa làm việc mang tính trao đổi. Vì vậy, ngay cả khi bạn không làm bất cứ điều gì, một nền văn hóa nhất định sẽ hình thành. Lý tưởng nhất là bạn tạo ra những trao đổi xung quanh các nhân viên, kể cả cấp thấp và cấp cao. Sau đó, bạn cần củng cố và thúc đẩy điều đó". 

Mở các chương trình đào tạo nghề nghiệp 

Một trong những cách hiệu quả mà bất kỳ tổ chức nào có thể đầu tư vào sự tăng trưởng và phát triển của con người, ngay cả trong thời đại làm việc từ xa, là thiết lập một chương trình đào tạo nghề nghiệp . Điều đó đặc biệt đúng với những người lao động thuộc thế hệ trẻ, những người luôn khao khát những cơ hội phát triển rõ ràng.

Gargenta nói: “Có một người cố vấn là có thể giúp mọi người phát triển sự nghiệp của họ. Cố vấn là một cách để đảm bảo rằng nhân viên gắn bó, theo kịp tốc độ và thoải mái".

Theo quan điểm của Gargenta, có nhiều loại chương trình cố vấn khác nhau. Một trong những cách đơn giản nhất là hệ thống dựa trên nhu cầu nhân viên. 

Hình thức cố vấn thứ hai là dựa trên dự án, giúp nhân viên không bị cản trở và thông qua đó giúp họ làm việc tốt nhất, điều này có thể là động lực quan trọng để giữ chân nhân viên. Ví dụ, tại  Airbnb, họ đã đặt trước hàng trăm buổi học trong năm đầu tiên đó và tiếp tục làm như vậy. Họ đã làm điều đó trên quy mô lớn, đo lường hiệu quả của nó và nhận được kết quả đáng kể.

Tạo ra một cố vấn nghề nghiệp 

Hai lợi ích của việc đồng nghiệp chia sẻ kiến ​​thức với nhau bao gồm: người học có thể tiếp cận kiến ​​thức chuyên môn, trong khi những người có kinh nghiệm hơn có thể phát triển và xây dựng hồ sơ dạy như một nguồn kiến ​​thức. Nói cách khác, các nhà lãnh đạo và quản lý thường thích cống hiến và phát triển mọi người, điều đó cho phép họ chuyển từ suy nghĩ như một ông chủ sang hành động như một cố vấn. 

Các nhà quản lý đã có thể thấy điều này trong công việc kinh doanh của riêng mình, nơi họ mời các thành viên trong nhóm tham gia vào quá trình ra quyết định bất cứ khi nào có thể. Kết quả là mọi người đều học được rất nhiều về cách điều hướng mọi người, đưa ra quyết định thông minh cho doanh nghiệp và thậm chí xử lý sự thất vọng và những sai lầm.

Một ví dụ khác, Shopify đã mở rộng chương trình cố vấn lãnh đạo của họ bằng cách thuê một nhóm cố vấn toàn thời gian để sẵn sàng phục vụ tất cả mọi người. Tương tự như vậy, LinkedIn gần đây đã bắt đầu giới thiệu vai trò cố vấn của họ từ trên xuống bằng cách khuyến khích đội ngũ lãnh đạo nhận nhiều người cố vấn hơn.

Gargenta nói: “Những người cố vấn nghề nghiệp có thể chia sẻ những điều họ quan tâm nhất, truyền cảm hứng cho sự thay đổi và xây dựng tình bạn thân thiết với đồng đội theo cách hữu ích. Tại một số tổ chức, chẳng hạn như Twitter và LinkedIn, nấc thang nghề nghiệp thậm chí còn nói rằng bạn càng ở tuổi cao, công việc của bạn càng là phát triển nhân lực của mình thay vì làm các công việc mang tính cá nhân". 

Mở các chương trình đào tạo và tạo ra các cố vấn nghề nghiệp giúp nâng cao văn hóa của công ty. Các doanh nghiệp càng đầu tư nhiều hơn vào sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp như một chuẩn mực văn hóa, thì doanh nghiệp càng có khả năng thu hút và giữ chân những người tài năng nhất để đáp ứng những thách thức hiện tại và tương lai.

Bảo Bảo