Doanh nhân trẻ Steve Bartlett thành danh dù từng bị đuổi học
- 14
- Hồ sơ doanh nhân
- 22:18 15/12/2021
DNHN - Bartlett sáng lập Công ty truyền thông xã hội Social Chain ngay tại phòng ngủ của anh ở thành phố Manchester (Anh) khi mới 22 tuổi. Năm 2019, Social Chain trở thành công ty đại chúng, niêm yết với giá trị vốn hóa 350 triệu USD tại thị trường chứng khoán Dusseldorf của Đức. Năm 2020, anh rời công ty và tiếp tục khởi nghiệp...

Steve Bartlett sinh ra và lớn lên ở Plymouth, Anh, hiện sống ở Mỹ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Steve được giáo viên nhận xét là "học sinh đáng yêu nhưng không có triển vọng". Steve thừa nhận ghét những trải nghiệm ở trường và năm 17 tuổi bị đuổi học vì ném ghế trong lớp. Sau đó, anh học đại học nhưng sớm bỏ.
Việc thiếu bằng cấp không cản bước thành công của Steve. Anh hiện là CEO của công ty tiếp thị truyền thông xã hội Social Chain với 700 nhân viên và các văn phòng trực thuộc trên khắp thế giới, doanh thu hàng triệu bảng mỗi năm.
Steve sở hữu hơn 400 cộng đồng kỹ thuật số bao gồm các kênh hàng đầu như Student Problems, Sporf, Love Food, tiếp cận hơn 10 tỷ thanh thiếu niên trên các nền tảng xã hội mỗi tháng.
Chia sẻ với báo chí, anh cho biết: "Rất nhiều người nghĩ cuộc đời tôi sẽ thất bại ê chề. Tôi thật sự ghét trường học và không thấy nó thú vị chút nào. Rất nhiều giáo viên thích tôi, nhưng đồng thời cũng thất vọng vì tôi không tuân theo nguyên tắc ở trường. Nhưng chính những điều đó lại giúp tôi thành công trong kinh doanh".
Steve cho rằng, cách trường học vận hành hiện tại quá xa rời với thực tế, cần sửa đổi. Mới đây, thông qua chương trình truyền hình "The Secret Teacher", anh đã quay trở lại một trường học ở Liverpool, Anh với tư cách là nhân viên hỗ trợ bí mật, đồng thời nói lên quan điểm cá nhân.
"Tôi chẳng học được gì từ trường cả. Tôi học từ thực tế nhiều hơn. Chẳng có bằng cấp nào dạy người ta cách quản lý 700 nhân sự khi mới 26 tuổi. Thứ tôi nhận được ở trường là sự hiểu biết hơn về con người", anh nói.
Steve đã bắt đầu công việc kinh doanh trong quãng thời gian ngắn ngủi làm sinh viên, sau khi được giáo viên cho phép tổ chức các chuyến đi. Anh tổ chức, lên kế hoạch các bữa tiệc của trường và tiết kiệm được tiền bằng cách thương lượng với nhà cung cấp máy bán hàng tự động để có được thỏa thuận tốt hơn.
Những điều này đã giúp anh có được kinh nghiệm quản lý, cũng như cách tiếp cận với các sinh viên, từ đó thành lập nên công ty tiếp thị truyền thông hướng đến đối tượng trẻ.

Mặc dù rất muốn tìm hiểu về hệ thống giáo dục hiện tại, Steve thừa nhận anh không thích quay lại trường học. "Mọi ngành công nghiệp khác đã thay đổi và thích nghi trong những năm qua để phù hợp và phát triển với công nghệ và xã hội, nhưng riêng trường học thì không", anh nói.
Steve thừa nhận đây chỉ là quan điểm cá nhân, dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Hiện tại, Steve tìm cách thành lập trung tâm giáo dục tên Avenue của riêng mình với mong muốn hiểu rõ hơn về các lớp học ngày nay, đồng thời cung cấp cho học sinh kiến thức thực tế hơn.
Gần đây Bartlett được mời làm giám khảo trong một chương trình truyền hình mang tên "Dragon's Den", một chương trình thực tế dành cho các startup tương tự như chương trình "Shark Tank", trở thành "con rồng" trẻ nhất từ trước tới nay của chương trình này.
Bartlett bắt đầu thực hiện kênh podcast "Nhật ký của một CEO" từ khoảng 4 năm trước, bằng một chiếc micro trị giá 100 USD được cắm trực tiếp vào máy tính xách tay. Giờ đây, kênh podcast của anh đã trở thành podcast kinh doanh hàng đầu ở châu Âu với các khách mời từ ca sĩ Liam Payne - cựu thành viên nhóm nhạc One Direction cho đến Tom Blomfield - người sáng lập của công ty fintech Monzo.
Bartlett cho biết, hầu hết những người sáng tạo podcast đều kiếm tiền từ việc đọc các quảng cáo chèn giữa mỗi tập. Thường có một công ty quảng cáo đóng vai trò trung gian giữa người sáng tạo podcast và các nhãn hàng.
Vấn đề là các nhãn hàng đang trả một khoản phí cố định cho mỗi lượt download bất kể chương trình của bạn hấp dẫn đến đâu, bạn là ai hay khán giả của bạn có giá trị như thế nào.
Do đó, anh cho rằng, kiếm tiền bằng cách truyền thống này không đủ để anh trang trải chi phí sản xuất các chương trình podcast. Vì vậy, anh đã quyết định cắt bỏ khâu trung gian này và tự liên hệ trực tiếp với 5 công ty mà anh thích.
Bartlett đã gửi cho các giám đốc điều hành của những doanh nghiệp này một bài thuyết trình ngắn để thuyết phục tại sao họ nên tài trợ cho chương trình podcast của anh. Bài thuyết trình cũng trình bày rõ về khả năng tăng lượng khán giả cũng như kế hoạch của các chương trình trong tương lai.
Hiện chương trình của Bartlett có 3 nhà tài trợ chính là thương hiệu dinh dưỡng Huel, nền tảng làm việc freelancer Fiverr và nhà sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo Myenergi. Các hợp đồng tài trợ này đều kéo dài 12 tháng, đủ kinh phí để anh lên khung cho các chương trình dài hơi.
Ngoài ra, Bartlett cho biết, mỗi tháng một lần anh còn hợp tác với một số thương hiệu lẻ.Những nhà tài trợ này trả các mức phí khác nhau nhưng anh ước tính sẽ kiếm được 1,2 triệu USD trong năm nay.
My An (t/h)
Bài liên quan
- Doanh nhân Phạm Kim Dung: Hãy biết ước mơ, rồi biến ước mơ thành tham vọng tích cực, hành động thật sự bằng sự chăm chỉ
- Doanh nhân Kevin O’Leary: Tôi không có ý định cho các con mình thừa hưởng bất kỳ tài sản nào của mình
- Doanh nhân Phạm Ngọc Duy Liêm: Thay vì “gồng mình” cạnh tranh với những “ông lớn”, tốt nhất là tạo ra sản phẩm bổ trợ cho họ
#doanh nhân

Doanh nhân tìm cách mang tiền về cho quốc gia
Nhiều năm qua ông “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn kiên trì đeo đuổi ý tưởng về việc xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, như một cách xây tổ cho “đại bàng chúa” hạ cánh, để dòng tiền cũng theo đó bay về…

Kiran Mazumdar-Shaw: Bạn phải hiểu tại sao mình thất bại và nỗ lực để mọi người có thể đặt niềm tin vào bạn
Nữ doanh nhân Kiran Mazumdar-Shaw nổi tiếng toàn cầu bởi thành công trong sự nghiệp và những cống hiến làm thay đổi nền y tế Ấn Độ...

Con đường phát triển sự nghiệp và bứt phá thời đại dịch của CEO Vikash Jaiswal
Vikash Jaiswal là Nhà sáng lập và Giám đốc của Gametion Technologies Private Limited - công ty sáng tạo ứng dụng trò chơi nổi tiếng với cái tên Ludo King dành cho hệ điều hành Android và IOS.

Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh Huyền ngồi ghế Phó Chủ tịch DIC Corp
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa công bố thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị công ty. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch HĐQT và thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty kể từ ngày 18/2.

Hành trình kiến tạo doanh nghiệp triệu USD của nhà sáng lập thương hiệu Pink Lily
Từ việc không thể tìm được đồ như mình mong muốn trên eBay, Tori đã nảy ra ý tưởng buôn bán quần áo thời trang cho phụ nữ trên nền tảng này. 10 năm sau, công việc kinh doanh đã phát triển thành một doanh nghiệp có doanh thu hơn 140 triệu USD với thương hiệu Pink Lily. Đồng thời, cô và chồng - Chris, đồng sáng lập thương hiệu, có 3,6 triệu người theo dõi trên mạng xã hội.

"Elon Musk người Nga" Mikhail Korkorich
Không giống như Elon Musk của Tesla, Mikhail Korkorich không đứng đầu một công ty xe điện nào, nhưng hai người có cùng điểm chung là đều mong muốn phát triển một ngành công nghiệp vũ trụ bền vững dựa trên các phương tiện có thể tái sử dụng.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Vài nét về Giám đốc quốc gia của Apple Nguyễn Thái Hải Vân
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, bà Nguyễn Thái Hải Vân, cựu CEO Grab Việt Nam đã gia nhập Apple Việt Nam từ tháng 5.
Chân dung ông Võ Hoàng Lâm - tân Tổng giám đốc Coteccons
Ông Võ Hoàng Lâm, hiện là thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons kể từ ngày 05/08/2022.
Chân dung ông Nguyễn Thanh Tùng tân Chủ tịch Hội đồng quản trị DongA Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongABank) vừa công bố Quyết định 1289 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chỉ định ông Nguyễn Thanh Tùng, thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc DongABank giữ chức vụ Chủ tịch ngân hàng.
Bà Bùi Thị Thanh Trà làm tân Tổng giám đốc của Chứng khoán Tiên Phong (TPS)
Bà Bùi Thị Thanh Trà được bổ nhiệm là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HoSE: ORS) từ ngày 26/7/2022.
CEO Nguyễn Khắc Nhật - CodeGym: Triết lý trong giáo dục và điều kì diệu của sự tử tế
"Sự tử tế kỳ diệu lắm, ở chỗ nó khiến việc ra quyết định rất dễ, trong rất nhiều tình huống. Chỉ cần nghĩ đến sự tử tế là ta biết phải làm gì ngay" - CEO Nguyễn Khắc Nhật - CodeGym chia sẻ.
Nguyễn Lê Quốc Tuấn, CEO Sông Hương Foods: Ước mơ đưa cà pháo trở thành món ăn phổ biến trên thế giới
Giống như Hàn Quốc với món kim chi nổi tiếng, ông Tuấn ước mơ một ngày nào đó sẽ đưa cà pháo trở thành món ăn phổ biến trên thế giới.
CEO VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy: Thu xếp vốn quốc tế cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại thị trường Mỹ
Với nhiều năm kinh nghiệm nắm giữ ở các vị trí quản lý khác nhau, trong đó đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ, đầu tư tài chính và quan hệ quốc tế, bà Lê Thị Thu Thuỷ được kì vọng sẽ là nhân tố thúc đẩy VinFast thành thương hiệu toàn cầu.
Lê Đắc Giang - CEO Phê Phim: "Phải đi vào vùng nguy hiểm, có chó sói thì mới tìm chính bản thân mình"
Được đặt cho biệt danh "người đi làm vì đam mê", Lê Đắc Giang - CEO Phê Phim chia sẻ lời khuyên từ kinh nghiệm đi tìm đam mê của chính mình: "Hãy làm việc chăm chỉ, chắc chắn phải rất cố gắng và luôn luôn học hỏi, thử thách chính những quan niệm, giá trị của bản thân bạn vì chưa chắc bạn đã đúng. Phải đi vào vùng nguy hiểm, có chó sói thì mới tìm chính bản thân mình".
Khôi Nguyễn trở lại làng startup với vị trí mới
Sau 2 năm vắng bóng, ông Khôi Nguyễn - cựu CEO WeFit đã chính thức tiếp quản vị trí CEO startup Kiến Guru (Công ty Cổ phần Giáo dục Lớp học nhỏ).
Ông Lê Bá Nguyên làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhiệm kỳ 2021-2026
Tân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC được biết đến là anh trai của bà Lê Thị Ngọc Diệp, hay nói cách khác ông là anh vợ của Cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết.