Cách các nền tảng No-code đưa công nghệ AI đến với SME

14:43 08/11/2021

Trước đây, để xây dựng một phần mềm cần có đội ngũ kỹ sư hùng hậu, ngày nay, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ AI không mã (No-code AI) và biến ý tưởng thành hiện thực. Điều này đồng nghĩa với những công nghệ mạnh mẽ nhất từng do các công ty lớn “độc chiếm” bỗng chốc nằm trong tầm tay của giới doanh nghiệp nhỏ và vừa.

No-code AI sẽ trở thành xu hướng tất yếu cho SME trong thời gian tới
No-code AI sẽ trở thành xu hướng tất yếu cho SME trong thời gian tới. (Ảnh: internet)

Thông thường, để ra đời một công nghệ mới cần tuân theo trình tự nhất định. Đầu tiên, một nhóm nhỏ các nhà khoa học nghiên cứu và sử dụng công nghệ cốt lõi, kế đó, cơ sở người dùng mở rộng sang giới kỹ sư để điều hướng và điều chỉnh các thông số kĩ thuật cho đến khi công nghệ này đủ thân thiện với tất cả các đối tượng. 

Hiện nay, quá trình xây dựng phần mềm đang thực hiện bước nhảy vọt trực tiếp đến tay người dùng đại chúng. Tương tự như các nền tảng Window hay MacOS từng thay thế lệnh DOS khó hiểu, các nền tảng không mã mới hiện thế chỗ ngôn ngữ lập trình bằng cách giao diện kéo và thả đơn giản. Theo tính toán, những nền tảng như vậy mang lại tác động rất lớn. Trước đây, để xây dựng một phần mềm cần có đội ngũ kỹ sư hùng hậu, ngày nay, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ AI không mã và biến ý tưởng thành hiện thực. Điều này đồng nghĩa với những công nghệ mạnh mẽ nhất từng do các công ty lớn “độc chiếm” bỗng chốc nằm trong tầm tay của giới doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có lẽ bước tiến nổi bật nhất là triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo. SME không cần thuê ekip chuyên nghiệp gồm các nhà phát triển và khoa học dữ liệu, thay vào đó, doanh nghiệp tận dụng các tiện ích AI để đưa ra giải pháp dịch vụ mới dành cho khách hàng, tăng doanh thu ( ví dụ như chi tiêu trên quảng cáo dựa trên AI của P&G) và tối ưu hoá hoạt động để đạt hiệu quả tối đa (chuỗi cung ứng của walmart).

Các doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm và cách thức để triển khai công nghệ mới. Đối với các đơn vị lớn đã trải qua quá trình tìm hiểu cách vận hành khoa học dữ liệu, nhiệm vụ đầu tiên là áp dụng triển khai No-code AI. Trong đó bao gồm vận hành với những dữ liệu có sẵn, thường mang lại giá trị cho doanh nghiệp; đặt mục tiêu nhiệm vụ có giá trị cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng; đạt được kết quả nhanh chóng trong những lĩnh vực phổ biến, tối ưu hoá kênh bán hàng hoặc giảm thời gian gián đoạn. Trong tương lai, những công nghệ này sẽ giúp đem đến cho doanh nghiệp giá trị tương xướng.

Công nghệ không mã cho phép nhân viên tìm tòi sáng tạo để sử dụng dữ liệu thúc đẩy hoặc tối ưu hóa công việc. Lấy ví dụ khi một công ty cần tính điểm và đánh giá khách hàng tiêm năng, các nhóm sale sẽ thu thập thông tin người dùng từ khắp mọi nơi, với mọi hình thức từ website, gọi điện thoại, điền biểu mẫu trực tuyến, phát tờ rơi,... Nhưng nếu một đội điều tra thị trường có đến hàng nghìn khách hàng tiềm năng, làm thế nào để giải quyết lượng thông tin khổng lồ. Bằng cách phát hiện các mẫu trong hành vi của người dùng, nhân khẩu học, một mô hình No-code sẽ giúp xếp hạng khách hàng tiềm năng theo xác suất, chuyển đổi dữ liệu thành doanh số bán hàng. Với nền tảng AI No-code, người dùng có thể kéo và thả bảng tính dữ liệu triển vọng bán hàng, thực hiện một vài lựa chọn từ menu, nhấp chuột và nền tảng sẽ xây dựng mô hình đồng thời trả kết quả bảng tính đã được sắp xếp.

Tiềm năng của AI hiện hữu khắp mọi nơi trong doanh nghiệp và lợi thế của No-code không bị giới hạn trong bất kỳ trường hợp sử dụng. Những công cụ này có thể được áp dụng nhằm dự đoán mức độ, thời điểm hư hỏng của máy móc kèm theo các chú ý. Bên cạnh đó, công nghệ mới không chỉ đọc các chỉ số mà còn có khả năng phân tích ghi chú, lịch sử bán hàng, dữ liệu tiếp thị, cho phép các công ty tự động hóa các quy trình phức tạp.

Một nền tảng không mã sở hữu ba tính năng quan trọng. Đầu tiên, công nghệ cần một giao diện đơn giản giúp dễ dàng đưa dữ liệu vào mô hình. Ngoài ra, người dùng kết hợp với các hệ thống kinh doanh phổ biến hiện nay, chẳng hạn như hệ thống quản lý quan hệ khách hàng như Salesforce và phần mềm bảng tính Excel.

Sau khi dữ liệu được tải lên, nền tảng cần có khả năng tự động phân loại và mã hóa dữ liệu một cách chính xác. Ví dụ: Nền tảng có thể xác định dữ liệu dưới dạng danh mục, ngày tháng hoặc số và người dùng nên kiểm tra xem các cột có được gắn nhãn chính xác hay không. Tiếp theo, No-code AI tự động hóa lựa chọn và cho ra mô hình, những nhiệm vụ trước đây thường được thực hiển bởi các nhà khoa học dữ liệu. Cuối cùng là tính chất đơn giản, dễ triển khai bởi một nền tảng phải liên tục theo dõi hiệu suất theo thời gian và làm lại mô hình nếu dữ liệu thay đổi.

Không phải tất cả các nền tảng No-code đều giống nhau và mức độ phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh của công ty. Giá cho các giải pháp công nghệ dao động từ vài đô la một tháng cho đến nền tảng hơn sáu con số một năm. Tìm kiếm công cụ phù hợp cho một công ty cụ thể yêu cầu một số thử nghiệm, mặt khác, tin vui cho các chủ doanh nghiệp hiện đa số các bên đều có chương trình dùng thử. Chẳng hạn, người dùng có thể so sánh độ chính xác của các nền tảng khác nhau dựa trên hiệu suất tương đối của bộ dữ liệu công khai. Tuy nhiên, độ chính xác đôi khi có thể bị sai lệch, quan trọng là cần phải xem xét thêm kết quả dự đoán.

Để những nền tảng này thực sự có thể mang lại thay đổi, chúng cần được thiết kế đơn giản nhất có thể, để một người không am hiểu kỹ thuật cũng có thể áp dụng vào quy trình làm việc. Kiểm tra quy trình giới thiệu của các nền tảng khác nhau. Theo nghiên cứu, chỉ có 1% dân số thế giới biết cách viết mã. Như vậy, muốn huy động sức mạnh của AI mà không phải thuê thêm các nhà khoa học dữ liệu, chỉ có một con đường đó là các nền tảng No-code. Một ngày nào đó, mọi bộ phận của các doanh nghiệp sẽ được tối ưu hóa AI. Theo thời gian, các nền tảng AI không mã sẽ trở nên phổ biến như phần mềm xử lý văn bản hoặc bảng tính như hiện nay.

Anh Đức