Doanh nhân Bùi Quang Ngọc và hành trình trở thành một mảnh ghép quan trọng của FPT

09:26 23/03/2021

Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, ông Trương Gia Bình còn được biết đến là một nhà khoa học được đào tạo tại Liên Xô. Trước khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng như bây giờ, ông Bình đã có một thời gian dài tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

 

(Nguồn: Internet)

Cơ duyên với FPT

Ông Bình là học sinh trường cấp 3 trường Chu Văn An khóa 1970 đến 1973, tốt nghiệp chuyên ngành Toán học và Vật lý học tại Đại học Matx-cơ-va khóa 1974 đến 1979; Tiến sỹ Toán học và Vật lý học tại Đại học Matx-cơ-va năm 1982. Ông được công nhận chức danh phó giáo sư năm 1991.

Sau khi trở về Việt Nam, ông Bình công tác tại Viện cơ học, thuộc Viện Khoa học Việt Nam năm 1982. Giai đoạn 1983-1989, ông công tác tại các viện nghiên cứu tại Nga và Đức.

Trong chín năm trời gắn bó với nghề cuối cùng ông cũng nhận lời người bạn thân thuở còn đi học trên ghế nhà trường về thành lập nên tập đoàn công nghệ FPT. Trong hệ thống lãnh đạo của FPT ông là một trong số 13 nhân tố, là thành viên sáng lập của chính Tập đoàn FPT, và ông Bùi Quang Ngọc được chọn là người đầu tiên giữ vai trò quản lí về mảng Công nghệ thông tin của tập đoàn FPT. Được biết rằng không chỉ về những kinh nghiệm đối với lĩnh vực công nghệ thông tin mà ông có mới có thể được trao trọn và giữ vị trí lãnh đạo như bây giờ. Ông được xem là người có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong ngành Công nghệ thông tin với những danh hiệu Top 10 lãnh đạo Công nghệ thông tin (CIO) xuất sắc nhất Đông Dương 2005. Chính nhờ sự tài giỏi được các nhà chuyên gia đánh giá và xếp loại mà việc ông được đảm nhận chức vụ kia là hoàn toàn xứng đáng.

Trong một lần tâm sự với báo giới, ông Bình chia sẻ: “Năm 1985, tôi về Việt Nam, một người bạn than thở: “Bình ơi đói quá không nuôi nổi vợ con, mình phải làm cái gì đi chứ?”. Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa trong đầu từ lâu, và tôi quyết định lập nhóm “Nhiệt và chất” ở Viện Cơ rồi bắt đầu làm kinh tế. Năm 1988, FPT chính thức ra đời với 13 thành viên”.

Ông Trương Gia Bình từng cho biết: "Ý tưởng đầu tiên bắt đầu từ thực tiễn "khát" nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đáp ứng cho chính Tập đoàn FPT. Mặt khác, mong muốn khi thành lập Trường Đại học FPT là xây dựng mô hình của một trường Đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần đưa ngành công nghệ thông tin Việt Nam lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới".

Ông Trương Gia Bình cũng là người có công lớn thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Khoa được thành lập từ năm 1995 là một địa chỉ đào tạo MBA quen thuộc và có uy tín tại Việt Nam.

Năm 2006, công ty của ông đã mở trường Đại học FPT, trường đại học tư nhân đầu tiên của Việt Nam do ông nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông cũng tham gia vào hoạt động giảng dạy. Một số môn học ông trực tiếp đứng lớp là môn Nghệ thuật lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp...

Nói về mong ước của mình đối với nền giáo dục trong tương lai, ông Bình cho hay: "Tôi cho rằng cần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa và lấy học viên làm trung tâm".

Ông “Tổng” tận lực

Năm 2013, ông Bùi Quang Ngọc trở thành Tổng giám đốc FPT. Cuối năm đó, FPT đạt mức doanh thu gần 29 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 5%, có mặt tại 19 quốc gia và đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận doanh thu thị trường nước ngoài đến từ cả 6 công ty thành viên.

Nhiều người đánh giá, đó là một năm thành công vượt bậc của FPT trong bức tranh kinh tế chung ảm đạm. Nhưng ông Ngọc chỉ lắc đầu: “Vẫn chưa đủ!”

Quyết đoán và kiên định, Bùi Quang Ngọc đã chèo lái con thuyền FPT không chỉ tăng trưởng vững chắc mà còn mạnh mẽ vươn tầm đến một tập đoàn toàn cầu. Với vai trò chiến tướng tối cao của FPT, ông đã tận lực duy trì phát triển mọi mặt của hoạt động kinh doanh.

Suốt 6 năm qua, FPT đã luôn giữ mức tăng trưởng ổn định, đặc biệt năm 2018 đánh dấu tuổi 30 rực rỡ. Doanh thu Tập đoàn và các công ty thành viên (bao gồm cả khối phân phân và bán lẻ) đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng, quy mô nhân sự hơn 35 ngàn người.

Sau khi thoái vốn mảng Phân phối và Bán lẻ, doanh thu FPT đạt hơn 23.000 tỷ đồng, trong đó gần 60% đến từ công nghệ; lợi nhuận tăng trưởng 30,6% - đạt 3.858 tỷ đồng; đặc biệt doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm gần 40% tổng doanh thu, quy mô nhân sự gần 28.000 người. 

(Ảnh: Internet)

Tập trung vào thế mạnh cốt lõi là công nghệ, FPT đã chú trọng đầu tư phát triển nhiều công nghệ “đinh” như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Học sâu (Deep Learning), Internet vạn vật (IoT)… FPT trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sở hữu nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI, cũng như đang tập trung đầu tư vào những công nghệ mũi nhọn khác như phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, blockchain.

FPT cũng đã tiến hành thương vụ M&A đình đám khi lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam mua một công ty tư vấn công nghệ của Mỹ - Công ty Intellinet tại Atlanta (Mỹ) ngày 12/7/2018. Với động thái này, FPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ công nghệ toàn diện và hiệu quả hơn cho khách hàng từ tư vấn, phát triển đến triển khai, bảo trì, đặc biệt là dịch vụ chuyển đổi số.

Trong giai đoạn 2013-2018, FPT luôn nằm trong top các công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, trở thành đối tác cao cấp của các tập đoàn công nghệ khổng lồ trên thế giới, hướng tới sứ mệnh của một tập đoàn toàn cầu, góp phần đưa Việt Nam lên bản đồ công nghệ khu vực và trên thế giới. Những thành công đó của FPT đều có bóng dáng của vị lãnh đạo kỳ cựu này.

Chiếc neo tin cậy của FPT

Là một trong những trụ cột của FPT, ông Ngọc đã kinh qua những nhiệm vụ phức tạp trước khi bước chân lên vị trí Tổng giám đốc. Ông là lãnh đạo đầu tiên của bộ phận Tin học ứng dụng FPT, tiền thân của Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS), Công ty Phần mềm FPT (FPT Software), Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom). Ông Ngọc từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Tập đoàn như Phó tổng giám đốc phụ trách khối CNTT, Giám đốc Chất lượng (CQO), Giám đốc Thông tin (CIO), Giám đốc điều hành (COO), và đến hiện nay, ông vẫn đang là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn.

Ông chỉ huy những dự án đồ sộ, mang tính bước ngoặt của Tập đoàn như thống nhất Công ty FPT trên toàn quốc (2002); Tiến hành cổ phần hóa FPT (2002); Tái cấu trúc sở hữu 3 đơn vị thành viên FPT IS, FPT Software, FPT Trading (2011)…

Ông ghi dấu khi trực tiếp chỉ đạo nhiều dự án CNTT lớn, phức tạp và phát triển thành công nhiều hệ thống thông tin “made by FPT” có tác động tới đời sống hàng triệu người như: Hệ thống quản lý thuế TMS (quản lý hơn 50 triệu người nộp thuế), Hệ thống quản lý bệnh viện FPT.eHospital mang lại nhiều tiện ích cho người dân và bệnh viện, giúp bệnh viện có thể phục vụ hàng chục triệu bệnh nhân/năm. Hệ thống Chính quyền điện tử của tỉnh Quảng Ninh do FPT triển khai đã góp phần đưa Quảng Ninh trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

Bên cạnh những thành công trong hoạt động điều hành doanh nghiệp và phát triển kinh doanh, Bùi Quang Ngọc còn gây ấn tượng với chiến lược phát triển bền vững dựa trên yếu tố con người.

Bùi Quang Ngọc là vị tổng giám đốc đầu tiên của FPT ban hành được chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ công nghệ cấp cao của tập đoàn nhằm củng cố và phát triển năng lực công nghệ, cũng như đưa ra sáng kiến quy hoạch và luân chuyển lãnh đạo FPT giúp phát triển đội ngũ lãnh đạo. Dưới thời Bùi Quang Ngọc, rất nhiều lãnh đạo trẻ đã được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng.

Phát huy vai trò nhà giáo, ông khởi xướng và là giảng viên chính chương trình MiniMBA dành cho cán bộ quản lý FPT. Ông cũng rất tâm huyết với chương trình “Sư phụ - Đệ tử”, một chương trình đào tạo nội bộ dành cho lãnh đạo cấp trung được triển khai nhiều năm qua tại FPT. Ông là vị sư phụ có nhiều đệ tử nhất, cả ở trong và ngoài nước, với những buổi sinh hoạt đều đặn, bài bản và chỉn chu.

Để đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển dài hạn của tập đoàn, Bùi Quang Ngọc còn trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm và xây dựng cơ sở hạ tầng, tiêu biểu như FPT Tower - công trình có diện tích xây dựng lớn nhất của tập đoàn.

Ông cũng bỏ nhiều tâm sức đôn đốc, thúc đẩy hoàn thiện và đưa vào vận hành các công trình lớn như Tổ hợp đại học và Công viên phần mềm nghìn tỷ của FPT tại Cần Thơ, Làng phần mềm F-Ville (Khu CNC Hòa Lạc, Hà Nội) hay Khu phức hợp FPT Complex (Đà Nẵng). Trong 6 năm dưới sự điều hành của ông Ngọc, FPT đã khởi công và khánh thành nhiều trung tâm phần mềm và đào tạo, các trung tâm dữ liệu theo mô hình campus của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, nâng tổng số tổ hợp văn phòng làm việc, đào tạo trên phạm vi toàn quốc mà FPT sở hữu lên con số 17.

Có lẽ với ông Ngọc, gắn bó với FPT đã trở thành một điều tự nhiên như hít thở mỗi ngày. Nhân viên mới tiếp xúc bảo ông khắt khe, chi tiết, còn người hiểu ông thì bảo “Anh Ngọc rất kiên định. Mà phải kiên định lắm mới làm “ông tổng” ở FPT được, vì ở đây dân chủ, lắm người nhiều ý kiến lắm!”.

Cho dù ở vị trí nào, ông cũng đều nỗ lực đóng góp vào sự thay đổi của FPT theo cách của riêng mình. Và FPT cũng như mỗi cán bộ nhân viên, Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Bùi Quang Ngọc lúc nào cũng là “chiếc neo” vững vàng và tin cậy của họ.

TH