Tỷ phú đô la Nguyễn Đăng Quang từ tiến sĩ vật lý hạt nhân đến ông chủ tập đoàn hàng tiêu dùng số 1 Việt Nam

09:36 21/03/2021

Sở hữu đế chế hàng tiêu dùng Masan, vị tỷ phú đô la Nguyễn Đăng Quang khiến nhiều người ngưỡng mộ với khối tài sản khổng lồ. Cũng khởi nghiệp với mỳ gói từ Đông Âu, ông đã đưa Masan trở thành “trùm” thương hiệu thân thuộc với hàng triệu gia đình.

(Ảnh: Internet)

Khởi nghiệp từ mì gói Masan tại Nga

Nguyễn Đăng Quang (sinh ngày 23/08/1963) quê gốc ở Quảng Trị, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (tại Nga) và tiến sĩ vật lý hạt nhân (tại Belarus). Ông là doanh nhân thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG), đồng thời là tỷ phú USD tự thân người Việt.

Hơn 20 năm trước, nếu như tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng khởi nghiệp thành công với mì gói tại Ukraine. Thì tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và các thành viên cũng xây dựng thành công đế chế mì gói của họ tại Nga. Không chỉ dừng lại ở thị trường Nga, ông còn mang thương hiệu mỳ gói về Việt Nam với các tên gọi mì Omachi, mì Tiến Vua Masan được đông đảo người tiêu dùng yêu thích.

Sau một thời gian cung cấp mì gói cho người Nga, ông Quang đã xây dựng được nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng. Bên cạnh đó, ông còn mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt. Ông được mọi người nhắc đến là “Người dạy cho người Nga ăn mì gói và tương ớt”.

Giải thích về việc chọn mì gói khởi nghiệp, ông Quang chia sẻ “Có người từng hỏi tôi, này ông Quang, nghe nói nhà nước cho ông học hành dữ dằn, học về vật lý hạt nhân (học vị Tiến sĩ) nhưng sao lại đi buôn mì gói?”

Câu trả lời là “Vào thời điểm ban đầu, ông không có ý định chọn mì gói nhưng bối cảnh khiến cho ông phải lựa chọn. Hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu “no bụng” người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì.

Khi bắt đầu sản xuất mì ăn liền xuất khẩu sang thị trường Nga, ông Quang đã nghĩ rất khác với các doanh nghiệp cùng xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường này. “Tại sao Masan lại chỉ sản xuất mì ăn liền cho cộng đồng 200.000 người Việt tại Nga mà bỏ quên đi một thị trường 150 triệu người Nga còn chưa được khai thác”.

Ông Quang bộc bạch: “Chúng tôi thường nói với nhau về câu chuyện 2 người cùng được giao nhiệm vụ đi tìm thị trường cho giày da tại một nước rất lạc hậu ở châu Phi. Một người đi về rất thất vọng và báo cáo: ở đó chẳng có cơ hội nào cả bởi người dân ở đó không quen đi giầy. Người còn lại về thì hồ hởi thông báo: đó là một thị trường khổng lồ, tất cả mọi người đều có 2 chân và chưa ai bán được một đôi giày nào cho họ cả. Những người ở Masan thuộc mẫu thứ 2”. 

Sở hữu đế chế hàng tiêu dùng Masan, vị tỷ phú đô la Nguyễn Đăng Quang khiến nhiều người ngưỡng mộ với khối tài sản khổng lồ. Cũng khởi nghiệp với mỳ gói từ Đông Âu, ông đã đưa Masan trở thành “trùm” thương hiệu thân thuộc với hàng triệu gia đình
Sở hữu đế chế hàng tiêu dùng Masan, vị tỷ phú đô la Nguyễn Đăng Quang khiến nhiều người ngưỡng mộ với khối tài sản khổng lồ. Cũng khởi nghiệp với mỳ gói từ Đông Âu, ông đã đưa Masan trở thành “trùm” thương hiệu thân thuộc với hàng triệu gia đình.

 Mang thương hiệu Masan về Việt Nam

Năm 2001, Nguyễn Đăng Quang quay trở về Việt Nam với thương hiệu Masan Food, đánh dấu thương hiệu vào 3 thị trường nước tương, nước mắm và mì ăn liền. Trong vòng 1 năm, các sản phẩm hàng tiêu dùng thương hiệu Masan Food đã có mặt tại Việt Nam. Sản phầm đầu tiên và tồn tại lâu nhất chính là nước tương Chin-su. Kế đến là nước mắm, mì gói ăn liền, hạt nêm….

Tháng 11/ 2004, Công ty Cổ phần Hàng hải Masan (MSC) được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng. Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan;

Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan (Masan Group) và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, công ty này là đơn vị quản lý vốn đầu tư và tài sản cho hai doanh nghiệp chính là CTCP Thực phẩm Masan Food và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank.

Mở rộng đế chế tư nhân đa ngành

Năm 2010, ông Nguyễn Đăng Quang chính thức trở thành Chủ tịch HĐ thành viên Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Khai thác chế biến khoáng sản lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Công ty sở hữu mỏ đa kim Núi pháo có trữ lượng Vonfram lớn nhất thế giới.

Cũng trong năm 2010, ông Quang thành lập Công ty cổ phần Tài nguyên Masan với mục tiêu thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên thuộc Tập đoàn Masan. Ngày 29/07/2015, Công ty được UBCKNN chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.

Cuối năm 2015, công ty Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan kèm theo tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Ngày 30/10, sản phẩm nước mắm Chin-su Yod Thong chính thức ra mắt thị trường Thái Lan.

Trong năm 2018, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang ghi nhận doanh thu hơn 38 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 6,2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm liền trước. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu (EPS) đạt gần 4.600 đồng/cp. Tổng tài sản đạt hơn gần 65 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu hơn 34 ngàn tỷ đồng.

Cũng trong 2018, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang ghi nhận lợi nhuận sau thế đạt mức kỷ lục hơn 5,6 ngàn tỷ đồng. Masan Consumer Holdings (MCH) là doanh nghiệp thuộc Masan có tăng trưởng mạnh nhất.

Hệ sinh thái Masan Group bao gồm một loạt các doanh nghiệp tên tuổi hoạt động trên nhiều lĩnh vực chủ chốt như: thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings), thức ăn chăn nuôi - chế biến thịt (Masan Nutri-Science) và khoáng sản (Masan Resources với nòng cốt là mỏ Núi Pháo).

Tập đoàn này hiện đang kinh doanh các lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi (Proconco, Anco), hàng tiêu dùng (Omachi, Chinsu, Vinacafe...), khoáng sản (mỏ núi Pháo), ngân hàng (Techcombank)...

Đây đều là những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động. Mục tiêu chiến lược của Masan của ông Quang là nhắm tới tối đa các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong năm 2019, Masan kỳ vọng đà tăng trưởng sẽ tiếp tục mạnh ở tất cả các mảng kinh doanh, với doanh thu thuần ước tính tăng 18-30%.

Masan là doanh nghiệp phát triển rất nhiều nhãn hiệu sản phẩm trong lĩnh vực mì tôm, nước mắm, tương ớt… Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chính là ông lớn mạnh tay chi khoảng 9 tỷ đồng cho 10 quảng cáo, mỗi quảng cáo 30 giây trong trận chung kết AFF Cup 2018 cho loại mỳ tôm mới, cũng như 1 nhãn hiệu tương ớt và xúc xích của doanh nghiệp này. 

Mảng thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings) được xem là thế mạnh của Masan và cũng là mảng sản xuất truyền thống của ông Nguyễn Đăng Quang. Thời gian ở Nga, ông Quang khởi nghiệp kinh doanh bằng việc bán mì ăn liền cho cộng đồng người Việt tại Nga. Ông Quang sau đó đã xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.

Những năm đầu thiên niên kỷ mới, ông Quang đưa Masan trở về Việt Nam và ra mắt thị trường với sản phẩm đầu tiên và cũng là sản phẩm hiện có thị phần khá lớn tại Việt Nam: nước tương Chin-su.

Không chỉ ở thị trường trong nước, Masan cũng có tham vọng tấn công sang các thị trường trong khu vực với việc bắt tay với đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015. Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường.

TH