Doanh nhân Trịnh Văn Quyết: 14 tuổi khởi nghiệp, 43 tuổi trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

08:55 21/03/2021

Doanh nhân Trịnh Văn Quyết đi lên từ hai bàn tay trắng và quá trình lăn lộn với thương trường, một quá trình tích lũy kinh nghiệm cùng kiến thức mình có nên ông đã có được thành công ngày hôm nay...

(Ảnh: Internet)

Khởi nghiệp khi 14 tuổi

Doanh nhân Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27 tháng 11 năm 1975, tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Bố là Trịnh Hồng Quý, mẹ là Đỗ Thị Giáp đều làm công chức nhà nước. 

Ông từ nhỏ đã khởi nghiệp khá sớm, năm 14 tuổi ông đã tự mình kinh doanh để có chi phí cho các em mình ăn học. Khác với tất cả các bạn cùng trang lứa, chỉ đi học và nô đùa sau những ngày nghỉ, còn ông biết tự lập và biết ý thức cuộc sống gia đình mình.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì ông không thi đại học liền mà lại đi học sửa chữa điện tử, tự học vào buổi tối.

Sau 2 năm làm thợ sửa chữa, tranh thủ học vào buổi tối thì đến năm 1995, ông Quyết đã trúng cùng lúc 3 trường đại học. Tuy nhiên ông quyết định chọn đại học Luật Hà Nội để theo học. Ông chia sẻ rằng lúc đó khó khăn, ông còn không mua nổi chiếc xe đạp để đi học.

Trong những năm học đại học ông không những dành thời gian cho việc học mà còn học kinh doanh với nghề buôn bán điện thoại và mở văn phòng gia sư cho mình. Lúc đó Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam nên ông đã nắm bắt cơ hội đầu tư cho mình.

Sau thời gian cố gắng nỗ lực hết mình thì văn phòng gia sư của ông là một trong những trung tâm gia sư đầu tiên tại Hà Nội với đội ngũ gia sư lên đến cả nghìn sinh viên.

Năm 1999, sau 4 năm học đại học thì ông tốt nghiệp ngành luật – Đại học Luật Hà Nội. Dáng vẻ thư sinh, diện mạo không có chút gì “tai to mặt lớn”, nhiều người nghĩ, làm tròn vai một luật sư có lẽ cũng đã là thách thức với con người này. Những bạn học cùng lứa nhớ về ông Quyết như là một sinh viên bình thường, khác chăng là đã “biết buôn bán điện thoại ngay khi bạn bè khác chỉ biết đến học hành”.

Trong quá trình học đại học thì ông đã mở văn phòng gia sư rồi đến việc buôn bán điện thoại di động. Nắm bắt thời cơ và cơ hội cho mình, tiếp tục không dừng ở đó, ông dự đoán về nhu cầu của người dùng và bắt đầu lên kế hoạch một cách chi tiết.  Vay tiền để thu gom điện thoại cũ, sau khi các nhà mạng cung cấp sim trả trước và cũng là lúc điện thoại di động là nhu cầu thiết yếu. Nghiễm nhiên ông đã thành công cho những quyết định của mình. Tất cả mặt hàng của ông không đủ để bán.

Sau nhiều năm bươn trải ông đã đúc rút ra rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh cho mình, cộng thêm kiến thức ngành luật nên khi tốt nghiệp đại học xong ông đã thành lập công ty Tư vấn đầu tư SMIC và là Trưởng phòng văn phòng luật SMIC lúc đó.

Từ 2008 cho đến này thì ông vẫn hoạt động trong lĩnh vực chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề liên quan đến kinh doanh cho các công ty khác và giữ chức vụ là tổng Giám đốc Công ty TNHH Luật SMIC.

Ông đã thắng kiện nhiều vụ và đình đám  như vụ Honda Vietnam tranh chấp với công ty GMN về khoản 2,2 triệu đô la Mỹ tiền đền bù đất đai ở Hưng Yên. Vụ Techcombank thắng kiện một nhóm khách hàng năm 2005. Và nhiều vụ kiện lớn khác, điều này cũng giúp ông càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và tiến thân trên con đường kinh doanh của ông.

(Ảnh: Internet)

Con đường trở thành đại gia bất động sản

Bước ngoặt lớn nhất, tạo sự thay đổi trong cuộc đời sự nghiệp của ông Quyết là khi Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn 18 tỷ đồng và sau đó đổi  thành Công ty cổ phần FLC 2 năm sau. Ông Trịnh Văn Quyết là một trong ba cổ đông sáng lập.

Kể từ đây, ông Quyết lấn sân sang thị trường kinh doanh chứng khoán. Năm 2011 FLC tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán tạo điều kiện để công ty phát triển nhanh chóng và giúp tên tuổi ông Trịnh Văn Quyết nổi tiếng trên thương trường với biệt danh “luật sư kinh doanh”.

Năm 2012 toàn nhà The Landmark Tower phức hợp với 32 tầng, gồm nhiều khu căn hộ và văn phòng cho thuê đã hoàn thiện trên khu đất ở đường Lê Đức Thọ Mỹ Đình Hà Nội đã đánh dấu mốc cho sự phát triển lớn mạnh của FLC.  

Chỉ riêng tiền bán căn hộ tại đây, FLC của ông Quyết đã thu về 575 tỷ đồng vào năm 2012.

Đây được xem là lý do vào khoảng thời gian năm 2013, khi mà kinh tế, thi trường bất động sản gặp khó khăn chung thì FLC lại thành công theo cách riêng, khẳng định vị trí của mình.

Tập đoàn FLC hiện là thương hiệu lớn trong lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng ở các tỉnh thành trên đất nước. Vốn điều lệ 6380 tỷ đồng, với mục tiêu doanh thu đặt ra năm 2016 là 7000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1200 tỷ đồng. FLC đang ngày càng khẳng định vị trí của ông Quyết trở thành top 2 trong 100 người giàu nhất Việt Nam hiện nay.

Để đạt được thành tựu, kết quả đáng khâm khục ngày hôm nay, ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch FLC chia sẻ: “Cũng có những điều, về biểu hiện bên ngoài thì họ có vẻ nói đúng nhưng tôi nghĩ là chưa hiểu hết tôi.

Tôi đi lên gần như từ hai bàn tay trắng nhưng đó là kết quả của cả một quá trình lăn lộn với thương trường, một quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, tính toán làm ăn trong kinh doanh mà có". 

Bên cạnh đó, ông được coi là một nhân vật gây chú ý với một loạt thương vụ đầu tư, mua bán bất động sản và chứng khoán với tiêu chí 5 không của mình "không xin, không mua lại, không làm chung, không làm nhỏ và không làm lâu". Ông là người đã tạo nên những kỷ lục thế giới về thời gian thi công của các công trình đặc biệt là các bất động sản nghỉ dưỡng như trong vòng 5 tháng, công ty của ông thi công xong sân golf FLC Quy Nhơn, 9 tháng thi công xong quần thể FLC Sầm Sơn,...

Ông cũng được coi là một trong những người “có quyền lực nhất” và “tầm nhìn tốt nhất” trong khu vực golf Châu Á với biệt danh “Mr Golf” và là người từng nhận được giải thưởng golf châu Á.

TH