Dự báo sản lượng dự trữ, xuất nhập khẩu gạo của Philippin

16:57 16/12/2021

Một số dự báo thay đổi trong hoạt động dự trữ, xuất nhập khẩu gạo của Philippin thời điểm cuối năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Theo dữ liệu chính thức của chính phủ, Philippin đã công bố sản lượng thóc kỷ lục 19,44 triệu tấn vào năm 2020, như vậy sản lượng gạo tương đương là 14 triệu tấn, trong khi nhập khẩu đạt gần 2,1 triệu tấn (chiếm 15% nhu cầu). Tính tới tháng 10/2021, cục Công nghiệp Thực vật Philippin (DA) công bố sản lượng thóc 2021 vượt mốc 20 triệu tấn. Một số thị trường xuất khẩu gạo lớn sang Philippin gồm Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Ý, Pakistan,...

Về khả năng tự túc, cục Thống kê PLP (PSA) sử dụng chỉ số SSR là "mức độ sản xuất liên quan đến việc sử dụng trong nước" là mức độ tự túc nguồn cung hàng hóa của một quốc gia có nguồn gốc từ sản xuất trong nước hay mức độ dựa vào nguồn lực sản xuất nội địa của chính mình. Tỷ lệ nhập khẩu chiếm 15% trong khi chỉ số SSR là 85% nguồn cung gạo tự tức từ nội địa trong nước, đã giảm so với mức cao nhất năm 2020 là nhập khẩu 20%, tự túc 80%. Trong khi mục tiêu tự túc lượng thực của Philippin là 95%. Điều đó cho thấy, cùng với sản lượng thu hoạch trong nước gia tăng, Philippin sẽ còn tiếp tục giảm nhập khẩu.

Về lượng dự trữ: Tính đến 1/10/2021, Philippin đạt 1,96 triệu tấn tính đến 1/10/2021, tương đương mức dự trữ đủ cho 62 ngày, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2020 (2,6 triệu tấn). Ngoài ra, quốc gia này không đưa ra được mức dự báo chính xác về nhập khẩu gạo, dự báo luôn thay đổi từ mức 2 - 2,2 triệu tấn trong 2021. Trong khi mức dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ là 2,1 triệu tấn trong 2021 và 2022. Như vậy, Philippin vẫn là nước nhập khẩu lớn thứ hai trong ba năm liên tiếp.  Giá gạo nhập khẩu vào nước này giảm 5% trong quý III năm nay từ mức P33 xuống P24/kg (giá CIF), sau đó đã tăng lên P29 (tương đương 480 USD/tấn) vào tháng 11.

Mỹ Anh